Nhân chuyến du hành Bắc Âu hè 2012.

Nhân chuyến du hành Bắc Âu

Y Nguyên Mai Trần

Mọi người đã yên vị, chiếc máy bay Qantas đã nổ máy đều, phi hành đoàn chuẩn bị ra phi đạo, 20  phút sau phi cơ vẫn bất động cho đến khi cô trưởng tiếp viên cáo lổi cho biết có trục trặc nhỏ nhưng chuyến bay sẽ cất cánh chẳng bao lâu. Mười phút sau lại một lần xin lổi, anh phi công nối tiếp cáo lỗi cho biết có trục trặc kỹ thuật trong hệ thống toilet và họ đang cố gắng sửa chửa, khoảng 15 phút sau, anh lại xin lỗi thông báo phải thay thế một bộ phận và phải đợi chuyển từ Sydney. Thế là mọi người nhốn nháo, kẻ gọi điện thoại cầm tay, riêng tôi thì chắc chắn phải trể mấy chuyến bay nối tiếp (connecting flights). Chuyện bất ngờ đã sẩy ra, gây xáo trộn cho hành trình của biết bao người, riêng chúng tôi chuyến từ Melbourne đến Copenhagen (Đan Mạch) phải tạm dừng đổi chuyến bay tại phi trường Hong Kong và phi trường Paris phải trể rồi. Cũng may tôi đã dự tính hành trình có trể một ngày cũng không “đến nổi”, còn đủ thì giờ gia nhập đoàn du lịch.

Khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ ngồi trong phi cơ, thì họ lại giàn xếp cho mọi người xuống phi cơ, trở lại phòng đợi và phát cho mổi nguời một phiếu ăn tối. Một số người nhanh nhẹn lấy phiếu rồi chạy đi nhanh, phiếu phát chưa xong thì cô tiếp viên được lệnh ngưng và thông báo phi cơ đã an toàn và mọi người hảy chuẩn bị thủ tục vào lại máy bay.

Có nhiều người cũng cùng hoàn cảnh, hy vọng Qantas sẻ giàn xếp ổn thỏa. Đến phi trường Hong Kong, mọi người được nhân viên đại diện Qantas đến tiếp xúc để tùy nghi giải quyết, kẻ đi Đông, người đi Tây mổi người một câu chuyện, giản dị có mà phức tạp như một cặp trắng đen về dự đám cưới tỉnh nào đó ở Kenya. Cuối cùng một số người được giàn xếp qua đêm ở khách sạn Regal trong phi trường Hong Kong, môt số người lại bị chuyển vào Hotel khác trong thành phố vì không đủ chỗ, bấy giờ là 1:30am.

Cả đêm chập chờn đến 6 giờ sáng, thức dậy đi ăn sáng và đợi người đưa trở lại quày vé, không hiểu cô tiếp viên làm thế nào nhưng rồi cuối cùng chỉ được chờ đợi Standby, phải chờ đến cổng lên máy bay (boarding gate) mở mới được số ghế. Loay hoay để hành lý vào cabin cho nhanh cũng không tránh được chàng Tây ngồi ghế phía ngoài cùng hàng bằng tiếng Anh bảo tôi với giọng nói không thân thiện “tao không muốn phải di chuyển cho mày ra vào nhiều lần”. Tôi nhìn chàng hơi lâu một chút nhưng không nói một lời. Thường thì tôi chọn ngồi ghế cạnh lối đi giữa (aisle) cho tiện ra vào, nhưng lần này không có chọn lựa, thôi thì chuyện quan trọng là được an vị và máy bay lăn bánh. Nhìn vào vé mới (thế đám vé củ) thì vẩn không yên vì đến Charles de Gaulle (phi trường ở Paris) phải đợi chờ số ghế (stand by) nữa, mặc dù được cô tiếp viên bảo đảm sẽ có ghế, nhưng lấy gì làm tin, nhưng thôi cứ nghỉ đã, 12 tiếng đồng hồ nữa mới đến Paris !

Nhắm mắt để đó nhưng chưa bao giờ tôi ngủ được trên máy bay, thoáng nhìn sang chàng Tây cấm cuối xem phim. Nhìn cử chỉ thì như là dân bay nhiều kinh nghiệm. Một trong những cảm giác không thoải mái khi đi Economy là phải chia nhau mà sử dụng tay dựa, tôi để ý chàng ta cũng biết điều biết nhường nhịn, lúc đầu tôi cứ nghĩ chàng này thuộc loại kỳ thị vì thái độ của chàng lúc mới vào. Nhưng vì “đường xa”, nên tôi thả bóng

-Đến Paris nhiều lần?  Từ đâu đến?

Anh ta trả lời bằng tiếng Anh, anh là người Pháp về thăm gia đình ở ngoại ô Paris, đại điện thương mại của một công ty Pháp ở HONG KONG và hỏi lại tôi.

Phá tan được sự ngăn cách, tôi và chàng trao đổi kinh nghiệm đi du hành trên những hảng hàng không khác nhau, về Paris, pha lẩn chuyện thời sự gần đây. Chàng cho tôi biết hàng năm chàng phải bay hơn 100.000 Km. Chàng tiếp

-Hàng tháng là về thăm gia đình cộng thêm công việc phải bao trùm nhiều nước ở Á Châu.

-Đi Việt Nam chưa?

-Có, nhưng chưa phải là trọng tâm.

-Có đi Úc chưa?

– Tôi thích Úc, đã nhiều lần qua nhiều thành phố, năm ngoái tôi có đi cả Tân Tây Lan và Melbourne, tôi thích loại rugby của Úc, có xem đội Bulldogs chơi ở MCG (Vận động trường lớn nhất Melbourne). Trận ấy có đến mấy chục ngàn khán giả, thích thú lắm. Ở bên Pháp chỗ nào có 40, 50 chục khán giả là hiếm lắm, còn Úc mổi tuấn có bao nhiêu trận đấu mà khán giả đâu mà nhiếu đến thế. Tôi nói chung chung là dân Úc thích thể thao ngoài trời, hơn nữa đó là loại thể thao “đẻ” ra ở Melbourne, có truyền thống lâu đời.

-Anh có thích Hong Kong không?

-Tôi thích hợp với Hong Kong và gần China, Nhật Bản, Đại hàn… thế kỹ của Á châu mà!.

-Anh nghĩ sao về Europe với những biến chuyển kinh tế những năm gần đây?

-Đối với tôi, Âu Châu không có tương lai nhiều! Ở Pháp tôi không thích thằng Hollande (Tổng Thống thuộc phe xã hội) lại mượn tiền, in tiền để kích thích kinh tế, nhưng cán cân thương mại càng ngày càng tệ, phải thay đổi cách làm việc, cách sống, phải cân bằng ngân sách, phải trả nợ công…

Thật sự chàng củng không đưa ra điều gì mới lạ, nhưng cuối cùng chàng quyết liệt.

-Kỳ này tôi về thu xếp bán nhà, dọn cả gia đình sang Hong Kong!

Tôi hơi ngạc nhiên.

Thật sao?  Còn vợ con anh nghĩ sao?

-Lúc đầu vợ không chịu, nhưng bây giờ OK, viêc ở đâu là người ở đó, trọng tâm kinh tế thế giới đã chuyển về Á Châu! Anh có thấy đồ Tàu tràn lan ở khắp nơi không?

Trong suốt chuyến bay thỉnh thoảng lại lăng nhăng sự đời với chàng nào là chính phủ Tàu khuyến khích thương gia Tàu sang Phi Châu, ảnh hưởng Tàu ở Phi châu, người Tàu bắt chước hàng hiệu…  Trước khi chia tay anh ta đưa cho tôi coi giấy tờ làm ăn và chương trình bay sắp tới của anh ta như thể để chứng minh điều anh nói.

Tôi định trao đổi email với anh ta, nhưng thấy chắc cũng không có cơ hội gặp lại. Chúng tôi chỉ chúc may mắn và sức khoẻ.

Như câu nói “thấy vậy mà không phải vậy” ngẫm lại cũng hay, chàng “Tây” này thế mà “Ta” quá.

Đến Paris lại tất tả đi tìm cổng chuyến bay đi Đan Mạch để được xác nhận ghế ngồi, thế là một lần nữa thấp thỏm tuy không lo lắm vì Paris-Copenhagen có nhiều chuyến bay trong ngày. Cuối cùng mọi chuyện cũng ổn thoả, chúng tôi đến Copenhagen buổi chiều- coi như mất một ngày-nhưng cũng còn một ngày một đêm làm quen với Copenhagen trước khi gặp những người trong đoàn du lịch.

Trên chuyến bay hơn 3 tiếng từ Paris được cho ăn bửa chánh, sao lần này thấy ngon, thức ăn Air France hay tại không còn “stress” nữa. Ông bạn “Tây” ngồi kế bên tôi lại rất hoà nhã, hỏi ra thì cũng là dân kinh doanh trở lại Copenhagen. Chàng này cũng thường đi Pháp.

Bằng tiếng Anh, chàng cho biết là người Đan Mạch, cũng có đi vài nước Á Châu, chàng hỏi tôi đây là lần đầu sang Đan Mạch?

-Tôi được biết Đan Mạch một xứ nhỏ, mực sống cao, thích làm từ thiện và (tôi cười) LEGO, muốn đến thăm. ( LEGO là loại đồ chơi cho trẻ em bằng cách lấp ráp các mảnh bằng nhựa ra hình thù khác nhau)

-Công chúa của chúng tôi Mary là người nước Úc, nơi anh ở!

Anh nghĩ thế nào về cô ấy?

-Chúng tôi rất hài lòng, sung sướng.

Chàng vui chuyện, trao đổi với tôi về lịch sử Vikings, sự nối liền và hình thành độc lập của Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển.

Anh nghĩ vì sao xứ các anh nhỏ nhưng được xem là tiến bộ văn minh bậc nhất trên thế gìới, dân tộc anh có những đặc điểm nào đưa đến kết quả hôm nay?

Sắc mặt anh có vẻ vui hơn, nhưng trong cung cách khiêm tốn, chậm rải.

-Tinh thần tôn trọng luật pháp (Rule of Law), Nhân quyền (Human Rights), Bình đẳng (Egalitarian), Thực tế (Practical), Cầu tiến (Progressive), Khoan dung (Tolerance)? Cũng như các dân tộc khác phải không?

Câu trả lời của anh không làm tôi ngạc nhiên nhưng không khỏi miên man đến người châu Á và đặc biệt là người Việt Nam.

Người Bắc Âu, tôi dùng danh từ này trong bài cho người Scandinavians, nói chung họ có cùng nguồn gốc Vikings (dân sinh sống đi biển, đi tìm sống, tìm đất dụng vỏ khắp nơi có khí hậu lạnh), Thụy Điển, Na Uy và Đan Mạch có thời cùng dưới vì vua Eric of Pomerania nên có những đức tính văn hoá, nghi thức xã giao giống nhau như anh chàng vừa nói. Trong kinh nghiệm giao thiệp với họ, riêng tôi thấy họ dùng lời nói súc tích, thẳng vào vấn đề, không thích rào trước đón sau, hoa hòe hoa sói!

Anh thích trao đối ý kiến, giúp tôi cơ hội tìm chứng cớ để xác định điều tôi suy nghỉ.

-Anh có biết Đan Mạch giúp đỡ Việt Nam? Chuyện gì đã xảy ra gần đây?

-Dấu hiệu tham nhũng trong viện trợ. Tôi không theo sát chuyện này, nhưng nghe đâu họ tạm dừng khoản tiền này.

Anh hỏi tôi lần này ở Đan Mạch bao lâu và đề nghị tôi đi xem một số địa điểm.

-Anh có cơ hội đi dự lể phát thưởng giải Nobel không?

Anh hơi ngạc nhiên trả lời không biết có chuyện đó. Anh nói không phải tổ chức ở Stockholm (Sweden) sao?

Tôi lại tiếp

-Nhưng giải Nobel Hoà Bình được trao tặng ở đây chứ?

-Tôi không rõ, như vậy sao, tôi không biết, ghi nhận lời anh nói vậy.

Trước khi chia tay anh cho tôi email, số phone và nói nếu anh giúp được gì xin đừng ngần ngại. Tôi đáp lể và hứa sẻ đưa anh đi uống coffee ở Melbourne nếu anh có dịp sang Úc.

Về khách sạn đêm đó tôi tự hỏi sao anh này là người hiểu biết mà không biết chuyện giải Nobel Hoà Bình, chắc mình sai, đúng vậy óc tôi thỉnh thoảng lại chơi trò “trên bảo dưới không nghe” đầu nghỉ đúng giải Nobel hòa bình tổ chức ở Oslo (Na uy) nhưng lúc nói chuyện với chàng Đan Mạch thì có ý nói là ở Copenhagen, Đan Mạch.  Sáng hôm sau tôi gởi anh email xin lỗi và đính chính, cả hai ngày sau vẫn chưa thấy hồi âm, mãi vài ngày sau anh mới email cám ơn, nói vì bận, chúc chúng tôi đi chơi vui.

Đan Mạch

Thành phố Copenhagen, thủ đô Đan Mạch từ đầu thế kỷ 15, với những tòa nhà kiến trúc xưa đẹp mắt, là một trong những thành phố có đời sống cao và được coi như thành phố hài hòa với môi sinh nhất thế giới, có nhiều cây xanh đi đâu cũng thấy người đi xe đạp (36% dân thành phố đi xe đạp theo Wikipedia). Hầu như những dinh thự lớn đều có bải đậu xe đạp, nhất là các cơ quan công quyền. Nhiều nhân viên cao cấp và bộ trưởng đi làm bằng xe đạp mặc dù có xe chính phủ cung cấp. Trong thành phố hầu như không có nhà trọc trời nhưng có những đường phố xưa, xe điện, nhiều trạm cho mượn xe đạp, chỉ cần lấy chiếc xe, bỏ 20 krones ($3 Au) vào khóa, khi đi xong trả về trạm, lấy lại tiền không phải trả phí tổn nào khác.

Image

Một loại xe đạp mượn không ở Stroget

Giữa thành phố có con đường buôn bán dành cho người đi bộ, Stroget, dài nhất Âu Châu, nơi đây có đủ các mặt hàng các tiệm ăn, cà phê, đủ loại giá.  Khu ở đầu đường gần nhà thành phố Rådhuspladsen, giá cả đồ đạc không đắt đỏ so với khu đầu đường Kongens Nytorv có nhiều hàng hiệu như Louis Vuitton, Boss, Gucci, Chanel  vân vân .

Dọc suốt đường khu này có nhiều nghệ sĩ hát dạo (buskers) chơi nhạc hoặc trình diển tài nghệ đặc biệt của mình.

Image

Cuối đường “stroget” băng qua công trường Kongena Nytorv là khu Nyhavn (New Haven),  là bến cảng sông ngày xưa nổi tiến nơi sinh hoạt của văn nghệ sĩ, nhà cửa kiến trúc xưa, màu mè đẹp mắt, Hans Christian Andersen, tá túc ở nhiều địa chỉ khu này. Hans là một nhà viết truyện, viết kịch, kể chuyện, nhất là chuyện thần tiên cho trẻ em, nổi tiếng trên thể gìới, tác phẩm của ông được dịch hơn 150 ngôn ngữ trên thế giới  (the Little Mermaid, Ugly Duckling, Thumberlina-the Snow Queen…). Ngày nay khu dọc cảng sông này nổi tiếng có nhiều quán ăn (alfresco dining), quán nhậu.

Image

Không cách xa nhà thành phố và Stroget là Viện bảo tàng quốc gia Đan Mạch vào xem miển phí. Là viện bảo tàng lớn nhất trưng bày lịch sử văn hoá của Đan Mạch từ thời IceAge, Vikings, Middle Ages đến nay cũng như các di vật (exhibits) từ Greenland đến Nam Mỹ.

Image

Báu vật vòng đeo cổ bằng vàng lớn nhất của Đan Mạch tìm thấy thời Vikings nặng 1.8 Kg

Image

Người đàn bà khoảng 40 và đứa nhỏ khoảng 3 được chôn chung cách đây 7000 (7 ngàn) năm.

Image

Chử viết của nguời Vikings trên bia mộ bằng đá. Có khoảng 16 runes (có thể xem như 16 mẫu tự Vikings).

Cùng viếng thăm Copenhagen on youtube 

Ban nhạc trong khu Stroget

Na Uy.

Rời Copenhagen sang Oslo, thủ phủ của Na Uy, phải xuyên qua thành phố lớn thứ hai của Thụy Điển Goteburg, dọc đường mùa Hè, cây cỏ xanh tươi qua rất nhiều sông rạch, vịnh nhỏ (fiords) chảy ra biển Bắc (North Sea). Na Uy có nền kinh tế giàu nhất vùng này nhờ dầu ở North Sea. Oslo là một trung tâm mậu dịch quan trọng thành phố thành lập bởi người Vikings năm 1050. Sau trận cháy 1624 Hoàng đế Đan Mạch Christian IV xây lại thành phố và đặt tên là Chritiana. Sau khi Na Uy dành lại độc lập từ Đan Mạch năm 1905, thành phố đỗi  tên là Oslo năm 1925. Oslo có dân số hơn 600 ngàn người với hệ thống giao thông công cộng tiện lợi đủ loại, bus,phà, xe điện ngầm, xe điện trên mặt đường và trạm xe đạp. Thiết kế ngăn nấp, một con đường chính, một đầu là cung điện của vua, đầu kia là nhà ga chính của Oslo. Hai bên đường là dinh thự, công thự, hàng quán đủ loại, kiểu cở. Bình quân đầu người cao nhất trong các quốc gia vùng biển Baltic nên nhiều giống dân khác đến làm việc, lập nghiệp, thành phố có nhiều kiến trúc mới, đổi thay trong những thập niên gần đây.

Một trong những địa điểm thu hút khách đến là viện bảo tàng thuyền bè thời Vikings

Image

Image

Chiếc thuyền được khai quật cách đây hơn 100 năm ở vùng OSEBERG và GOKSTAD. Người Vikings giàu có thường chôn nguời trong chiếc thuyền cùng với đồ đạc cá nhân của nguời chết.

Oslo cũng là nơi theo lời di huấn của Alfred Nobel, giải Nobel Hoà Bình được trao tặng mổi năm vào ngày 10 tháng 12,

Một ủy ban chọn lựa giải Nobel Hoà bình gồm có 5 người được đề cử bởi quốc hội Na Uy.

Image

Trung tâm Nobel Hoà Bình-Nhà triển lảm.

Image

Bên trong hội trường thành phố (City hall) nơi trao tặng giải Nobel Hòa Bình

Một trong những điạ điểm thu hút nhiều nhất là Frogner Park, còn gọi là Vigeland Park. Đây là một công viên có đến hơn 200 tác phẩm điêu khắc do một nguời điêu khắc nổi tiếng của Na Uy tên Gutav Vigeland.

Image

Đây là những tượng tạc từ đá kim cương (granite) pha lẩn với đồng (bronze) và sắt uốn (wrought iron). Vigeland cũng là nhà người chịu trách nhiệm về thiết kế và kiến trúc tổng thể của Frogner Park. Hầu hết các tượng đá được đặt dọc theo trục dài 850m, tại những địa điểm như cổng chánh, dọc theo thành cầu dẩn đến vườn chơi cho trẻ em, đài phun nước (fountain)…

Na Uy còn được gọi là quốc gia của Mặt trời nữa đêm vì mặt trời vùng Bắc Na Uy không lặn mà ở cuối chân trời, đặc biệt vùng Svalbard, mặt trời không lặn liên tiếp từ 19 tháng 4 đến 23 tháng 8 mổi năm. Hơn nữa Na Uy còn nổi tiếng về hiện tượng Northern Lights (Aurora Borealis, hình từ visitnorway.com ) thường xuầt hiện ở Tromso, Finnmark, Senja giữa 21 tháng 9 (cuối Thu)  đến 21 tháng 3 (cuối Đông, đầu Xuân).

Image

Cùng viếng thăm Oslo youtube 

Sweden

Từ Oslo sang Stockholm Thụy Điển đường dài 530km qua vùng quê xanh mát của Na Uy rồi đến Karlstad, mọt thành phố nằm trong lảnh thổ Thụy Điển. Karlstad nổi tiếng là thành phố (62 ngàn người) có nhiều ánh nắng nhất Thụy Điển và cũng nơi đây 1905 hiệp ước Thỏa Thuận tách rời hai xứ Na Uy và Thụy Điển được ký kết.

Thụy Điển qua nhiều thời kỳ, dưới quyền cai trị khống chế của người Đan Mạch, cho đến khoảng 1520-1521, Gustav Vasa giải phóng Thụy Điển, người lãnh đạo phong trào nổi dậy chống vua Đan Mạch King Christian II, trở thành Vua Gustav I.

Hiện nay Thụy Điển theo chế độ Quân chủ đại nghị (hành pháp, lập pháp và tư pháp độc lập riêng rẻ) với vua chỉ là biểu tượng. Thành phố Stockholm bao gồm nhiều 30,000 đảo lớn, nhỏ (www.thelocal.se/34460/20110620/), nối liền bởi hàng trăm cầu. Thành phố củ- Old Town-nằm trên đảo nhỏ Gamla Stan là nơi du khách đến đông nhất vì nơi đây có những con đường hẽm nhỏ quanh co, lót đá, có từ trung cổ bao quanh cung điện hoàng gia, di tích lịch sử, kiến trúc thế kỹ 17, 18, hội trường thành phố nơi  hoàng gia Thụy Điền tổ chức tiệc thết đải những người được trao giải Nobel.

Thế kỹ 20 thì người ta biết đến Nobel Prizes, xe Volvo, Saab, Ikea (trang trí nhà cửa), kiểu ăn Smorgasbord, ban nhạc ABBA,..Người tóc vàng (nhưng theo người viết, Stockholm là một thành phố có nhiều sắc dân, nhiều màu sắc, tóc vàng cũng nhiều mà tóc không vàng cũng không thiếu). Một thành phố yên bình, văn hóa, tiến bộ văn minh nhưng hài hòa môi sinh, một đặc điểm chung của các quốc gia Nordic-Bắc Âu (Phần Lan và Iceland và Scandinavians (như Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển).

Image

Viện bảo tàng VASA có di tích lịch sử củaả một thuyền chiến lớn nhất, trang trí đẹp nhất, tốn tiền nhiều nhất cúa Thụy Điển hạ thủy ngày 10 tháng 8 1628, nhưng bị chìm trong vịnh cách bờ khoảng hơn 100m vì gió lớn ngay sau đó. Mãi đến năm 1961 thuyền mới vớt lên được, sau 333 năm dưới đáy vịnh Stockholm. Sau khi được trùng tu, thuyền được đặt trong viện bảo tàng và đây cũng là địa điểm du khách viếng thăm nhiều nhất.

Image

Picture from Internet

ABBA, ban nhạc Thụy Điển nổi tiếng nhất trên thế gíới với cách trình diễn, loại nhạc dể hát, hợp thời trang thập niên 70. Năm 1982 ABBA  giải tán giữa lúc đang thịnh, để lại nhiều hối tiếc cho giới hâm mộ. Bản nhạc Dancing Queen được xem bài hát pop hay nhất, thịnh hành nhất xưa nay !

Image

Học sinh trung học “hốt rác” giữ sạch thành phố. Stockholm was awarded the title “the first European green capital” in 2010

Nobel Prizes

Giảỉ thưởng cao quý Nobel được tổ chức Nhà Hát Stockholm, sau đó được thết đải tại Hội Trường Thành Phố.

Alfred Nobel (1833-1896) người Thụy Điển nổi tiếng nhất trên thế giới, cũng nên biết ông xuất thân từ một gia đình nổi tiếng, tổ tiên có công xây dựng Thụy Điển. Ông từng học ở St Petersburg và Paris, là một nhà hoá học, kinh doanh, sáng chế  dầu nổ “blasting oil”, sau trở thành thuốc nổ (dynamite). Người theo dỏi Nobel cho rằng có lẻ ngòi nổ “Nobel ignitor” là sáng chế quan trọng hơn dynamite. Cho đến khi ông qua đời 10 tháng 12 năm 1896 ông có 355 bằng sáng chế, đã xây dựng 90 cơ xưởng trên 20 quốc gia.

Image

Nobel một nhà kinh doanh khi ông chết để lại di thư nói rõ, sau khi chia phần cho người nhà và người thân, tiền lời trên phần di sản còn lại phải được tặng thưởng cho những người đem đến lợi ích cho nhân loại trong các lảnh vực Vật lý, Hóa học, Sinh học hay Y khoa và Văn chương, cũng như công cuộc thúc đẩy Hòa bình trên thế giới. Giải thưởng đầu tiên được trao tặng năm 1901, nhưng đến năm 1969, giải Nobel về Kinh tế dưới sự bảo trợ của Sveriges Riksbank do Tổ chức Nobel (Nobel Foundation) quản lý, quyết định trao giải Nobel đầu tiên.  Tất cả giải Nobel được thẩm định và trao tặng tại Stockholm, ngoại trừ giải Nobel về Hoà Bình được trao tặng tại Oslo, Na Uy.

Image

Giải thưởng Nobel ngoài Huy Chương (medal) còn có một văn bằng và một số tiền thay đổi mỗi năm. Năm nay 2012 số tiền đã được công bố vào khoảng 8 triệu SEK (tiền Thụy Điển Krona) khoảng 1.12 triệu đô la Úc.

Cùng viếng thăm Stockholm  city highlights and Icebar on youtube 

Cùng viếng thăm Stockholm museums-VASA-Nordika-Nobel 

Cùng xem Swedish and Russian folk dancing

Phần Lan

Rời Stockholm bằng ferry qua đêm, đến Helsinki vào buổi sáng. Phần Lan là quốc gia cấp tiến, phát triển cao. Phần Lan một quốc gia nhỏ trong lịch sử cận đại thường bị nuớc Nga trấn áp nhưng không bị thu phục vào Soviet Union. Mặc dù có liên hệ gần gũi với Nga, sau 1991, kinh tế Phần Lan chuyển sang đường hướng tư bản Tây Phương, cũng như tự do báo chí. Phần Lan trở thành thành viên Cộng Đồng Âu Châu (European Union) năm 1995.

Công ty lớn nhất của Phần Lan là Nokia có một giai đoạn làm “bá chủ” trên thị trường điện thoại cầm tay trên thế giới. Phần Lan có Linus Torvalds, cha đẻ của hệ điều hành (oprating system) điện toán Linux, và Jean Sibelius (1865 – 1957) một trong những nhà soạn nhạc cổ điển lừng danh trên thế giới.

Nền giáo dục Phần Lan được coi như tiến bộ và hiệu quả nhất trên thế gìới, chú trọng đến khả năng làm việc và sáng tạo của dân chúng. Giáo dục tiểu, trung học và đại học miễn phí (trừ một vài ngành thạc sĩ đặc biệt). Ngưòi Phần Lan rầt thành thật, chú trọng đến nhân quyền-quyền bình đẳng (egalitarian), khoan dung.

Về địa chất, Phần Lan có hơn 55 ngàn hồ cạn , trong đó có khoảng 200 hồ với chiều rộng hơn 200m , hệ quả của thời kỳ băng hà trong quá khứ. Mùa Đông khắc nghiệt, vùng Bắc Phần Lan (Lapland) không thấy bóng mặt trời gần 2 tháng, vùng Nam, ngày rất ngắn và mặt trời chỉ nằm ở chân trời giữa trưa. Mùa Hè thì ngược lại, ngay cả vùng cực Nam, đêm không bao giờ tối hẳn. Vùng Bắc ánh nắng kéo dài đến 16 tiếng đồng hồ, miền Nam khoảng 14 tiếng. Cũng nên biết khí hậu này cũng tương tự như vùng Lapland của Thụy Điển. Phấn Lan cũng là xứ sở phát minh Sauna

Image

Nhà thờ Tempeliaukio đục trong đá ở Helsinki   Công viên Sibelius và đài kỷ niệm Sibelius, nhà soạn nhạc nổi tiếng trên thế giới

http://www.youtube.com/watch?v=q8VxZyGsm6k&feature=related (Sibelius  symphony number 2)

Mặc dù dân số thành phố Helsinki có khoảng hơn 380 ngàn người (trên tổng dân số cả nước hơn 4 triệu) Phần Lan tổ chức Thế Vận Hội 1952, 4 năm trước Thế Vận Hội Melbourne. Đây là lần đầu tiên trong lịch sữ, Việt Nam gởi một phái đoàn đi Thế Vận Hội với cờ vàng ba sọc đỏ trong tổng số 69 quốc gia tham dự. Phái đoàn Vietnam có 8 nam lực sĩ-4 đua xe đạp, một bơi lội, một đánh kiếm (fencing), một quyền Anh (boxing) và một chạy xa (distance runner). Sau 1975 Việt Nam (VNDCCH) cờ đỏ sao vàng, gởi phái đoàn đầu tiên đến Thế Vận Hội Moscow 1980. Tuy nhiên Thế Vận hội này bị 60 nước tẩy chay vỉ Nga chiếm A Phú Hản 1979 (Afganishtan), phần đông các quốc gia này thuộc khối tự do và Trung Quốc, Trung Hoa quốc gia Đài Loan. Có 81 xứ tham dự thế vận hội Moscow.

Cùng viếng thăm Helsinki

Tallinn

Từ Helsinki chúng tôì viếng thăm Tallinn, thủ đô của Estonia, được độc lập sau khi Soviet Union bị tan rã. Tôi miên man đến hình ảnh của Tiệp Khắc, dù thành phố Praha đẹp nhưng là hình ảnh của một xã hội hậu Sô Viết, thủ tục di trú rườm rà dưới cặp mắt không thân thiện gì mấy, nguời dân không mấy người vui, thỉnh thoảng vẩn thấy cảnh sát/công an. Ngồi cạnh một cặp người lớn tuổi, chúng tôi cùng chào nhau, ông bà giới thiệu là người Đức đi du lịch lần đầu tiên.

-Ông có đi Scandinavia chưa ?

-Có, chúng tôi đi Scandinavia và Phần Lan.

-Ông bà thấy thế nào ?

-Thích lắm, rất yên bình và đẹp.

Khi trao đổi những câu chuyện du lịch, biết ông cũng không phải là người kiến thức rộng lắm vì ông hỏi tôi nhiều điều làm tôi hơi ngạc nhiên, nhất là kiến thức tổng quát. Tôi hỏi ông về Phillip Rosler, phó Thủ Tướng Đức gốc Viêt, Ông nói biết nhưng không rành, ông cũng không biết rỏ về Việt Nam, mặc dù ông cho tôi biết ông ở Đông Đức trước khi tường Bá Linh sụp đổ, một vùng xa của thành Phố Dresden. Ông có dáng người trầm lặng hơi ưu tư.

-Chắc ông chứng kiến nhiều sự thay đổi chứ? Ông gật đầu nhưng cũng không thêm.

-Nhưng dù thế nào thế gìới cũng thán phục nước ông vì đã hoà giải dân tộc một cách hoà bình không đổ máu.

Ông gật đầu nói thêm.

-Có nhiều giá phải trả một cách thầm lặng, cuộc sống ngày nay khác với xưa.

-Phải làm việc nhiều hơn, phải làm ra tiền.

Có lẻ ông có nhiều kỹ niệm về quá khứ mà không muốn nói.

-Vâng, tôi là đảng viên đảng Cộng Sản Đức lâu năm.

-Ông có hoài niệm gì không?

Ông trầm ngâm.

-Tôi cũng lớn tuổi rồi, phải chấp nhận thay đổi chứ.

-Cuộc đời ông đã ổn định và an bình chứ.

-Vâng, nhưng chúng tôi (trước kia dân Đông Đức) thỉnh thoảng cảm thấy bị nguời Tây Đức khinh rẻ.

-Vì sao ? bà Chancellor Merkel là người Đông Đức mà! Ông không trả lời thẳng

-Có lẻ họ nghĩ họ đã phải cưu mang chúng tôi ?

Phải chăng ngày xưa ông là một đảng viên cao cấp chăng ?

Rồi ông hỏi chuyện an sinh xã hội bên Úc. Tôi trả lời ông về hệ thống an sinh (Welfare  và y tế (Medicare), bà ngồi nghe thỉnh thoảng gật gù.
Sau đó bà xin phép đi window shopping-xem hàng hoá trình bán trên tàu một tí. Khoảng it lâu sau thấy bà trở lại và thuyết phục kéo ông đi … xem món hàng nào đó tôi đoán. Tôi chúc hai ông bà may mắn, sức khoẻ.

Đi khoảng chừng hơn ba bước, ngoãnh lại nhìn tôi.

-Cám ơn đã nói chuyện và sẻ gặp lại anh.

Có lẽ ông nghĩ sẻ gặp lại đâu đó lúc đi thăm Tallinn, thủ phủ của Estonia. Cũng trong chuyến đi này, trên tàu trở về lại Helsinki để đi St Peterburg, chúng tôi lại gặp một cặp vợ chồng người Anh. Ông bà này cũng trạc tuồi cặp người Đức trước đây, nhưng kiến thức rộng rải, đọc nhiều và đi cũng nhiều, phong thái tự nhiên, cởi mở rất khác cặp người Đức (gốc Đông Đức) kia . Trong khi ông nói chuyện với tôi về Olympics,  Eurozone, thì bà tập hát nho nhỏ, bà nói bà sắp phải hát chung trong ca đoàn hợp xướng (choir) nơi địa phương bà ở, đâu gần Manchester.

Estonia là một xứ nhỏ dân số khoảng 1.3 triệu, nằm giáp giới với biển Baltic. Tallinn là thủ phủ và hải cảng chính có tàu qua lại Helsinki, Phần Lan. Cùng với Latvia và Lithuana, ba xứ này trước 20 tháng 8 năm 1991 bị chiếm cứ, lệ thuộc Nga Sô, ngày nay cả ba đều là thành viên của Liên Hiệp Âu Châu (European Union), và Minh ước Bắc Đại Tây Dương (North Alantic Treaty Organisation-NATO). Estonia cũng là thành viên của khối tiền tệ Âu Châu (Eurozone). Được xem là xứ phát triển và ít cư dân nên cuộc sống rất nhàn nhả, gần thiên nhiên, không bao gìờ có cảnh kẹt xe. Chợ búa đường xá không ồn ào tấp nập. Đồ đạc, thực phẩm đắt đỏ hơn ở Helsinki. Trên tàu thường thấy người buôn bán mua đồ bên Helsinki đem về Tallinn, đặc biệt là bia rượu, đồ điện, điện tử. Sự di chuyển của người dân giữa Phần Lan và Estonia không cần thủ tục quá cảnh.

Người Tallinn không thích nói về thời bị chiếm đóng bởi người Nga, cũng không thích người Nga. Du khách đến Tallinn sẽ được đưa đến thăm thành phố cổ với thành trì xây từ thời trung cổ, với những con đường hẽm nhỏ, lót gạch, quanh co, những ngôi giáo đường (dưới thời Sô Viết bị biến thành nhà kho chứa đồ đạc) nhiều kiến trúc của thế kỷ 14, 15 xưa đẹp mắt. Khu thành phố cồ bây giờ được xếp hạng khu Du lịch Bảo Tồn của thế giới.

Estonia cũng được biết là nơi sinh ra Skype-một nhu liệu cho phép truyền tiếng nói, viết và video qua máy điện toán- tử hai nhà sáng chế nổi tiếng Niklas Zennstrom (người Thụy Điển) và Janus Friis (Đan Mạch). Estonia có thể dùng WiFi khắp cùng Estonia mà không phải trả chi phí nào. Môt phát minh từ Estonia cũng quan trong không kém là nhà tắm hơi (sauna). Mùa Đông rất lạnh và có nhiều tuyết và hầu hết nhà nào cũng có sauna.

Image

Thành phố Tallinn nhìn từ Castle Hills, một địa điểm cao trong khu phố củ

Image

Đường nhỏ, lót đá, quanh co trong thành phố cồ.

Rời Estonia, nhưng không thề nào quên thái độ không thích Nga của cô hướng dẫn viên với câu chuyện truyền khẩu. “ Dưới thời Brezhnev, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Nga, ông này không bao giờ phát biểu trước công chúng mà không có diễn văn trước mặt. Lúc tới Tallinn, đọc diễn văn mở màn Olympics 1980, ông thấy dấu biểu hiện Olympics, ông đọc luôn O O O O O.”

Cùng dạo quanh phố cổ Tallinn

Mai Tran

1 Aug 2012