Dì Hai Lò Nem

Dì Hai Lò Nem

                                                                        Dì Hai Lò Nem

Bảo năm Nhâm Thìn (1952) vẩn hằng in trong ký ức thâm sâu cùa tôi từ lúc lên năm. Ông cố tôi nói bảo này có ăn thua gì với bảo năm Giáp Thìn (1904), được xem  là trận bảo tàn phá lớn nhất trong lịch sử  miền Nam,  nhưng đối với tôi là cả một vùng trời kỷ niệm.  Tôi ngồi trên ngưỡng cửa sổ nhìn ra ngoài gió thổi rít lên từng hồi, cây cối ngả nghiêng theo những cơn giông, mưa không ngừng nghỉ, bầu trời xám xịt, mưa bong bóng chảy thành dòng, may mà nhà tôi  nằm trên vùng đất cao nên không bị ngập. Tôi nghe tiếng lao xao bên nhà dì Hai  vì bảo đả đánh xập gian giữa nhà dì.  Má tôi nói nhà dì sập đêm qua, nhưng may mọi người bình yên.  Mái nhà lợp bằng lá dừa , nền đất sét rất phẳng, tường  nhà cũng bằng đất sét trộn rơm, lúc tôi sang nhà dì chơi tôi thich đi chân không trên thềm đất,  rất mát mà dì cũng không cấm cản tôi muốn chạy đâu cũng được . Nhà dì kiểu  xưa trong Nam , cũng có ba gian hai chái, có bàn thờ giửa,  lư hương và hai bộ ván gổ hai bên ,mun đen mát rượi.

Trong khuôn viên nhà tôi có cả nhà dì Ba và nhà bà Mắng, nhà dì Hai gần nhà tôi hơn nên nhìn thây rỏ gian giửa bị thụng xuống vì cuồng phong và mưa nặng hạt, còn hai chái thì không sao , tôi thầm nghỉ củng may cho dì vì vẩn còn chổ làm nem.  Các cơn mưa liên tục , nước tràn đầy khắp nơi, nên má tôi không cho tôi chạy qua thăm. Dì Hai là chị của má tôi cùng cha khác mẹ, không bao giờ tôi biết đời tư của dì chỉ biết dì Hai có ba đứa con cùng làm Nem đem ra chợ bán, người trong xóm gọi dì, Dì Hai Lò Nem.  Sáng sớm dì gánh nem ra chợ, người mua sỉ thì đến thẳng nhà dì, xong chợ dì mua thịt và vật liệu cần thiết  để làm nem ngày sau, cứ như vậy từ ngày này sang ngày khác.

Tôi thích nhất anh Tư con của dì vì ngoài tài “quết” Nem-  bỏ thịt vào cối và quết thịt cho nhuyển -anh còn biết đàn và khéo tay, làm đồ mã rất giống thật (làm mô hình bằng giấy nhà cửa, xe cộ, đồ dùng, quần áo…) để đốt cúng cô hồn rằm tháng bảy, ai đặt gì thì anh làm cái đó.  Anh Tư có thói quen thích ở trần trừ khi trời trở lạnh vào khoảng tháng chạp, anh cũng có tài đờn ca Nam Ai, Lý con sáo, Xàng xê và nhất là sáu câu Vọng cổ ,  anh có máy hát dỉa kim xưa , thỉnh thoảng phải thay kim mới hát rỏ, cứ khoảng một hai giờ trưa là anh đem máy ra hát (dỉa xưa hảng Asia 78  tua thì phải), cải lương và tân nhạc đủ cả .  Muốn hát phải lên dây thiều (dây cót) để làm cho dỉa quay, khi nào  âm  phát chậm lại là phải quay thêm hát tiếp.  Cái lưong vọng cổ thì có những tên như  Bảy Cao, Phùng Há, Năm Nghỉa (ba của Thanh Nga), Tư Sạng, Tư Chơi, Năm Sa đéc, Năm Cần Thơ, Văn Vỉ (đệ nhất lục huyền cầm đàn cải lưong, vong cổ), Sáu Tửng (đàn Kìm) Bảy Bá (đàn tranh- sau này tôi mới biết ông cũng là soạn giả nổi tiếng Viển Châu) Út trà Ôn, Út bạch lan, Thanh Hương, Ba Vân,Văn Hường (hề) còn nhiều mà không nhớ hết,  tuồng hát xưa như San Hậu, hay Út trà Ôn với bài Tình anh bán chiếu, Tôn tẩn  già điên…

Những buổi trưa thỉnh thoảng tôi chạy sang coi dì làm Nem,  hoặc tước dây gói nem cho dì, anh Tư nói muốn nghe máy thì phái đi mài kim cho ảnh,  vậy là tôi bỏ cuộn dây mà tôi có nhiệm vụ tách ra thành bó 12 sợi vì một chục nem có 12 chiếc nem. Cái kim không dài khoảng 15mm mà mập và đầu phải nhọn,  anh đưa cho tôi cục đá mài và hai hộp, một đựng kim củ, một đựng kim mới mài, tôi bị anh dụ vì mài kim còn lâu hơn tước dây.  Nhưng thật ra đó là cái thú mài kim và được xử dụng máy lên dây thiều kỳ lạ của tôi lúc ấy. Mài kim thì chỉ được mài một lần mà thôi  Thỉnh thoảng anh ra Chợ Củ  mua kim và vài diả mới. Anh Tư bản lảnh thật vì sau này tôi mới biết anh có hai bà vợ nhưng chả thấy ai đánh ghen bao giờ.

Dì Hai hiền hậu, không bao giờ nghe dì lớn tiếng với ai, cậm cụi làm nem nuôi  con, lớn lên tôi chỉ biết ngày xưa dì có chồng tên Còn, con trai- anh tư Đủ, chị năm Bông, chị sáu Kiểu, đọc tên mọi người  thành Còn Đủ Bông Kiểu cũng hay. Sáng sớm dì Hai gánh nem ra chợ Gò Vấp bán. khoảng trưa xong chợ, dì mua đồ ăn lại cuả bạn hàng giá rẻ rồi chia lại với má tôi nên tôi cũng mong đợi dì về xem có quà cáp gì không-thưòng thì bánh trái, thỉnh thoảng dì cho má tôi chục nem.  Phương pháp làm nem của gì bắt đầu là “ra” thịt-cắt chọn phần thịt để làm nem,  thịt thì phải lóc mở ra –  và luộc da. Da sau đó sẽ được bào mỏng-rôì  bầm ra từng sợi nhỏ. Thông thường dì cho má tôi tép mở-mở thịt chiên đến khi chảy mở ra, lấy hết mở,  phần còn lại gọi là tép mỡ cũng là món ăn độc đáo của người miền Nam lục tỉnh, cơm cháy bỏ trên chút muối và mở,  còn nhà tôi thì ăn bánh tráng cuốn chung tép mở với trứng luộc hoặc bì và rau “sống”, trước khi ăn cơm, hầu như ngày nào cũng vậy , lâu rồi cũng thành thói quen.

Khi thịt được quết giả xong,  dì pha trộn với mở và thính (gạo rang đươc xay nhuyển) muối đường và sau cùng với da bì (còn gì nửa không thì tôi không nhớ), sau đó thịt được vo tròn sẳn sàng cho giai đoạn gói. Viên thịt được bọc  tròn trong lá vông, rồi đươc quấn bọc một lớp lá chuối trước khi  được gói trong mảnh lá chuốí to rồi đươc cột lại 12 chiếc nem thành một chục. Nem để khoảng vài ngày thì chua ăn được. Tất cả làm bằng tay từ trưa đến tối .

Sau cơn bảo một thời gian không hiểu sao dì quyết định trở về đất ông Ngoại ở Cây Thị, cất lại nhà. Ngày xưa nhà dì ở trong khuôn viên nhà Cố tôi, không phải trả tiền muớn đất, nghỉ lại tôi thấy ông tôi  rất rộng lượng và lòng thương người, quả thật hiếm có trong đời này vì ngoài nhà dì Hai còn có nhà của bà Ba (chuyên làm và bán giấy tiền vàng bạc để đốt cúng- giấy nhiều màu  in mực đen trên khung có khắc chử Tàu) và gia đình bà Mắng (bà  ngoài Bắc vào, ăn trầu, răng nhuộm đen không nhớ bà làm nghề gì). Cả ba gia đình chỉ có mẹ ở vậy nuôi con, nhà nào cũng  có mảnh sân nho nhỏ phía trước.

Dì Hai vẩn tiếp tục làm Nem một thời gian sau khi về nhà mới rồi bỏ nghề vì tuổi cao và các con không muốn tiếp tục nghề thủ công nghệ cực khổ này, thế là nem Gò vấp không còn nửa.

Má tôi kể lại chuyện dì Hai trên đường lên chợ Gò Vấp bán nem gặp ma. Dì kể một  sáng sớm mù sư ơng trời còn tối dì phải dùng đuốc mà đi, đường xóm từ nhà tôi đến chợ phài qua một con đường hẻm cây đan vào nhau, có đủ loại cây dại và dây leo như khoai mở rừng, nhản lồng, lá vang, mùa hè thì mát mẻ tràn ngập tiếng ve kêu, đêm hè có đom đóm bay trên hàng rào trà giăng mắc giây tơ hồng. Dì Hai gánh nem qua con hẻm này (vẩn còn, nhưng  nhà cất kín cả hai bên hẻm))  rồi ra con đường lớn (bây giờ là Nguyên Hồng)  để ra đường Lê Quang Định, băng qua cầu Hang đến chợ Gò Vấp. Đi cách nhà một khoảng xa, dì nhìn thấy lẻo đẻo theo dì có một con heo, dì nghỉ heo nhà ai sang sớm  xổng chuồng thế thôi , dì dùng chân đá nhẹ nó nhưng nó vẩn đi theo,  một khoảng sau lại có một con nửa đi theo, rồi cả đàn đi theo dì bưc quá vì chúng lẩn quẩn theo chân dì , dì bèn dừng lại lấy đòn gánh đánh trúng một con thì nó biến thành cục đất. Dì sợ quá nhưng cũng phải cấm đầu đi đến chợ bán xong gánh nem,  miệng không ngớt niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát thì không có heo nào theo nữa.

Má tôi tin và gần dì Hai lắm, không biết dì có biết không, má vẩn kể chuyện ma của dì nhiều lần,  dầu thời gian có làm mờ ít nhiều  kỹ niệm, những ký ức về dì Hai vẩn không phai mờ theo năm tháng .

Y  Nguyên/Mai Tran