Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975
Posted: 04/09/2020 Filed under: Viet Nam | Tags: Bằng cấp trước 1975, Chứng chi và bằng cấp trước 1975, Giáo Dục miền Nam, Giáo Dục thời Pháp thuộc 5 CommentsChứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975
Y Nguyên Mai Trần
Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng ở miền Nam. Từ ngôi trường đơn sơ trong xóm nhỏ rồi bước sang ngưởng cửa tiểu học, trung học, đại học trong suốt một quá trình dài 15 năm, trong mổi giai đọan đánh dấu bằng sự xét nghiệm với những mảnh bằng hay chứng chỉ tôt nghiệp mà các cơ quan giáo dục cấp phát .Với những chứng chỉ mảnh bằng ấy những người tốt nghiệp đã tham gia vào đời sống kinh tế, cộng đồng xã hội giáo dục một cách hiệu quả và thành công.
Bài viết sẽ không đề cập chuyên sâu về lịch sử, khía cạnh chính trị, triết lý và hệ thống tổ chức của nền giáo dục miền Nam (Thời Pháp thuộc cũng như thời Việt Nam Cộng Hòa) vì những khía cạnh này đả được đề cập đến từ khá nhiều tài liệu trên mạng cũng như sách vở.
Ngày 21/12/1917 Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut ký nghị định ban hành tổng quy chế nền học chính toàn cõi Đông Dương. Văn bản được xem như bộ luật giáo dục với mục tiêu thống nhất nền giáo dục bản xứ, tiến tới xóa bỏ nền giáo dục cũ.
Hệ thống Giáo Dục Pháp Cho Người Bản Xứ (Enseignement Franco-Indigène), thường được gọi là Giáo Dục Pháp-Việt được dựa vào hệ thống giáo dục của chính quốc, đã được người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh và thực tế tại Việt Nam. Tuy tiếng Pháp vẫn dùng là chính ngữ, tiếng Việt là phụ ngữ, mục tiêu tối hậu là loại bỏ Nho học và thay thế dần bằng một hệ thống giáo dục phục vụ cho người bản xứ và guồng máy cai trị.
Hệ thống giáo dục mới được hình thành sau khi Pháp chiếm Nam kỳ. Với Hòa ước Giáp Tuất 1874 Nam kỳ trở thành thuộc địa Cochinchine và Hòa ước 1883-84 Patenôtres đặt Bắc kỳ -Tonkin và Trung Kỳ-AnNam dưới quyền bảo hộ. Mặc dù triều đình Nguyễn được cai trị ở Huế, nhưng chịu sự kiểm soát chặt chẻ của Toàn Quyền Đông Dương. Tưởng cũng xin nhắc lại Liên Bang Đông Dương-L’Indochine gồm Lào, Cao Miên và ba miền của Việt Nam, cơ sở đầu não đặt tại Hà Nội, dưới quyền của Toàn Quyền Đông Dương.
Năm 1864 là kỳ thi Hương cuối cùng ở Nam kỳ tổ chức ở ba tỉnh miền Tây trước khi bị Pháp chiếm. Từ 1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn của các cơ quan hành chánh được thay thế bằng chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ở Bắc kỳ và Trung kỳ, dưới quy chế bảo hộ, sự thay đổi về giáo dục chậm hơn. Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc là năm Ất Mão 1915, và ở Huế năm Mậu Ngọ 1918. Tuy vậy mãi đến năm 1932 bộ máy quan lại của triều đình mới bỏ việc dùng chữ Hán và thay thế bằng chữ Pháp hay chữ quốc ngữ.
Người viết xin ghi nhận sự đóng góp của bạn bè đồng môn khắp nơi trên thế giới. Hy vọng những tư liệu này được xem là tài liệu tham khảo quý báo cho các thế hệ sau cũng như môt chút tâm tình cuả một thời vàng son trẻ tuổi dùi mài kinh sử trong những mái trường trước 1975.
Phần A. Nền Giáo Dục ở miền Nam trước năm 1954- thời Pháp thuộc.
Trước năm 1954, tuy có nhiều biến chuyển theo vận nước nổi trôi, nhưng chương trình Pháp- Việt Franco-Indigènes căn bản là hệ thống giáo dục tại Việt Nam trong suốt thời kỳ Nam Kỳ thuộc địa, Trung Kỳ và Bắc Kỳ bảo hộ . Song song với chương trình này còn có chương trình chinh quốc Pháp áp dụng cho một số trường được mở ra để phục vụ người Pháp và những người có quốc tịch Pháp trong thời gian đầu. Điển hình như trường Chasseloup Laubat Sài gòn(1874),trường trung học Albert Sarraut ở Băc Kỳ (1908), Yersin ở Đà Lạt (1935). Cả 3 trường này bắt đầu cũng được hình thành từ bậc tiểu học trước rồi sau mới đến bậc Tú Tài.
Làm nòng cốt cho hệ thống giáo dục Pháp-Việt-Franco-Indigène phổ thông cho người Việt, người Pháp đã cho xây dựng một số trường như trường trung học Le Myre de Vilers ở Mỹ Tho (1879), Collège de Cantho (1917) trường Quốc Học Huế (1896), trường trung học Bảo Hộ (Collège du Protectorat) tức trường Bưởi Hà Nội (1908) ). Ba trường này khi mới mở chỉ có bậc tiểu học đến vài chục năm sau mới có 2 trường Quốc Học Huế và trường Bưởi giảng dạy bậc Tú Tài.
Thống Đốc Nam Kỳ Le Myre de Vilers ̣(xem hình ̣95), người chú trọng mở mang giáo dục Pháp-Việt đã cho mở trường trung học đầu tiên và duy nhất cho cả Miền Nam vào cuối thế kỷ XIX lấy tên Collège de Mytho. Trường bắt đầu chỉ có hai năm học sau đó tăng lên bốn năm đầu thế kỷ XX được đổi tên là Collège Le Myre de Vilers.
Chương trình Pháp-Việt gồm có ba bậc học : Tiểu học, Trung học và Đại học. Ở bậc Tiểu học, lớp khởi đầu là lớp Năm hay lớp Đồng ấu (Cours Enfantin), kế đến là lớp Tư hay lớp Dự bị (Cours Préparatoire), lớp Ba hay lớp Sơ đẳng (Cours Elémentaire). Cả ba lớp này thuộc cấp Sơ học tiểu học, học xong, học sinh thi lấy bằng Sơ học Yếu lược (Certificat d’Etudes Primaire Elémentaire).
Sau cấp Sơ học là cấp Tiểu học gồm ba lớp: lớp Nhì năm thứ nhất (Cours Moyen de 1ère Année), lớp Nhì năm thứ hai (Cours Moyen de 2è Année), và lớp Nhất (Cours Supérieur). Xong lớp Nhất, học sinh thi lấy bằng Tiểu học (Certificat D’Etude Primaire Complémentaire Indochinois, viết tắt là C.E.P.C.I).
Sau bằng Tiểu học , học sinh phải học lên bốn năm nữa rồi thi bằng Cao Đẳng Tiểu học, tiếng Pháp là Diplôme d’Etudes Primaire Superieur Franco-Indigènes, còn gọi là Brevet primaires , người Việt gọi là bằng Thành Chung, bằng Diplôme.
Ai thi đậu mới được học lên bậc Trung học-còn gọi là bậc Tú Tài. Bậc này gồm ba năm, năm thứ nhất, năm thứ hai-Bac 1ere và năm thứ ba- Bac 2ème
Kể từ cuối thập niên 1920, chương trình thi bậc Tú Tài đã được Nha Học chính Đông Pháp quy định, gồm hai kỳ thi cách nhau một năm, kỳ thi lấy bằng Tú Tài I hay Tú Tài bán phần (Baccalauréat Première Partie) và kỳ thi Tú Tài II hay Tú Tài toàn phần (Baccalauréat Deuxième Partie, gọi tắt là Bac). Người dự thi Tú Tài toàn phần bắt buộc phải có bằng Tú tài bán phần
Tú Tài toàn phần –Pháp-Việt còn gọi là Certificat de Fin d’Etudes Secondaire Franco-indigènes
Tú Tài toàn phần Pháp chính thống còn có tên là Diplôme du Baccalaureat de l’enseignement du second degré.
Hình 1: Bằng cấp, chứng chỉ thời Pháp-trước 1954.
Với việc cải cách giáo dục, việc đưa chữ quốc ngữ vào tiểu học đã giúp trẻ nhanh chóng biết đọc, biết viết so với việc học chữ Hán khó nhớ. Chương trình học bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Bên cạnh các trường phổ thông, Pháp còn lập ra trường dạy nghề để học sinh khi học xong tiểu học có thể chọn học nghề.
Thời kỳ 1945-1955, tình hình giáo dục rất phức tạp. Pháp vẫn chỉ đạo nền giáo dục tại Nam Kỳ, nhưng giữa Pháp và các nước liên hiệp Đông Dương cũng đã ký hiệp ước chuyển giao các cơ quan giáo dục và văn hóa từ năm 1949. Đa số các trường đại học, cao đẳng Pháp thành lập, đặt tại Hà Nội cho toàn các xứ Đông Dương, được dời vào miền Nam sau hiệp định Genève 1954.
Đặc biệt tại Saigon, hai trường trung học theo chương trình Pháp-Việt đầu tiên được thành lập là trường Áo Tím-Gia Long và trường Petrus Trương Vĩnh Ký.
Trường L’école des Jeunes Filles Indigènes) Áo Tím –Gia Long xây dựng xong năm 1915 được Toàn Quyền Ðông Dương Ernest Nestor Roume và Thống Ðốc Nam Kỳ Courbeil cắt băng khánh thành và khai giảng khóa đầu tiên. Trường dạy hai cấp. Sơ học và Tiểu học. Cuối năm Sơ học , học sinh phải thi lấy chứng chỉ Sơ học yếu lược ( Certficat d’Etudes Primaires Elementaires Franco-Indigènes), sau đó học thêm ba năm thi bằng Tiểu học yếu lược . CEPCI (tức Certificat d’Études Primaire Complémentaire Indochinoise). Năm đầu tiên chỉ có 42 nữ học sinh trong bộ đồng phục áo dài tím. Tên trường Áo Tím bắt đầu từ đó.
Ðến tháng 9 năm 1922, trường được nâng lên cấp Cao đẳng tiểu học (tương đương với bậc Trung Học Ðệ Nhứt Cấp sau này). Toàn Quyền Albert Sarraut khai giảng lớp đầu tiên của bậc Cao đẳng tiểu học và đổi tên trường là Collège des Jeunes Filles Indigènes .
Thời Nhật trở lại Đông Dương, năm 1940 , trường đổi tên thành trường trung học Gia Long. Tên trường tồn tại mãi đến sau năm 1975 với tên mới Nguyển thị minh Khai.
Hình 2: Trường Gia Long, Trường Petrus Ký.
Thống Đốc Nam Kỳ B.de La Brosse ký nghị định 18-12-1927 thành lập trường trung học Pháp Việt mang tên “Petrus Ký trung-học đường”.
Tiền thân của trường Petrus Ký có tên là Collège de Cochinchine (một phân hiệu tạm thời của Collège Chasseloup Laubat (hiện nay là Lê Quý Đôn), dành cho học sinh người Việt Nam
Ngày 11-8-1928, khi trường mới xây dựng xong ở vị thế ngày nay, trường khởi đầu chỉ dạy bậc Cao đẳng tiểu học, mang tên Lycée Pétrus Trương Vĩnh Ký-Petrus Ký trung học đường- khai giảng năm học đầu tiên tháng 9, 1927-1928 với 4 lớp học với hơn 200 học sinh chuyển qua theo học chương trình Pháp và Pháp Việt từ trường Collège de Cochinchine (Ngoại trưởng và Chủ Tịch Thượng Viên VNCH Trần Văn Lắm là một trong những học sinh khóa đầu tiên 1927-1928. Ông mất tại Canberra Úc năm 2001). Vào năm 1953, trường Trung học Petrus Trương Vĩnh Ký là ngôi trường trung học công lập duy nhứt của Sài Gòn dành cho nam sinh, dạy về văn hóa của chương trình Trung học Việt Nam
Nếu đứng ngay trước cổng chánh trên đại lộ Cộng Hòa, hiện nay là đường Nguyễn Văn Cừ vẩn còn cổng xây dựng bằng gạch kiên cố với 2 cột cao độ 4m trên có khắc 2 câu chữ Hán “Khổng Mạnh Cương Thường Tu Khắc Cốt, Tây Âu Khoa Học Yếu Minh Tâm.” Phía trên có khắc tên “Trường Trung Học Petrus Ký.”. Sau 1975, trường có tên Lê hồng Phong.
Bằng cấp chương trình chính quốc Pháp
Chương trình giáo dục Pháp chính quốc được áp dụng cho các trường dạy học trò người Pháp và những người có quốc tịch Pháp.
Hình 3: Bằng Tiểu học yếu lược (Tiểu học) chương trình Pháp-Certificat d’études primaires élémentaires” (CEPE) –cấp cho cô học trò người Pháp Colette Parlet ở Cái Bè, Nam Kỳ, bằng cấp chính quốc Pháp của Département du Var –Academie D’Aix.
Bằng cấp chương trình Pháp-Việt Franco-Indigènes
Thời này những người tốt nghiệp với bằng Tiểu Học được xem có học thức khá, nói tiếng Pháp khá thông thạo, thường làm ” thầy thông thầy ký” .Những người có bằng Cao Đẳng Tiểu học được xem có trình độ học thức cao, thường đãm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ sở Pháp Việt.
A1-Bậc Tiểu học-Cao đẳng Tiểu Học
Hình 4: Văn bằng Tiểu Học cấp ở Nam Kỳ thuộc địa Cochinchine 1933
https://musee-ecole-montceau-71.blogspot.com/2019/03/lecole-dans-lalgerie-francaise.html
Hình 5: Văn bằng Tiểu Học cấp ở Bắc Kỳ Bảo Hộ -Protectorat du Tonkin 1929
Hình 6: Văn Bằng Tiểu Học cấp ở Bắc Kỳ Bảo Hộ -Protectorat du Tonkin 1934
Hình 7.Bằng Sơ Đẳng Tiểu Học hay Tiểu Học Yếu Lược 1915-Certificat d’Etudes Primaires –Franco Indigènes cấp thời Đông Pháp –Liên Bang Đông Dương-Bắc Kỳ Bảo Hộ (Protectorat du Tonkin). Đây không phải là bằng Sơ Học Yếu Lược-Certficat d’Etudes Primaires Elementaires Franco-indigènes
Hình 8: Văn bằng Tiểu học yếu lược bản xứ Certificat d’Etudes Primaires –Franco Indigènes. thời Đông Pháp –cấp bởi Thủ Hiến Trung Kỳ Bảo Hộ (Protectorat de L’Annam)
Hình 9: Bằng cấp tiểu học bổ túc cấp bởi bộ trưởng Giáo Dục của Chính Phủ Đại Nam dưới thời vua Bảo Đại năm 1939. Bằng này đòi hỏi người tốt nghiệp học thêm một năm sau khi có bằng Tiểu Học ̣để đi dạy học hoặc đãm nhiệm trọng trách cao hơn.
http://trantocvinhhien.com/photos_video/dicao/dicao-ongba/
Hình 10: .Văn bằng Tiểu Học bổ túc cấp ở Nam Kỳ thuộc địa Cochinchine 1940s
A2-Bậc Trung Học
Hình 11:. Bằng Diplôme-còn gọi là Brevet primaires- Người Việt gọi là bằng Thành Chung. Bằng này cấp cho học sinh người Pháp ở Pháp.
Hình 12. Văn bằng Diplôme D’Etudes Complimentaires-Franco-Indigènes- tương đương bằng Brevet-Thành Chung -cấp cho học sinh theo hệ thống Giáo Dục Pháp Việt thời Liên Bang Đông Dương 1919.
Hình 13: Văn bằng Diplôme D’Etudes Complimentaires-Franco-Indigènes- tương đương bằng Brevet-Thành Chung -cấp cho học sinh theo hệ thống giáo dục Pháp Việt thời Liên Bang Đông Dương 1923
Hình 14: Diplôme D’etudes Primaires Superieures-Cao đẳng Tiểu Học, còn gọi là bằng Thành Chung.
Văn bằng cuối cùng này cấp bởi Toàn Quyền Đông Dương ngày 31/5/1945 sau khi Nhật chiếm Đông Dương ngày 9 Tháng Ba 1945
Hinh 15: Mẩu bằng Tú Tai II chương trinh Pháp cấp bởi Academie de Rennes cho học sinh tốt nghiệp các trường như Lê Quý Đôn, Marie Curie… Saì Gòn
A3-Bậc Đại học thời Pháp Thuộc
Hình 16: Bằng tốt nghiệp Đại học Khoa học Ứng dụng chuyên ngành Công Chánh do Chính phủ Đông Dương cấp năm 1926. Người được cấp bằng này đã theo học ở trường Cao Đẳng École des Sciences Appliquées Hà Nội
Ai sáng tạo chữ Quốc ngữ ?
Posted: 06/03/2020 Filed under: Viet Nam | Tags: Chữ Quốc Ngử, Nguồn gốc chử Việt, Who is creator of the Vietnamese Language 3 CommentsKhông có “ông tổ duy nhất” của chữ Quốc ngữ.
Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng thảo luận rất nhiều quanh việc có nên lấy tên hai vị Linh mục Tây phương có công sáng tạo chữ Quốc ngữ đặt tên đường tại TP Đà Nẵng hay không. Liên quan đến nội dung này, nhiều người trong đó có cả các nhà nghiên cứu đã gắn cụm từ ông tổ chữ Quốc ngữ cho Alexandre de Rhodes hoặc Francisco de Pina. Đáng chú ý, trong các tham luận hội thảo và diễn đàn về lịch sử chữ Quốc ngữ gần đây tại Bồ Đào Nha, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Linh mục Tiến sĩ Roland Jacques đều khẳng định: Francisco de Pina là ông tổ chữ Quốc ngữ.
Xác định khái niệm “ông tổ”
- – Theo từ điển Đại Nam Quấc Âm Tự Vịcủa Huình-Tịnh Paulus Của, Tổ: Ông đầu hết; Ông truyền nghề nghiệp.- Theo Đại từ điển Tiếng Việt, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Văn Hóa-Thông Tin, 1998, Tổ: Người được coi là người đầu tiên lập nên dòng họ; Người sáng lập, gây dựng nên một nghề, một ngành hay một học phái, tôn giáo.Với khái niệm trên thì ông tổ chữ Quốc ngữ là người đầu hết, là người sáng lập, gây dựng nên chữ Quốc ngữ.2. Việc sáng tạo chữ Quốc ngữ
Vào nữa đầu thế kỷ 17, các thừa sai Dòng Tên từ Macao đã đến Đàng Trong (18.01.1615) và Đàng Ngoài (19.03.1627) của Đại Việt để truyền giáo. Vì nhu cầu truyền giáo, các vị thừa sai đã dùng mẫu tự gốc Latinh để ký âm tiếng Việt. Trong bài này chúng tôi chỉ đề cập đến giai đoạn 1615-1651.[1] Khởi đầu công việc nầy là các vị thừa sai đầu tiên đến Đàng Trong đã để lại dấu ấn liên quan đến việc sáng tạo chữ Quốc ngữ trong các tư liệu truyền giáo:- Linh mục Francesco Buzomi đến Đàng Trong năm 1615Ngày 18.01.1615, đoàn thừa sai dòng Tên do Linh mục Buzomi làm trưởng đoàn đã đặt chân lên Cửa Hàn (Đà Nẵng). Tháng 7 năm 1618, nhờ sự giúp đỡ của Khám lý Qui Nhơn, cư sở đầu tiên của các thừa sai được thành lập tại Nước Mặn. Lúc bấy giờ tại cư sở này có các Kitô hữu: Linh mục Buzomi (Ý), Linh mục Pina (Bồ), Linh mục Borri (Ý), tu huynh Diaz (Bồ) và chú Augustinô (Việt).Trong năm 1618, tại cư sở Nước Mặn, một thanh niên mười sáu tuổi, tên thánh rửa tội là Phêrô, giúp các thừa sai biên dịch sang tiếng địa phương (Nôm) một sách bổn giáo lý.[2] Năm 1619, các thừa sai Dòng Tên ở Nước Mặn là những người đầu tiên chuyên tâm nghiên cứu ngôn ngữ “địa phương” hơn bất cứ điều gì khác. Tại cư sở này, các thừa sai đã lập một trường học và tìm được một người thầy thông thạo Hán Nôm để dạy ở trường và với mục tiêu là ông sẽ giúp các thừa sai trong việc nghiên cứu và sáng tạo ngôn ngữ, hoặc dịch các tài liệu của các thừa sai sang Hán Nôm . [3]
Cũng chính sử gia Linh mục Daniello Bartoli cho biết sau khi Linh mục Borri về châu Âu (1622), Linh mục Francesco de Pina và Linh mục Buzomi là hai thừa sai ở Đàng Trong đã nắm bắt được ngôn ngữ thông dụng của địa phương, có thể thuyết giáo, trao đổi với các nhân sĩ và các vị Sãi, trong các việc riêng tư hay trong nơi công hội. [5]
Trong thư viết năm 1626, Linh mục Buzomi đã viết một vài chữ Quốc ngữ. Linh mục Đỗ Quang Chính nhận định về những chữ Quốc ngữ của Linh mục Buzomi trong thư nầy: “Nhìn vào những chữ Quốc ngữ của Buzomi, mặc dầu ít, nhưng đã thấy tiến triển, nếu đem so sánh với lối viết của João Roiz, C. Borri, Đắc Lộ, Gaspar Luiz và Antonio de Fontes từ năm 1626 trở về trước”. Quả vậy, Linh mục Buzomi viết một thư tại Nước Mặn đề ngày 20.05.1622, trong thư Linh mục viết Thienchu thay vì Thien Chu như thư viết năm 1626, cách viết theo lối cách ngữ (đơn âm) giống như ngày nay. [6]
– Linh mục Francisco de Pina
Linh mục Pina làm việc tại Đàng Trong (1617-1625). Linh mục được các thừa sai đồng nghiệp đánh giá là người có kỹ năng tốt về ngôn ngữ. Báo cáo thường niên năm 1619 cho biết Linh mục Pina vừa mới nắm bắt được một số vốn từ vựng tiếng địa phương [Nôm] thay vì ngữ pháp, vì thứ chữ này [Nôm] giống như chữ Trung Hoa, không có ngữ pháp. [7]
Trong một bức thư được thảo năm 1623, Linh mục Pina cho biết: “Về phần con, con đã soạn một tập nhỏ về chữ viết và về các cung điệu của ngôn ngữ này; con hiện đang bắt tay vào ngữ pháp. Tuy nhiên, mặc dù con cũng đã tập hợp những câu chuyện thuộc nhiều thể loại khác nhau để ghi trích dẫn của các tác giả, hầu xác định ý nghĩa của các từ ngữ và các mẹo luật ngữ pháp, thì cho đến giờ này con vẫn còn phải nhờ một người đọc để con ghi ra bằng mẫu tự Bồ Đào Nha, hầu cho những người của chúng ta sau này có thể đọc và học thuộc lòng, như từng học Cicéron và Virgile”.[8]
Linh mục Pina qua đời vào ngày 15 tháng 12 năm 1625 tại cửa Đại, Hội An. Được an táng tại Hội An.[9]
– Linh mục Christoforo Borri
Sau khi cập bến Cửa Hàn được vài tháng, Linh mục Borri chỉ làm việc tại cư sở Nước Mặn từ tháng 7 năm 1618-1622.[10] Linh mục Borri đã để lại một số câu từ “Quốc ngữ tiền Đắc Lộ” trong tác phẩm ” Relatione della nuova missione delli PP. della Compagnia di Giesù al Regno della Cocincina – Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong”. [11]
Linh mục Léopold Cadière nhận định: “Dù trải qua thời gian ít ỏi ở Việt Nam, Linh mục Cristoforo Borri đã tạm nắm bắt được ngôn ngữ xứ nầy. Điều nầy được thể hiện qua những từ và những câu tiếng Việt trong bản tường trình của ông”.[12]
“Nơi bản tường trình, ông để lại cho chúng ta những tiêu bản quý báu về những hình thái tiên chinh của chữ Quốc ngữ, một thứ chữ Quốc ngữ trước thời Linh mục Đắc Lộ. Những bút tích này của Linh mục Borri quả là một bổ ích lớn lao cho những ai khi đi sâu nghiên cứu về sự hình thành chữ Quốc ngữ “. [13]
Trong khi nghiên cứu và phiên dịch tác phẩm của Linh mục Borri, dịch giả Hồng Nhuệ đã bộc bạch: “Có một vài câu chữ Quốc ngữ trong bản tường thuật của ông cho chúng ta biết: ngay từ những năm 1618-1620 đã có một khởi đầu hình thành thứ chữ nầy… “.[14]
Các thừa sai đến Đàng Trong năm 1624:
Để tăng số thừa sai cho việc truyền giáo, tháng 12 năm 1624, Tỉnh Dòng ở Macao phái thêm 06 thừa sai đến Đàng Trong:
– Gabriello de Matos, Antonio de Fontes, Manuello Gonzalez Alexandre de Rhodes, Gaspar Luiz, Girolamo Majorica. Trong số các thừa sai này, Gabriello de Matos và Manuello Gonzalez về Hội An; Alexandre de Rhodes và Antonio de Fontes học tiếng Việt với Pina tại Dinh Chiêm; Gaspar Luiz và Girolamo Majorica đến Nước Mặn học tiếng Việt với Linh mục Buzomi.[15]
Hiện nay được biết một số bút tích của các Linh mục Girolamo Majorica, Gaspar Luiz, Antonio de Fontes và Alexandre de Rhodes:
– Linh mục Girolamo Majorica làm việc tại Đàng Trong (1624-1628) và Đàng Ngoài năm (1632-1656). Linh mục là một chuyên viên Quốc ngữ Nôm. Ông đã viết khoảng 45 tác phẩm lớn nhỏ bằng chữ Nôm. Hiện nay, Thư viện Quốc gia Paris lưu trữ 15 cuốn với 4.200 trang.[16]
– Linh mục Gaspar Luiz làm việc tại Đàng Trong (1624-1629; 1632-1639). Trước khi đến Đàng Trong, Linh mục Gaspar Luiz đã viết một bản báo cáo tổng hợp đề ngày 17.12.1621 tại Macao. Trong báo cáo này có vài danh từ Việt chỉ địa danh hay chức vụ. Tuy nhiên đó là những từ sao y bản chính của các thừa sai từ Đàng Trong gởi về Macao.
Sau hai năm ở Nước Mặn, Linh mục Gaspar Luiz viết bản báo cáo đề ngày 01.01.1626 tại Nước Mặn. Trong bản báo cáo này đã có nhiều chữ “Quốc ngữ tiền Đắc Lộ” chẳng hạn:
(Quinhin – Qui Nhơn; Bendá-Bến Đá,
[ngày nay thuộc thôn Bình Đê, xã Hoài Châu Bắc, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định] )
Ngoài ra khi làm việc tại Đàng Trong ông đã soạn một cuốn từ vựng tiếng Việt nhưng đã bị mất vì chiếc tàu đưa cuốn này từ Đàng Trong về Macao đã bị đắm biển.[17]
– Linh mục Antonio de Fontes làm việc tại Đàng Trong (1624-1631) và Đàng Ngoài một vài năm, sau trở lại Đàng Trong và rời khỏi Đàng Trong năm 1639). Ngày 01.01.1626, Linh mục Antonio de Fontes viết bản báo cáo tại Hội An, trong đó có một số chữ “Quốc ngữ tiền Đắc Lộ”.[18]
– Linh mục Alexandre de Rhodes làm việc tại Đàng Trong (1624-1626) ra vào Đàng Trong 04 lần (1640-1645); Đàng Ngoài (1627-1630). Linh mục Alexandre de Rhodes để lại rất nhiều bút tích về chữ Quốc ngữ. Căn cứ vào những bút tích của Linh mục Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) và Linh mục Buzomi, Linh mục Đỗ Quang Chính nhận xét: “Nếu chúng ta so sánh lối viết chữ Quốc ngữ của Đắc Lộ năm 1631 với lối viết của Buzomi năm 1626, thì hai lối viết gần giống nhau, nghĩa là trình độ gần như nhau”.[19]
Chữ Quốc ngữ của Linh mục Alexandre de Rhodes còn được thể hiện trong các thư báo cáo và các tác phẩm của ngài.[20] Đáng chú ý ba tác phẩm Linh mục Alexandre de Rhodes cho xuất bản tại Roma năm 1651 : Cathechismus … in octo dies diuisus (Phép Giảng Tám Ngày – một cột bằng chữ Latinh, một cột bằng chữ Quốc ngữ) và Tự điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum (Việt-Bồ-La), trong đó, tác phẩm “Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio – (Mô tả ngắn gọn về ngôn ngữ Annam hay Đàng Ngoài” còn gọi là cuốn văn phạm Việt Nam đầu tiên) được in chung với Tự điển.
Các thừa sai làm việc tại Đàng Ngoài
Ngoài các Linh mục đầu tiên làm việc tại Đàng Trong, sau đó làm việc tại Đàng Ngoài như đã nói trên, đáng chú ý hai thừa sai chỉ làm việc tại Đàng Ngoài trong giai đoạn 1629-1651:
– Linh mục Gaspar d’Amaral làm việc ở Đàng Ngoài (1629-1630; 1631-1638). Trong bảy năm truyền giáo, Linh mục d’Amaral đã soạn cuốn từ điển Việt-Bồ (Diccionário Annamita-Português). Ngoài ra Linh mục d’Amaral còn để lại rất nhiều chữ Quốc ngữ trong hai bản báo cáo hằng năm được viết vào năm 1632 và 1636. Những chữ Quốc ngữ này đã viết theo lối cách ngữ (đơn âm), có dấu thanh điệu.[21]
– Linh mục António Barbosa đến Đàng Ngoài vào cuối tháng 4 năm 1636. Vì sức khỏe, vào tháng 5 năm 1642 ngài trở về Ma Cao. Ngài qua đời năm 1647, trên đường từ Macao đến Goa. Trong 06 năm ở Đàng Ngoài, Linh mục Barbosa đã soạn cuốn từ điển Bồ -Việt (Diccionário Português-Annamita).
- Vai trò người Việt trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ trong giai đoạn 1615-1651
Việc khởi đầu sáng tạo chữ Quốc ngữ là một sáng kiến của các thừa sai Dòng Tên phát xuất từ nhu cầu truyền giáo cho người Việt. Công cuộc khởi đầu ấy là công việc được đóng góp từ công sức của nhiều người, trong đó thành phần chủ chốt đầu tiên là số thừa sai Dòng Tên làm việc tại cư sở Nước Mặn ở giai đoạn giữa năm 1618 đến đầu năm 1620 gồm có Linh mục Buzomi, Linh mục Pina, Linh mục Borri. Ngoài những nỗ lực của các thừa sai còn phải kể đến sự tham gia và đóng góp của những người Việt Nam.
Rất tiếc tên tuổi của người Việt cộng tác với các thừa sai trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ trong giai đoạn khởi đầu nầy không được lưu lại đầy đủ. Dẫu sao, chúng ta cũng nêu lên một vài chứng từ những người đầu tiên tiêu biểu ở giai đoạn đầu nầy:
* Người đầu tiên phải kể đến là Cống Quận công Trần Đức Hòa, Khám lý phủ Qui Nhơn. Ông cưu mang, đùm bọc các thừa sai tại cư sở Nước Mặn, cư sở đầu tiên của các thừa sai Dòng Tên trên đất Đại Việt. Ông lo cho những người nầy có điều kiện tốt nhất để khởi động đi tìm con chữ mà hôm nay chúng ta được thừa hưởng. Vì vậy danh tính của ông không thể thiếu trong danh sách những người đầu tiên chúng ta ghi ơn.
* Những vị Sãi như thư Linh mục Pina viết năm 1623: “Tại Pulo Cambi, Cha Buzomi có được hai hay ba ông sãi – bonzo giúp cha làm mọi việc. Như thế, nếu chuyện gì xảy ra, nếu có việc phải giải quyết hoặc những thông điệp quan trọng, cha phái người thông ngôn hoặc một trong các ông sãi; khi giờ giáo lý kết thúc, cha ra về, và họ thì ở lại hoặc để ôn tập, hoặc để chuyện trò với các dự tòng”.
* Người thanh niên mười sáu tuổi có tên thánh bổn mạng là Phêrô, người giúp Linh mục Pina dịch sách giáo lý tại Nước Mặn vào năm 1618.
* Anh Augustinô – thông ngôn người Đàng Trong của Linh mục Buzomi, một ngôi sao tại Nước Mặn.
* Chú Anrê, người đã được Linh mục Pina đào tạo và là người đã giúp Linh mục Marques học tiếng Việt tại Dinh Chiêm.
* Những người buôn bán và bà con nông dân Việt Nam ở những địa phương mà các thừa sai được tiếp xúc hằng ngày.
* Những thương nhân với vai trò thông ngôn dù chỉ biết lèo tèo một số từ cần thiết trong giao dịch thương mại.
* Cậu bé mà Linh mục Alexandre de Rohdes đã viết: “Người giúp tôi đắc lực là một cậu bé người xứ này. Trong ba tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc hết các tiếng. Cậu không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chưa biết tiếng cậu, thế nhưng, cậu có trí thông minh biết những điều tôi muốn nói. Và thực thế, cũng trong ba tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta, học viết và học giúp lễ nữa. Tôi sửng sốt thấy trí thông minh của cậu bé và trí nhớ chắc chắn của cậu. Từ đó cậu đã làm thầy giảng giúp các cha. Cậu đã là một dụng cụ rất tốt để tôn thờ Chúa trong giáo đoàn và cả ở nước Lào, nơi cậu hoạt động trong nhiều năm với thành quả mỹ mãn, cậu rất mến thương tôi nên đã muốn lấy tên tôi”.[22]
- Vấn đề Ông tổ chữ Quốc ngữ
– Về Linh mục Alexandre de Rhodes
Đầu thế kỷ XX, chữ Quốc ngữ bắt đầu được sử dụng chính thức ở Việt Nam. Việc truy tìm gốc gác lịch sử của nó được chú ý. Căn cứ về mặt ngữ học, ba tác phẩm của Linh mục Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 được đánh giá là một thành tựu ghi dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Từ đánh giá này, Linh mục Alexandre de Rhodes được xem như ông tổ chữ Quốc Ngữ.
Tháng Giêng năm 1961, Linh mục Tiến sĩ Nguyễn Khắc Xuyên đã viết trong Lời giới thiệu tác phẩm Phép Giảng Tám Ngày: “Khi tặng cho giáo sĩ Alexandre de Rhodes cái danh hiệu là “thủy tổ chữ quốc ngữ”, chúng ta thấy huy hiệu ấy sáng ngời hơn, phong phú hơn, bởi vì đã tan biến nhiều thành kiến cũng như nhiều sai lạc khi người ta bàn giải về sự nghiệp văn hóa của ngài“.[23]
Tuy nhiên, trong lời tựa tập sách Giáo sĩ Đắc Lộ và tác phẩm chữ Quốc ngữ đầu tiên, được Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản tại Sài Gòn năm 1961, Nguyễn Khắc Xuyên – Phạm Đình Khiêm ghi nhận: “Việc sáng chế chữ Quốc ngữ là một công trình tập thể của một số giáo sĩ người Âu, đa số là Bồ Đào Nha, với sự tham gia trực tiếp của một số người Việt dạy tiếng mẹ đẻ cho các giáo sĩ” và Đắc Lộ “chiếm công đầu trong việc hoàn thành và phổ biến lối phiên âm Việt ngữ bằng mẫu tự La-mã, quen gọi là Chữ Quốc ngữ”.
Quả vậy, từ đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, các học giả đã nhìn nhận lại: Việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là cả một quá trình, là công việc tập thể của nhiều giáo sĩ phương Tây cùng những người Việt. Đó là một công việc thật sự giàu tinh thần khoa học. Alexandre de Rohdes đến Đàng Trong muộn (1624), không phải là người đầu tiên dùng mẫu tự gốc Latinh ghi âm tiếng Việt, nhưng là người có công tập đại thành – tổng hợp và hệ thống hóa những kết quả sáng tạo của những thừa sai đi trước như chính ông đã nói rõ trong lời tựa của Từ điển Việt-Bồ-La: “Trong công cuộc này, ngoài những điều mà tôi đã học được từ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm, thời gian mà tôi lưu trú tại hai xứ Đàng Trong và Đàng Ngoài, thì ngay từ đầu tôi đã học với cha Francisco de Pina người Bồ Đào Nha, thuộc Hội dòng Chúa Giêsu [Dòng Tên] rất mọn hèn của chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng ngôn ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều cha khác cùng Hội dòng, nhất là của cha Gaspar do Amaral và cha Antonio Barbosa, cả hai người đều đã biên soạn cho mỗi người một cuốn từ điển: Cha Gaspar do Amaral khởi đầu từ tiếng An Nam [từ điển Việt–Bồ], Cha Antonio Barbosa khởi đầu từ tiếng Bồ Đào [từ điển Bồ–Việt], nhưng cả hai ông đều đã chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông, tôi còn thêm tiếng Latinh theo lệnh các vị Hồng y rất đáng kính…”
– Về Linh mục Francisco de Pina
Mặc dù, việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ đã được các học giả xác định là cả một quá trình, là công việc tập thể của nhiều giáo sĩ phương Tây cùng những người Việt.
Thế nhưng, sau nghiên cứu của Linh mục Roland Jacques (2002, 2004, 2012), vai trò của người Bồ được đề cao trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ, và chính Linh mục Roland Jacques cho rằng Linh mục Francisco de Pina là “ông tổ” của chữ Quốc ngữ. Gần đây, trong cuộc Hội thảo tại Lisbon, Portugal vào ngày 24.10.2019, Linh mục R. Jacques kết thúc bài tham luận của mình: “Ngạn ngữ Việt Nam nói “uống nước nhớ nguồn”. Tất cả những ai yêu thích ngôn ngữ Việt Nam, và ngưỡng mộ những phẩm chất không thể so sánh của nó, phải biết cách tỏ lòng tôn kính đối với Francisco de Pina, ông tổ của chữ Quốc ngữ”.[24]
Tựu trung Linh mục Roland Jacques đã dựa vào những điểm sau để cho rằng Pina là “Ông tổ chữ Quốc ngữ”:
– Pina được các nhà truyền giáo cùng thời ghi nhận là người nói tiếng Việt giỏi nhất trong giáo đoàn truyền giáo.
Thực ra nói sành tiếng Việt với việc biên soạn ngữ pháp và từ điển là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.
– Bức thư được cho là của Pina viết năm 1623 có chép: “Về phần con, con đã soạn một tập nhỏ về chữ viết và về các cung điệu của ngôn ngữ này; con hiện đang bắt tay vào ngữ pháp…”.[25] Dựa vào nội dung này, Linh mục Roland Jacques cho rằng “Manuductio ad Linguam Tunckinensem – Bước đầu học tiếng Đàng Ngoài” được soạn/ phát triển dựa trên cơ sở văn bản ban đầu của Pina. [26] Và dựa vào bản văn Manuductioad Linguam Tunckinensem, R. Jacques xác định ” Ta đã thấy nguồn tài liệu tham khảo để viết ra tác phẩm này được quy cho là Fransisco de Pina” . [27] Thực ra cho đến nay, hình thức và nội dung của “tập nhỏ” được đề cập trong thư 1623 chưa hề có nhà nghiên cứu nào đã tìm thấy, ngay cả Linh mục R. Jacques .
Gần đây (2019) Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly có bài ” The True Editor of the Manuductio ad linguam Tunkinensem – Nhà biên soạn thực sự của Manuductio ad linguam Tunkinensem”. [28] Tiến sĩ Kiều Ly không chấp nhận quan điểm Linh mục R. Jacques về Manuductio ad linguam Tunkinensem, một bản thảo khuyết danh ở thế kỷ 17 hay 18 với những chứng cứ khoa học:
– Linh mục Pina chỉ làm việc tại Đàng Trong (1617-1625), học và nghiên cứu ngôn ngữ tại Đàng Trong, vùng phương ngữ có năm thanh điệu so với Đàng Ngoài có sáu thanh điệu. Như vậy Pina không thể biên soạn sáu thanh điệu cho tiếng Đàng Ngoài như trong Manuductio ad linguam Tunkinensem, một phương ngữ mà Pina chưa một lần tiếp xúc.
– Linh mục R. Jacques cho rằng Linh mục Alexandre de Rhodes biên soạn “Linguae Annamiticae seu Tunchinensis Brevis Declaratio” và tác giả “Manuductio ad Linguam Tunckinensem” biên soạn độc lập nhưng cùng dùng một bản quy chiếu là văn phạm của Linh mục Pina. Sau khi đưa ra những bằng chứng, Tiến sĩ Kiều Ly kết luận: “Tất cả các dữ liệu ngôn ngữ và lịch sử được trình bày ở trên [theo bài của tác giả] chứng minh rằng tác giả của Manuductio đặt nền tảng bản thảo của chính ông trên bản ngữ pháp của Alexandre de Rhodes. Ngoài ra, không cần thiết phải tranh luận về tình huống thiếu thuyết phục, khó có thể xảy ra rằng hai tác giả làm việc độc lập nhưng sử dụng cùng một tài liệu ngữ pháp được giả định do Francisco de Pina biên soạn”. [29]
Thật vậy, trong khi Dòng Tên chưa hiện diện ở Đàng ngoài, Pina chưa đến Đàng Ngoài, R. Jacques cho là Manuductio ad Linguam Tunckinensem (Bước đầu học tiếng Đàng Ngoài) “được soạn/phát triển dựa trên cơ sở văn bản ban đầu của Pina và nguồn tài liệu tham khảo để viết ra tác phẩm này được quy cho là Fransisco de Pina” là không có cơ sở. Đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chỉ đưa ra những giả định về tác giả của Manuductio ad Linguam Tunckinensem. Hiện vẫn chưa tìm thấy bất cứ nguồn sử liệu hay bằng chứng khoa học nào để xác định bản đầu tiên là của Linh mục Francisco de Pina viết năm 1623.
- Kết luận
Chữ Quốc ngữ là một thành tựu văn hóa đã bén rễ sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam. Khởi đầu là sự dày công mày mò của các thừa sai Dòng Tên làm việc truyền giáo ở Đại Việt cách nay hơn 400 năm. Với sự trợ giúp của người Việt, các thừa sai sáng kiến dùng mẫu tự gốc Latinh để ghi âm tiếng Việt. Lúc khởi đầu, mỗi người ghi âm theo cách cảm nhận tự nhiên của mình, trải qua thời gian việc ghi âm ấy dần dần được chắc lọc, đi vào điển chế và hoàn thiện. Đến nay vấn đề đã ngã ngũ rằng: Chữ Quốc ngữ là một công trình tập thể, trong đó có cả người phương Tây và cả người Việt. Không thể có “Ông tổ duy nhất” của chữ Quốc ngữ.
Hội thảo khoa học Bình Định với chữ Quốc ngữ (13.01.2016), Giáo sư Phan Huy Lê đã tổng kết: “Trong buổi sơ khai, chúng ta có nêu lên đóng góp của một số người ở một số trung tâm nhất định, nhưng thật khó và không thể xác định được tên tuổi một người ở một nơi vào một thời điểm cụ thể được coi là người và nơi đầu tiên sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Trên quan niệm như vậy, tôi nghĩ rằng trong buổi đầu, nhiều giáo sĩ Dòng Tên, đi tiên phong là người Bồ, người Ý, đã tham gia vào quá trình Latinh hóa chữ viết của người Việt, để lại những chữ Quốc ngữ đầu tiên. Ba trung tâm đã góp phần vào quá trình này là Nước Mặn, Hội An, Dinh Chiêm với tên tuổi của Francesco Buzomi, Cristoforo Borri, Francisco de Pina trong những năm 1618-1623 rồi tiếp theo là Alexandre de Rhodes, Gaspar Luiz, Antonio de Fontes những năm 1625-1626. Có thể coi đó là ba dòng suối đầu tiên tạo nên dòng sông chữ Quốc ngữ. Nếu xem xét sâu hơn về những chứng cứ văn bản có chữ Quốc ngữ thì trong ba trung tâm đó, trung tâm Nước Mặn có phần sớm hơn với sự hiện diện của chữ Quốc ngữ trong cuốn sách của Borri viết năm 1621 và xuất bản lần đầu năm 1631”.[30]
Nguyễn Thanh Quang & Linh mục Gioan Võ Đình Đệ
http://conggiao.info/khong-co-ong-to-duy-nhat-cua-chu-quoc-ngu-d-53223
————
[1] Giai đoạn từ khi đoàn thừa sai Dòng Tên tới Đàng Trong đến khi Linh mục Alexandre de Rhodes xuất bản hai tác phẩm Từ điển Viêt-Bồ-La và Phép Giảng Tám Ngày.
[2] Xem Báo cáo năm 1618 của Francesco Eugenio đề ngày 21.01.1619 tại Macao trong Lettere Annue Del Japonne, China, Goa, et Ethiopia, Lazaro Scoriggio, Napoli 1621, trang 400-401.
[3] Xem JOÃO RODRIGUES GIRÃO, JAP. SIN 71, ARSI, trang 008v, hàng 493-495; Trang 009, hàng 535-540
[4] DANIELLO BARTOLI, Dell’Istoria Della Compagni Di Gesù La Cina, Vol.17, Libro Terzo, Torino 1825, trang 125-126.
[5] DANIELLO BARTOLI, Sđd, trang 328-329
[6] Đỗ Quang Chính, Lịch sử Chữ Quốc ngữ 1620-1659, Ra Khơi, Sài Gòn 1972, trang 38. – JAP-SIN 68,36-36V
[7] Xem JOÃO RODRIGUES GIRÃO, sđd trang 002, từ hàng 22 đến 30.- Tác giả thư báo cáo cũng như các thừa sai dòng Tên đương thời có quan điểm ngôn ngữ Trung Hoa không có ngữ pháp. Điều này các vị dựa vào nghiên cứu của thừa sai Matteo Ricci. Khi nghiên cứu ngôn ngữ Trung Hoa, Lm. Matteo Ricci đã chứng minh rằng ngôn ngữ Trung Hoa không có “quán từ, cũng không biến đổi hình thức theo số, giống, thì (temps), thể (mode). Không giống như các chức năng ngữ pháp Latin, tiếng Trung Hoa không biến đổi hình thái. Do đó, ông kết luận rằng ngôn ngữ này không có ngữ pháp. [Xem Liam Matthew Brockey, Journey to the East: The Jesuit Mission to China 1579-1724, Cambridge, MA: Belknap Press of Harvard University Press, 2007, trang 247.],
[8] Xem conggiao.info
[9] Daniello Bartoli, Dell’Istoria Della Compagni Di Gesù La Cina, Libro Quarto, Torino 1825, trang 67-68
[10] BAVH, Juillet-Déc. 1931, Annotations à la Lettre de Gaspar Luiz par Léopold Cadière, trang 414.
[11] Tác phẩm được xuất bản tại Roma năm 1631.
[12] BAVH, Juillet-Déc. 1931, Annotations à la Lettre de Gaspar Luiz par Léopold Cadière, trang 410 .
[13] BAVH, Juillet-Déc. 1931, trang 263.
[14] Cristoforo Borri, Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong 1631, bản dịch Hồng Nhuệ, nxb. Thăng Long, Hoa Kỳ 1989, trang 06.
[15] – Xem Daniello Bartoli, Dell’ Istoria Della Compagnia Di Gesù La Cina, Terza Parte, Delle Asia, Libro Quarto, Torino 1825, trang 61.
– Xem Thư Fernandes gởi cho Nuno Mascarenhas, ngày 02/7/1625 tại Faifo. ARSI. JAP-SIN 68, trang 11.
– Xem Wikipedia, the free encyclopedia, mục từ Jerônimo Majorica.
[16] Lm. Nguyễn Hưng, Sơ thảo Thư mục Hán Nôm Công giáo Việt Nam, lưu hành nội bộ, 2000, tr. 23. Theo Linh mục Đỗ Quang Chính, Majorica viết 48 tác phẩm. (Xem Dòng Tên trong Xã hội Đại Việt 1615-1773, Antôn & Đuốc Sáng, trang 161.
[17] Đỗ Quang Chính, Dòng Tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, Antôn & Đuốc sáng, USA 2006, trang 57
[18] Xem Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, Tủ sách Ra Khơi, Sài Gòn 1972 , trang 34-37
[19] Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, sđd, trang 39.
[20] Linh mục Alexandre de Rhodes cho ấn hành nhiều tác phẩm liên quan đến đất nước con người Việt Nam, cuốn “Lịch sử Vương quốc Đàng Ngoài” in năm 1650, tiếp đến “Hành trình và Truyền giáo” và cuốn “Cuộc tử đạo của Anrê Phú Yên” được xuất bản vào năm 1653. Tổng kết có 10 tác phẩm Linh mục A. de Rhodes đã viết và cho xuất bản liên quan tới Việt Nam 08 cuốn, Nhật và Iran mỗi nước 01 cuốn.
[21] Xem Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, sđd, trang 54-65.
[22] Hành trình và Truyền giáo, Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP. HCM, 1994, trang 56.
[23] Phép Giảng Tám Ngày, Tủ sách Đại Kết, Sài Gòn 1993, trang XX
[24] Bài tham luận với tựa đề “Vài suy niệm về Francisco de Pina và những bước đầu tiên trong việc hình thành chữ Quốc ngữ”. Xem tại diendan.org
[25] Được lưu trữ trong quyển sách số 49/V/7 của bộ Jesuitas na Asia tại Biblioteca da Ajuda, Lisbonne.
[26] Manuductio ad Linguam Tunckinensem, một bản văn khuyết danh được lưu trữ tại Thư viện Ajuda, Lisbon, Bồ Đào Nha, trong bộ sưu tập Jesuítas na Asia, Vol. 49-VI-08, 313r-323v.
[27] Roland Jacques, Những người BĐN tiên phong trong lĩnh vực Việt ngữ học, Viện NNH dịch và xb năm 2007, trang 40.
[28] Bản tiếng Anh “The True Editor of the Manuductio ad linguam Tunkinensem” tại doi.org. Journal of Vietnamese Studies, Vol. 14 No. 2, Spring 2019; trang 68-92. – Xem bản dịch Việt ngữ tại Tài liệu hội thảo 25&26.10.2019, Bốn Trăm Năm Hình Thành & Phát Triển Chữ Quốc Ngữ trong Lịch Sử Loan Báo Tin Mừng Tại Việt Nam, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Văn Hóa, trang 138-171.
[29] Xem Kiều Ly, The True Editor of the Manuductio ad linguam Tunkinensem, trang 84-85.
[30] UBND tỉnh Bình Định, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam …, Kỷ yếu Hội thảo Bình Định với Chữ Quốc Ngữ, nxb. Tổng Hợp Tp. HCM, trang 617-618.
Hoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975.
Posted: 25/11/2017 Filed under: Hình ảnh xưa-Miền Nam, Nghiên cứu-Khảo luận, Viet Nam | Tags: Bóng đá trước 1975, Memory of South Vietnam soccer, Sân bóng tròn xưa, Sân Bóng Đá, Sân bóng đá Saigon xưa, Sân túc cầu Việt Nam trước 1975, Túc cầu VNCH, Vietnam football fields before 1975 2 CommentsHoài niệm sân bóng tròn ngày xưa trước 1975
Y Nguyên Mai Trần
Theo tài liệu, thì sân bóng tròn đủ tiêu chuẩn đầu tiên tại Đông Dương được xây dựng năm 1906 bởi câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS) trong khuôn viên Jardin de la ville (Parc Maurice Long-vườn Bồ Rô) cùng một lúc với hai sân quần vợt và vòng đua điền kinh (thay thế vòng đua xe đạp có trước-Vélodrome). Sau khi học được các luật lệ và nguyên tắc kỹ thuật chơi bóng tròn, người Việt theo sau, trong khoảng 1907-1910 lập ra hai đội đầu tiên, đội Gia Định Sport và đội Ngôi Sao Xanh (Étoile Bleue). Năm 1922, hai đội này được xáp nhập lại với tên mới “Ngôi sao Gia Định” (Étoile de Gia Định) . Tuy thế mải đến giai đoạn VNCH (1954-1975) túc cầu Nam Việt Nam mới trở thành thời kỳ cực thịnh , trong khu vực Đông Nam Á, và cả làng bóng quốc tế, với những tên tuổi Phạm Văn Rạng, Phạm văn Mỹ, Đổ Thới Vinh, Phạm Huỳnh Tam Lang, Lâm Hồng Châu…
Cũng nên nhắc lại trước 1975 , VNCH dù trong hoàn cảnh khó khăn, luôn giương cao màu cờ sắc áo trong tất cả các Thế Vận Hội, các cuộc tranh hùng ở Đông Nam Á, Á Châu, World Cup . Người miền Nam vẩn còn nhớ tên tuổi sáng chói như Phan Hữu Dỏng bơi lội; anh em Vỏ Văn Thành, Vỏ văn Bảy quần vượt; Mai Văn Hòa, Lê Văn Tiết bóng bàn; Lê thành Các , Nguyễn văn Châu, đua xe đạp, Phạm Lợi Nhu Đạo, đội tuyển bóng tròn Việt Nam được giới túc cầu quốc tế kính nể . Thời này túc cầu Việt Nam ngang ngữa với Nam Hàn, Hương Cảng còn Nhật thì chỉ mới bắt đầu khởi sắc. Sân Tao Đàn và Sân Cộng Hoà là nơi chứng kiến những trận thư hùng tranh giải hay giao hửu giữa các đội banh tuyển, nổi tiếng ở Saigon và các đội banh đến từ châu Á, Anh, Pháp, Áo, Úc, Peru, Brasil, Hungary, Mỹ…
Lại cũng thời kỳ này môn bóng tròn hay túc cầu được mọi người ham mộ nhiệt thành.Nhất là lứa tuổi thanh niên, học sinh trung, tiểu học, đại học. Sau những buổi tập thể dục, thường ở lại sân để chơi thể thao mà môn thể thao dể hoà nhập với bạn bè, không tốn tiền nhiều là môn đá banh. Chính phong trào bóng tròn cuối thập niên 50s và thập niên 1960s của các trường trung học công cũng như tư trên toàn miền Nam, đã là môi trường nuôi dưỡng, trui rèn sản xuất ra cầu thủ cho nền bóng tròn huy hoàng thời VNCH.
Bài viết này dùng hai từ bóng tròn hay túc cầu thay vi bóng đá (trong miền Nam, hai từ bóng đá chỉ dùng sau 1975). Môn đá banh, bóng tròn, túc cầu , chỉ cần một quả banh tròn , một số bạn bè và một sân banh kề cận, nhiều khi cũng không cần ai chỉ bảo, dạy dổ tuổi trẻ tự do phát triển theo năng khiếu tự nhiên của từng cá nhân hay theo bước chân cha, anh, bạn bè. Ở tuổi tiểu học, những năm đầu trung học thì đá chân không, ngực trần, đôi khi có áo thun, quần đùi, lớn lên những năm cuối trung học thì đá giày, banh tùy mình mang đến sân, hoặc có thể được trường cung cấp, nhất là trong các cuộc giao đấu tranh giải học đường.
Nói chung, tuy điều kiện tối thiểu, sân banh hay khoảng đất trống, giày hay chân không, thanh, thiếu niên vẩn đam mê miệt mài đến trời chạng tối mới về. Khuyến khích bởi những phong trào thể thao học đường để đào tạo mầm non, tuổi trẻ có cơ hội phát triển năng khiếu bóng tròn đóng góp vai trò quan trọng trong thời kỳ vàng son của túc cầu Việt.
Hinh 1: Đội banh chân không của trường trung học Mỹ Tho 1944. Inset ̣-ảnh nhỏ: tuổi thơ trong xóm.
Nhà người viết ở gần sân banh Lê Văn Duyệt ở đường Trung Dũng- quận Gò Vấp, mổi chiều chỉ cần bạn bè rủ rê là cả đám ôm banh, len lỏi theo đường mòn trong xóm ra đến sân banh, chọn một phần sân rồi chia phe nhau đá, lớn lên đá cả sân nhưng không có lưới. Khi nào bị kẹt sân thì ngồi đợi cho tới khi sân trống thì “nhào vô”.
Sân Lê Văn Duyệt còn là sân vận động thể thao, thể dục của trường trung học Hồ Ngọc Cẩn (nằm trên đường Lê Quang Định, gần chợ Bà Chiểu, bây giờ là trường tiểu học Nguyễn đình Chiểu) Sân này còn chứng kiến những trận tranh giải giữa các trường trung học và cũng là sân chủ của đội banh nổi tiếng Gò Vấp.
Cùng hoài niệm về sân banh và bóng tròn mà bạn bè dù xa nhau ngàn dặm vẩn còn nhớ, cùng nhau kể chuyện năm xưa với mối thâm tình thuở trước. Thời ấy hình như bóng tròn là bóng dáng của tuổi thơ, đi đâu cũng thấy có sân sân banh, sân vận động , đội banh này đá với đội banh kia , giới hâm mộ ngồi quanh nghe Huyền Vủ trực tiếp truyền thanh, tường trình những trận đá banh lớn , nhờ thế mà ai cũng biết đến những đội banh lớn như Quan Thuế, Tổng Tham Mưu, Đội Cảnh Sát Quốc Gia, AJS, (Association để là Jeunesse Sporttive), Không Quân, Hải Quân…
Viết thêm về Huyền Vũ, gia đình ông trước 1975, cư ngụ cùng xóm với người viết, xóm Gà, cư xá Thanh Bình 2, đường Ngô Tùng Châu, Gia định-nay là khu nhà đối diện với chùa Pháp Vân, đường Nguyễn văn Đậu, Bình Thạnh. Huyền Vũ sang định cư và mất tại Hoa Kỳ năm 2005 , hưởng thọ 91 tuổi.
Huyền Vũ tên thật là Nguyễn Ngọc Nhung, người Phan Thiết, chủ bút tạp chí thể thao hàng tuần và báo Nguồn Sống trước năm 1975, còn là một ký giả thể thao nổi tiếng qua những bài tường thuật cũng như bình luận các trận cầu quốc tế tại sân cỏ. Nghe ông tường thuật người ta cãm thấy như mình đang xem trận đấu trên sân cỏ, đây là khả năng thiên phú cộng vói sự hiểu biết về môn bóng tròn và sự theo dỏi sát sao khả năng của từng cầu thủ. Huyền Vũ là biểu tượng-icon của nền túc cầu VNCH đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc quãng bá môn bóng tròn, một thiên tài khó có người thay thế.
Hinh2: Ký giả Huyền Vũ
Bài viết này mời người đọc cùng đi tìm lại sân bóng tròn xưa vùng Sài Gòn Gia Định, một số tên đã chìm trong quên lảng. Dùng không ảnh và bản đồ xưa định vị sân banh cho đúng hơn, chỉnh sửa một số chi tiết thông tin không đúng trên mạng cùng gợi lại một chút hoài niệm thân thương của một thời tuổi trẻ.
Sân banh nhưng cũng gọi là vận động trường nếu sân có cả phương tiện cho những môn thể thao điền kinh,
Trước 1975, thành phố Sài Gòn và vùng phụ cận Gia Định có khoảng 12 sân bóng tròn. – Tao Đàn, Cộng Hoà, Hoa Lư, Quân Độị (Tổng Tham Mưu), Mayer (Hiền Vương) , Lam Sơn (Pétrus Ký), Lê Văn Duyệt, Chí Hoà (Hòa Hưng), Nguyễn văn Học (Viện Ung Thư Gia Định) , Sân Marine gần sát bệnh viện Saint Paul và trước 1950 có sân của Đội Saigon Sport gần trường Áo Tím Gia Long và sân Phú De hay sân Lò heo (Fourrière) trước lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt.
Sau 1975 sân Tao Đàn , Hoa Lư giử tên cũ. Sân Cộng Hòa đổi tên Thống Nhất. Các sân khác đã bị đổi tên, biến dạng hoặc biến mất. Nói chung phần lớn, các sân còn tồn tại cũng đã biến dạng theo xu hướng thương mại hóa, chia năm xẻ bảy biến thành “mini-bóng đá” để thoã mản nhu cầu thể dục thể thao của học sinh-thanh niên . Thực tế ngày nay người Việt nói chung không hứng khởi, mặn mà, nhiệt thành với môn bóng tròn như xưa vi nhiều lý lẽ trong đó có lý do kinh tế gia đình, sân bãi thiếu thốn, không đủ tiêu chuẩn, kỷ năng nhà nghề chưa cao, cơ cấu quản trị chưa minh bạch, áp lực kinh tế lấn áp khả năng quản trị-điều hành sân cỏ-nhiều sân mini thảm cỏ nhân tạo , sân vận động biến thành khu giải trí, thiếu chiến lược nuôi dưỡng và phát triển mầm non từ các phong trào thể thao ở các học đường.
Điều này được phản ảnh qua hiện tình bóng tròn hiện nay không khởi sắc, không so bì được với nền túc cầu VNCH đã từng làm mưa gió trong những cuộc tranh tài Á Châu, Đông Nam Á.
Hình 3: Đội tuyển VNCH , huy chương vàng SEAP Games 1959
Hình 4: Đội tuyễn VNCH tham gia giải vô địch thế giới FIFA World cup 1974.
VNCH được xếp vào group 1 cùng với Hương Cảng và Nhật, thua cả hai, bị loại vòng ngoài.
Vị trí các sân bóng tròn xưa trước 1975.
Thời Pháp trước 1954, các sân lớn hiện còn như Sân Tao Đàn có tên là Camp de football Jardin de la Ville, Sân Hoa Lư là Citadelle, sân Cộng Hoà- Thống Nhất là Rénault
Hinh 5. Vị trí các sân banh vùng Saigon Gia định trên bản đồ 1968
Tham khảo hình 5.
1-Sân Lê Văn Duyệt (đường Trung Dủng, Gò Vấp, nay Nguyên Hồng) bị chính quyền địa phương “biến” thành khu dân cư sau 1975.
2-Sân Nguyễn Văn Học nay không còn nữa.
Sân này xưa nằm trong khu Viện Ung Thư nằm sát bên bệnh viện Nguyễn Văn Học (sau đó người Mỹ giúp xây dựng lại đổi thành bệnh viện Gia Định). Sân banh Nguyễn Văn Học chỉ tồn tại cho tới khi sân bị trưng dụng làm bệnh viện khoảng giữa thập niên 1960s
3-Sân Fourrière nằm phia trước Lăng Tả Quân, nơi đây có khoảng đất trống, thời Pháp dùng là phú de và trại lính mã tà tập luyện. Sân này cũng là nơi “luyện tập cuả đội banh nức tiếng Ngôi Sao Gia Định của những thập niên trước 1950s,
4-Sân Citadelle (còn gọi là Hào Thành), nay Hoa Lư vẩn còn vị trí củ
5-Sân Tao Đàn-nay vẩn còn ở vị trí củ
6-Sân Quân Đội – nằm phía sau cổng chánh vào Tổng Tham Mưu- là nơi “dụng võ” của đội banh Tổng Tham Mưu- nằm trên đường Võ Tánh, Phú Nhuận trên đường lên sân bay Tân Sơn Nhứt- Hiện sân này vẩn còn với tên sân vận động quân khu 7.
7-Sân Mayer-Hiền Vương-không còn nữa
8-Sân Marine-nằm cạnh nhà thương St Paul, không còn nữa
9-Sân Saigon Sport-nằm cạnh trường Gia Long, không còn nữa.
10-Sân Cộng Hòa –sau 1975, đổi tên Thống nhất, vẩn còn.
11-Sân vận động Lam Sơn – thu hẹp lại nhưng vẩn còn
12-Sân Chí Hòa, gần khám Chí Hòa-không còn nữa.
Hinh 6: Vị trí sân banh Nguyễn văn Học và Fourriere (sân Lò heo ?) ngày xưa.
Sân Fourrière
Thời Pháp đi từ phía Saigon qua Cầu Bông đến Lăng Tả Quân, trước khu mặt tiền của Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt là khu sân tập của trại lính “mả tà” cảnh sát, phát âm trại từ tiếng Pháp matraque (dùi cui, một loại vủ khí cảnh sát đeo lủng lẳng bên hông)(14). Trước đó đây là khu phú de (tiếng Pháp fourrière, là nhà kho, chổ nhốt chó, bò vô chủ) được Pháp biến thành sân banh gọi là sân banh Fourrière là bản doanh, sân tập dượt của đội banh người Việt – Ngôi Sao Gia Định, một trong những đội banh nổi tiếng nhất miền Nam, đoạt rất nhiều giải thưởng thời bấy giờ.
Ngôi sao Gia Định được coi là một trong “tứ hùng” gồm Stade Millitaire, Cercle Sportif Saigonnais, Saigon Sport. Sau này Cercle Sportif Saigonnais và Cercle Sportif Annamite lập ra ủy ban liên câu lạc bộ gọi là Commission Sportive Interclubs (C.S.I) để tổ chức các giải như giải vô địch Nam kỳ.
Ngôi sao Gia Định đã đoạt chức vô địch Nam kỳ trong các năm 1932, 1933, 1935, 1936. Cùng lúc này có rất nhiều hội đá banh hoạt động mạnh như Cercle Sportif , Gia Dinh Sport, Commerce, Govap Sport , Cho Lon Sport, Khanh Hoi Sport, Chi Hoa Sport, Paul Bert Sport, Saigon Sport …(15)
Ngôi sao Gia Định tạm giải tán vào năm 1954, các cầu thủ gia nhập vào các đội AJS (Association de la Jeunesse Sportive) và Cảnh sát. Cuối thập niên 1950, nhiều đội banh nổi tiếng trước đây ở Sài Gòn- Chợ Lớn dần biến mất hay sáp nhập với các đội banh có nhiều tài chính hơn thuộc các cơ sở thương mại hay cơ quan chính quyền như đội Tổng tham mưu, Việt Nam thương tín, Cảnh sát, Quan thuế…( Phụ Lục 5).
Hinh 7: Đội banh Gia Định Sport-Ngôi Sao Gia Định
Từ lăng Ông đi về phía trường Vẽ, bây giờ là trường Đại Học Mỹ Thuật TP.HCM, quẹo phải vào đường Nơ trang long. Đi về phía ngã Tư Bình Hòa-trước khi đến khu rạp chiếu bóng và hồ tắm Đại Đồng , là Viện Ung Thư gần sát bên nhà thương Nguyễn Văn Học (sau đổi tên Bệnh viện nhân dân Gia Định), phía trước khu nhà xác. Khu đất Viện Ung Thư một thời là vị trí của sân banh Nguyễn văn Học Gia Định – vì đường Nơ trang long , thời trước 1975 có tên Nguyễn Văn Học .
Cũng nên biết ông Học sanh ra với họ Trần, là tướng thời vua Gia Long, ông được nhà vua cho phép đổi họ Trần thành Nguyễn. Đường Nguyễn Văn Học là con đường lớn chạy dài từ trường Vẻ đến hướng cầu Bình Lợi trên trục Quốc Lộ 1- Thiên Lý-đi đến Thủ Đức, Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, Biên Hòa… Sau 1975 đổi thành đường Nơ trang long, Bình Thạnh.
Hinh 8: Bản đồ Trần Văn Học 1815 là bản đồ do người Việtnam vẽ đầu tiên với hiệu đính địa danh lấy từ cuốn Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức. (16)
Sân Lê Văn Duyệt
Hinh 9: Trường Mỹ Nghệ Thực Hành đầu đường Nguyễn Văn Học 1960
Từ trường Mỹ Nghệ đi xuống ngả Tư Bình Hòa rồi đến ngã Năm Bình Hòa, quẹo trái vào đường Phan Văn Trị , tiếp tục lần theo đường Phan văn Trị cho đến khi quẹo phải vào đường Trung Dủng trước 1975 (còn gọi là vùng chợ Cây Thị) nay có tên Nguyên Hồng, Gò Vấp.
Sân Lê Văn Duyệt cửa chính nằm trên đường Trung Dủng, sân có một khán đài nhỏ nằm bên tay phải, vòng đua điền kinh bao quanh sân banh, hai đầu sân vận động là nơi đặt phương tiện tập điền kinh, có nhà người giữ sân nằm ở góc sân. Một kỹ niệm đặc biệt cho người viết , nơi đây được nhìn thấy dung nhan của nghệ sĩ Cải Lương Thanh Nga – con gái ông Bầu Thơ chủ nhân gánh hát nổi tiếng Thanh Minh-Thanh Nga thời bấy giờ, hình như cô đến dự buổi khánh thành khán đài gì đó – trong chiếc áo dài màu hồng ,mặt hoa da phấn , rất đẹp nhưng hơi nhỏ người. Sự kiện đặc biệt xảy ra trong thời gian xảy ra cuộc đảo chánh không thành công của Đại tá Nguyễn chánh Thi và nhóm Nguyễn triệu Hồng, Vương văn Đông ngày 1/11/60 muốn lật đổ Tổng Thống Diệm
Hình 10: Bản đồ 1968 cho thấy vị trí của Sân Lê Văn Duyệt – nay không còn nữa
Sau 30/4/1975. Sân banh bị “quy hoạch” biến thành khu dân cư – Cư xá Nguyên Hồng
Hinh 11: Sân banh Lê Văn Duyệt ngày nay là cư xá Nguyên Hồng đường Nguyên Hồng.
(Trung Dũng xưa)
Sân Quân Đội
Từ trường Vẽ, theo thời gian lại có nhiều tên khác như Mỹ nghệ thực hành, Cao Đẳng Mỷ Nghệ rồi bây giờ sau 75 là trường ĐH Mỹ Thuật. Cổng chánh vào trường nằm ở đầu đường Nguyễn văn Học có hàng điệp, phượng vĩ xen lẫn với me. Đường Chi Lăng nay Phan đăng lưu nằm phía trước trường về đi về hướng Phú Nhuận . Đường Chi Lăng năm xưa có hàng cây keo, nên tên dân gian là đường Hàng Keo.
Đường Chi Lăng đi thẳng xuống ngã Tư Phú Nhuận quẹo trái vào đường Vỏ Di Nguy- đường nối dài của Hai bà Trưng (thời Pháp là đường Paul Blanchy ) sau 1975 Vỏ di Nguy đổi thành Phan Đình Phùng). Quẹo phải vào đường Vỏ Tánh nay là Hoàng văn thụ chạy thẳng lên phi trường Tân sơn Nhất . Ngã ba Vỏ Tánh và Cách Mạng ( khúc đường nối dài của đường Công Lý khi qua cầu rạch Nhiêu Lộc bây giờ là đường Nguyễn văn trổi) có cổng chính vào doanh trại bộ tổng tham mưu VNCH nằm phía mặt nếu đi từ hướng Phú Nhuận-Saigon trên đường lên sân bay Tân Sơn Nhất. Sân vận động Quân Đội-còn gọi là sân vận động Tổng Tham Mưu nay là sân vận động quân khu 7. Đây là sân chủ, nơi tập luyện của đội banh nổi tiếng Tổng Tham Mưu.
Hinh 12: Sân Quân Đội –Tổng Tham Mưu
Hinh 13 : Không ảnh Sân Quân Đội- Tổng Tham Mưu 1969 (17)
Sân chủ của đội banh Tổng Tham Mưu , một trong những đội banh nổi tiếng thời VNCH với “ lưởng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng là thủ môn khét tiếng miền Nam và Đông Nam Á thời bấy giờ.
Hình 14: Trận đấu banh bầu dục Rugby giao hữu trên sân quân Đội giữa thủy thủ Úc của chiến hạm HMAS Quiberon và đấu thủ của hội Cercle Sportif (Saigon Sports Club) trước đám khán giả cổ vỏ trên khán đài từ trại Davis-1963 (18)
Hình 15: Sân vận động Quân Đội -1965, lính Mỹ gọi sân này Pershing Field Ball Park (theo tên của một quảng trường nổi tiếng ở tiểu bang New Jersey- Pershing Field Park, Pershing là tên của một vị tướng nổi tiếng Mỹ.
Hinh 16: trận đấu giao hữu giữa đội banh truyền tin Mỹ 69th Signal BN và đội truyền tin Quân Đội VNCH 19/11/1967
Cũng nên biết trại Davis nằm trong khu Tổng Tham Mưu ỏ Tân Sơn Nhất là nơi đặt trụ sở của hai phái đoàn đại biểu quân sự Cộng sản -Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định Paris 27/1/1973 về chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam.Tuy nhiên, hiệp định này không bao giờ được thi hành vì miền Bắc quyết tâm dùng võ lực đánh chiếm Miền Nam.
Hinh 17: Trại Davis trong khuôn viên Bộ Tổng Tham Mưu-Tân Sơn Nhất và sỉ quan Bắc Việt trong trại 1973
Qua khỏi cầu Bông, ngày xưa có thể quẹo trái vào đường Đinh Tiên Hoàng (đường Albert 1er, thời Pháp) , bây giờ là đường một chiều, chạy đến gần ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Hồng Thập Tự nay là Nguyễn thi minh khai, phía bên trái là sân Citadelle , còn gọi là sân Hào thành thời Pháp , thời VNCH đổi thành sân Hoa Lư.
Sân Hoa Lư-Citadelle
Hinh 18: Sân Citadelle-Hào Thành-Hoa Lư -bản đồ 1968.(19)
Hinh 19 : Khu vực sân Citadelle và công xưởng Hải Quân Ba Son và kho đạn của quân Nhật bị máy bay Mỹ ném bom tháng 4-1945 trong thời kỳ Nhật chiếm SG thời Đệ nhị Thế chiến. source:fold3.com
Hình 20 : Không ảnh sân Hoa Lư chụp ngày 29/3/1950
Hinh 21: Vị trí sân Hoa Lư, thời Pháp gọi là sân Citadelle (còn gọi là Hào Thành) nằm trọn trong khuôn viên thành Phụng -Gia đình thành (xem bản đồ của ông Trần Văn Học phụ lục 5.) (20)
Sân Hoa Lư còn là nơi hội họp và tập luyện của môn phái VOVINAM- cũng nên biết VOVINAM thời ấy có hai vỏ đường luyện tập là sân Hoa Lư và Sân Lam Sơn gần trường Petrus Ký nay là trường Lê Hồng Phong
Hinh 22: Môn sinh VOVINAM tại sân Hoa Lư 1966 (21)
Sân Mayer
Sân Hiền Vương – Mayer
Theo dòng lịch sử thì sân Mayer được thành lập vào ngày 19 tháng 1 năm 1929 bởi tổng cục thể thao An Nam ( la Commission Interclubs Annamite (C.I.A). Tham khảo bản đồ Pháp năm 1947 hình 23 trong bài viết, sân banh nằm trong khu vực của các đường Mayer (Hiền Vương/ Võ Thị Sáu), Lareynière (sic: Larégnère (Đoàn Thị Điểm–Trương Định), Champagne (Yên Đổ/ Lý Chính Thắng) và Pierre Flandin (Bà Huyện Thanh Quan) . Lúc đầu diện tích sân rất lớn với sức chứa khoảng 6000 người vào năm 1930 so với sân Tao Đàn khoảng 3000 người về sau bị xén cắt bớt, thay vào đó là những biệt thự, khu dân cư rồi biến hẳn luôn.
Hinh 23 : Vị trí sân Mayer, sân Marine, sân Saigon-Sport trên bản đồ 1947.
Hình 23a: Vị trí Sân Mayer, Sân Marine, sân Saigon Sport trong bản đồ 1952-1955
Tham khảo bản đồ Saigon năm 1947 và 1952, sân Mayer, sân Marine nằm cạnh bệnh viện Saint Paul và sân của đội banh Saigon Sport nằm cạnh trường Gia Long Áo Tím (sau 1975 đổi thành Nguyen thi minh khai), Sân Maurice Long (Tao Đàn) và Sân Citadelle –Hào Thành (Hoa Lư thời VNCH)
Hinh 24: Bản đồ Sài Gòn Chợ Lớn 1960.
Tham khảo bản đồ 1960 , vị trí của sân Mayer vẩn còn nằm trong khu tứ giác –Hiền Vương, (Võ thi sáu) Đoàn Thị Điểm(Trương Định), Bà Huyện Thanh Quan và Yên Đổ (Lý chinh thắng).
Hinh 25: Bản đồ 1968
Tham khảo bản đồ 1968 : Sân cỏ trống, Sân Mayer và sân Marine và Sân Saigon Sport đã biến mất trên bản đồ, thế vào đó là nhà ở, chung cư hay cơ quan công lập
Hình 26: Không ảnh vùng sân banh Mayer 2017
Sân Mayer là nơi chứng kiến sự thành công ban đầu của nền bóng tròn Nam kỳ với trận thư hùng của hai đội nam nữ. Tuy bóng tròn xuất hiện cuối thế kỹ 19, đầu thế kỹ 20, Sài Gòn vẩn chưa có bóng đá nữ. Khoảng năm 1932, ở Cần Thơ mới xuất hiện đội bóng nữ Cái Vồn (Equipe Feminine de Cai-Von), Cái Vồn là một quận thuộc tỉnh Cần Thơ trước 1975 cũng là quê hương của hai nhân vật nổi tiếng ở miền Nam, ông Trần Văn Soái tự Năm Lửa thủ lãnh Hoà Hảo và ông Phan Khắc Sửu (quốc trưởng Việt Nam Cộng Hòa 1964-1965) . Ông Sửu là người sáng lập ra đội banh nữ Cái Vồn. Trong trận thư hùng lịch sữ nam nữ đầu tiên trong lịch sữ bóng tròn Việt, đội Cái Vồn – đã thủ hòa 2-2 với đội nam Paul Bert (Paul Bert Sport) (22) .
Hinh 27: Đội túc cầu nữ đầu tiên của Việt Nam –Đội Cái Vồn-Cần Thơ (28)
Theo tác giả Pháp A Larcher-Goscha (Du Football au Vietnam (1905-1949) có ba đội banh nữ ở Nam Kỳ Cochinchine là Đội Huỳnh Kỳ, Đội Thủ Dầu Một và đội Cái Vồn. (Xem Phụ Lục 2).
Hiên nay Cái Vồn là một phường thuộc quận Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long chỉ cách Cần Thơ qua chiếc cầu Cần Thơ.
Từ ngày 28 tháng 12 năm 1935 đến ngày 1 tháng 1 năm 1936, tại sân Mayer, tổng cuộc hướng đạo Nam kỳ tổ chức trại họp mặt huynh đệ quốc tế với sự tham dự của đoàn hướng đạo Bắc, Trung kỳ, Pháp, Trung Hoa, Cam Bốt nhân dịp lễ giáng sinh năm 1935 và năm mới 1936.
Năm 1957, đoàn trượt băng nghệ thuật Holiday on Ice của Mỹ cũng đã đến biểu diển tại đây.
Hinh 28: Holiday-on Ice souvenir program 1957- Chương trình lưu niệm 1957
Năm 1962, đoàn cirque Cộng hòa liên bang Đức (Tây Đức) cũng biểu diễn tại sân này.
Sân Marine
Từ sân Mayer băng ngang đường Hiền Vương-Vỏ thị sáu, thời Pháp đường- Mayer là sân Marine. Sân Marine nằm trong diện tích bao quanh bởi các đường Hiền Vương (rue Mayer) -Tú Xương(rue Thévenet) Nguyễn Thông (rue des Eparges) và đường bà Huyện thanh Quan (rue Pierre Flandin).
Sân Marine nằm kế cận nhà thương Saint Paul –bây giờ 2017 là bệnh viện Mắt TPHcm, sân này không còn nữa (xem ảnh 26).
Sân Tao Đàn
Bóng tròn được người Pháp du nhập vào miền Nam trước rồi sau đó mới lan ra miền Bắc và miền Trung. Sau khi sân bóng tròn được xây dựng bởi Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (Cercle Sportif Saigonnais) năm 1906 (cùng lúc với hai sân quần vợt ) trong Jardin de la Ville (hay vườn Ông Thượng, nay là Công viên Tao Đàn). Sân được người ngoại quốc-phần đông là Pháp (Công chức, sĩ quan, thương gia ở Câu lạc bộ Cercle Sportif Saigonnais (CSS hay Cercle, Xẹc) đã thường xuyên chơi môn bóng tròn ở đây vì đáp ứng tiêu chuẩn và tiện nghi tối tân thời bấy giờ. Sau đó có thêm đội Infanterie gồm các lính lê dương đánh thuê (tập ở sân Hào Thành, tức sân Hoa Lư ngày nay) và đội Marine là lính thủy Pháp tham gia.(23)
Hinh 29 : Sân Tao Đàn trên bản đồ 1968
Sân Tao Đàn là sân duy nhất có đèn và cũng là sân banh có chiều dài lịch sử vì là sân đầu tiên được thiết lập đúng tiêu chuẩn đã chứng kiến những cuộc thư hùng giao hữu với các đội bóng tròn da trắng trên thế giới trong bầu không khí mát mẻ về đêm.
Sân tọa lạc phía sau vườn ông Thượng vườn Bồ Rô, nguyên khu đất này thuộc khuôn viên Dinh Toàn quyền của Pháp. Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell tách khu vườn khỏi dinh. Ba mặt còn lại là rue Chasseloup-Laubat phía bắc, rue Verdun phía tây, và rue Taberd phía nam. Khu vườn chính thức mang tên Jardin de la Ville, nhưng người Việt quen gọi đó là Vườn Ông Thượng hay Vườn Bờ-rô
Sau đó thành phố xây dựng thêm cơ sở trong khu vườn cho Hội Hiếu Nhạc (Société philharmonique) năm 1896, Hội Tam Điểm (Franc-Maçonnerie) năm 1897, và Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (Cercle Sportif Saigonnais) được thuyên chuyển vào vườn năm 1902, năm 1906 với sự giúp đở tài chính của thành phố, câu lạc bộ cho xây dựng hai sân quần vợt, sân bóng tròn và vòng chạy đua (athletics track) trên vòng chạy xe đạp (vélodrome) củ. Năm 1926 Cercle xây thêm 8 sân quần vợt nửa, và đến năm 1933, xây một hồ bơi tầm cở quốc tế thời bấy giờ. (25)
Hinh 30: Tuần Dương Hạm Anh Quốc King Alfred (26)
Trận đá banh đầu tiên trong thời kỳ thuộc địa là vào năm 1905 trên sân banh Parc de Maurice Long- tuy sân chưa được hoàn thành. Đó là trận đấu giữa trung đoàn thủy quân lục chiến Pháp với binh lính của tàu tuần dương Anh “Vua Alfred” sau chuyến cập bến tại Nam kỳ.
Hinh 31: Jardin de Ville camp de football (39).
Hình ảnh sân Tao Đàn trong thập niên 1910s, 1920s là sân vận động duy nhất có phương tiện cho những trận giao hữu giữa các đội banh ngoại quốc đến viếng Việt Nam. Ảnh trên cho thấy sân có gôn cho những trận đấu banh bầu dục (rugby) –giữa cầu thủ Pháp Cercle Sportif (Saigon Sports Club) và cầu thủ Anh.
Hinh 32: Trò chơi cổ truyền nhân dịp Tết trên sân Tao Đàn năm Mậu Ngọ 1918.(18)
Hinh 33: Sân Tao Đàn long trọng đón vua Xiêm (Siam, Thái Lan) ngày 14-16 tháng 4 năm 1930. (36)
Hinh 34: Hội tuyễn Tonkin-Bắc Kỳ dự giải vô địch Đông Dương 1940-41
Hinh 35 : Trận đấu giao hữu giữa Hội Tuyển Sàigòn và Thái Lan 5-6-1949 (37)
Hinh 36: Thủ hiến Nam Việt ông Trần Văn Hửu bắt tay cầu thủ Việt Nam trên sân Tao Đàn 5-6-1949
Hinh 37: Tuyển thủ hai đội Việt, Thái trên sân Tao Đàn.1949
Hinh 38: Sân có trang bị đèn duy nhất để đá đêm.
Hinh 39: Thủ Hiến Trần Văn Hửu trao Cup cho thủ quân hội tuyển túc cầu Việt Nam tại sân Ông Thượng-Tao Đàn tháng 6-1949
Kỹ niệm sân Tao Đàn không dể phai mờ trong tâm trí người miền Nam, nhất là dân Saìgòn Gia Định vì sân Tao đàn vì màu cỏ xanh mướt, chứng kiến bao nhiêu trận thư hùng giữa tuyển thủ VNCH và tuyển thủ quốc tế trong tiếng cổ vỏ vang rền trong ánh đèn, gió mát về đêm . Người viết được ba thỉnh thoảng chở trên chiếc Mobylette đi từ Xóm Gà đến sân Tao Đàn để xem những trận đá đèn, nhớ nhiều nhất và vẩn còn đeo đẳng mãi đến ngày nay là trận đấu giữa đội banh Weiner, nước Áo và đội A.J.S (Association de la Jeunesse Sportive) Trời mát về đêm, khung cảnh thanh lịch- Đội Áo cầu thủ da trắng to con, mặc áo đỏ, quần trắng, chạy nhanh, đưa banh chính xác cuối cùng khống chế đội AJS mặc áo vàng chơi như để rồi không còn được chơi nữa nhưng AJS thua, không nhớ tỉ số. Trên đường về, cha con ghé lại quán chè khuya-ăn ly Xâm Bảo Lượng-kỹ niệm xưa nhớ mấy cho vừa.
Sân Renault-Cộng Hòa-Thống Nhất
Tọa lạc trong vị trí giữa đường Tân Phước và Đào duy Từ, quận 10 Saigon. Năm 1931, sân vận động được hoàn thành và được gọi là sân Renault, theo tên của Philippe Oreste Renault, tham biện hạng nhất , chủ tịch Ủy hội Thành phố Chợ Lớn kiêm chủ tỉnh Chợ Lớn. Ban đầu, sân chỉ mới có khán đài chính, chưa có các khán đài phụ. Tất cả đều theo kiến trúc mới như các sân bên Pháp, mái che được đúc bằng xi măng, cốt thép, có trên 20 bậc ngồi , từ dưới lên cao trông rất quy mô, đó là chưa kể những hàng ghế xếp riêng trong một khu vực đẹp dành cho quan chức. Sân được xem là một công trình thể thao đồ sộ, được coi như lớn nhất Đông Dương lúc bấy giờ.
Hinh 40 :Bản đồ 1968 Sân vẫn nằm ở vị trí củ.
Năm 1959, sân được chỉnh trang, nâng cấp lớn lại theo tiêu chuẩn quốc tế thời bấy giờ. Khán đài chính được nới rộng thêm, các khán đài phụ cũng được bổ sung, nâng sức chứa của sân lên 16.000 người, trang bị giàn đèn chiếu sáng hiện đại. Công việc cải tạo nâng cấp mãi đến tháng 10 năm 1960 mới hoàn thành. Sân cũng được đổi tên thành sân vận động Cộng Hòa. Theo nhiều tài liệu ghi nhận, trong trận cầu đầu tiên sau khi sân mới được khánh thành, nữ nghệ sĩ Thanh Nga được mời đá quả bóng đầu tiên trước khi trận thi đấu giữa hai đội bóng đá Quan thuế và AJS . Hình ảnh này sau đó được lan truyền trên các báo, được cho là góp phần làm tăng thêm danh tiếng cho nữ nghệ sĩ này.
Năm 1967, sân một lần nữa được cải tạo và nâng cấp. Suốt thời gian từ 1955 đến 1975, đây là địa điểm thi đấu của các giải khu vực, châu lục, tiếp đón nhiều đội danh cầu quốc tế đến để học tập và trao đổi kinh nghiệm. Sân cũng chứng kiến nhiều trận thi đấu lịch sử của nền bóng đá Việt Nam Cộng hòa như giải túc cầu vô địch Thiếu niên châu Á lần thứ 6 – 1964 (từ ngày 18 tháng 4 đến 28 tháng 4)
Trận thi đấu vòng loại bóng tròn trong kỳ Thế vận hội Mùa hè 1974, đội tuyển túc cầu quốc gia Việt Nam Cộng hòa thắng Thái Lan 1-0 nhưng thua Nhật 4-0 và thua Hương Cảng 1-0 và bị loại.
Sân Cộng Hoà cũng là nơi trận túc cầu đầu tiên của 2 đội bóng nữ Nam Phương và Nhị Trưng (3-0) vào ngày 23 tháng 6 năm 1974. (38)
Năm 1966 sau khi đội tuyển Việt Nam Cộng hòa đoạt giải đá banh Merdeka ở Malaysia thì cúp vô địch bằng vàng được lưu trữ ở trụ sở Tổng cuộc Túc cầu trong sân vận động Cộng Hòa. Cúp này thất lạc sau khi sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 , và cho đến ngày nay vẫn chưa xác định lưu lạc ở đâu.(24)
Sân Cộng Hoà cũng là nơi đội bóng Úc lần đầu tiên đem danh dự cho nền túc cầu Úc khi thắng giải Quốc Khánh 1967- Giải này có tám nước tham dự Úc (Australia), Hương Cảng (Hong Kong), Mã Lai (Malaysia), Tân Tây Lan (New Zealand), Tân Gia Ba (Singapore), Đại Hàn (South Korea) và Thái Lan (Thailand) và Việt Nam Cộng Hòa (South Vietnam)
Hinh 41 : Đội túc cầu Úc diển hành trên sân Cộng Hòa (4 tháng 11, 1967) (29)
Hinh 42: Úc đá bại Tân Tây Lan (áo đen) ở nhóm một 5-3 (5/11/1967) trên sân Cộng Hòa.(30)
Hình 43: Đội túc cầu Úc với chiếc Cup sau khi thắng Đại Hàn với tỉ số 3-2 trong trận chung kết. Việt Nam đứng thứ ba sau khi đá bại Malaysia 4-1 (31).
Sau giải Quốc Khánh một tháng, sân vận động Cộng Hòa vào giữa tháng 12/1967 là nơi có hai trận đấu giao hửu, giữa đội Mỹ Dallas Tornado, trận thứ nhất gặp Hội tuyển Thanh niên ngày 14/12/1967 và trận thứ nhì ngày 16/12/1967 gặp Hội tuyển Sài Gòn. Trận gặp đội tuyển có tới 20.000 khán giả đến chật kín sân vận động và kết quả 2 đội hòa nhau 1-1.
Hinh 44: Bích chương quảng cáo trận đấu giao hữu Việt Mỹ 12/1967 (32)
Hinh 45: Không ảnh sân Cộng Hoà 1960s.
Hinh 46: Vị trí sân Cộng Hòa 1960s
(https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/24390052081)
Hinh 47 : Đá banh trên Sân Cộng Hoà 1970 (33)
Lần đầu tiên , đội bóng Bình Thuận, đã đoạt chức vô địch Túc Cầu toàn quốc, sau khi hạ đội Mỹ Tho với tỷ số 2-1 tại sân vận động Cộng Hoà. Đây là giải vô địch toàn miền Nam năm 1971, với sự tham dự của 43 đội từ các tỉnh thành thị và 4 quân khu.
Sân Lam Sơn
Quay về quá khứ, sân Lam Sơn vốn được người Pháp xây dựng trong khuôn viên trường Pétrus Ký (nay là Trường THPT Lê Hồng Phong) với diện tích hơn 1,5ha. Sau năm 1975, UBND Q.5 giải tỏa người dân lấn chiếm để phục hồi sân và giao sân cho Trung tâm Thể dục thể thao (TDTT) Q.5 quản lý từ năm 1978. Tuy nhiên, tranh chấp “chủ quyền” sân đã nổ ra giữa Trường Lê Hồng Phong và Trung tâm TDTT Q.5 khiến các hoạt động thể thao ở sân Lam Sơn dần trở nên manh mún.
Nỗi buồn thể thao TP.HCM. Trich http://tuoitre.vn/san-lam-son-xua-va-nay-513898.htm
>>Ở đây, chúng tôi không bàn chuyện ai đúng ai sai mà chỉ thấy đau trước thực trạng TP.HCM đang ngày càng thiếu những sân bãi dành cho hoạt động thể thao, thì một chỗ quá đẹp như sân Lam Sơn lại bị chia năm xẻ bảy. Vì diện tích bị chia cắt thành nhiều phần nhỏ, sân Lam Sơn không còn duy trì được hoạt động thể thao phong trào phong phú. Thật đáng buồn khi nơi đây từng là nguồn cung cấp cầu thủ cho nhiều đội bóng hàng đầu TP.HCM (chỉ thua Tao Đàn), nhưng giờ đây không có nổi đội bóng phong trào cho ra hồn. Các đội năng khiếu Q.5 từ lâu đã bị giải tán vì sân Lam Sơn “đóng băng” theo cuộc tranh chấp nói trên.
Cựu danh thủ bóng đá Phạm Huỳnh Tam Lang tâm sự: “Tôi xuất thân từ sân bóng đá Lam Sơn rồi may mắn có được căn hộ nhỏ nằm gần sân này. Nhưng giờ thì tôi không còn nhận ra được đó là nơi mình từng mải mê rượt đuổi theo quả bóng tròn bất kể thời gian. Thật đáng buồn khi cái sân bóng đầy ắp kỷ niệm ngày nào đã biến dạng hoàn toàn…”.
>>Tâm sự của ông Tam Lang cũng chính là câu chuyện buồn của sân Lam Sơn nói riêng và thể thao TP.HCM nói chung- hết trích
Hinh 48: Sân đá banh Lam Sơn trên bản đồ 1968.
Hinh 49: Quang cảnh trường trung học Petrus Ký trong cuối thập niên 1920s
Hinh 50: Không ảnh trung tâm bóng tròn Lam Sơn ngày nay.
Sân Chí Hòa – Hòa Hưng
Hinh 51: Không ảnh 1969 : Khám Chí Hoà và sân đá banh Chí Hòa. (34)
Đây là sân chủ của đội banh Chi Hòa -Chihoa sport. Sân Chí Hòa cũng là nơi hành quyết ông Ngô Đình Cẩn, bào đệ của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, sau cuộc đảo chánh 1/11/1963. Ông Ngô Đình Cẩn bị băt sau đảo chánh và bi xử tử hình, biệt giam trong khám Chí Hoà.̃
Khi được nói lời cuối cùng là tử tội có xin ân huệ gì không thì Ngô Đình Cẩn xin rằng được quyền mặc quần trắng, áo dài đen vì ông muốn được chết trong bộ “quốc phục” Việt Nam (ngày ấy chính quyền Ngô Đình Diệm quy định “quốc phục” của Việt Nam Cộng hòa là quần trắng, áo dài đen, đội khăn xếp).
Hơn nữa ông Cẩn cũng muốn mặc bộ này đó là vì chiếc áo được thân mẫu may cho khi còn ở Huế. Rồi ông cũng nói với mọi người là ông tha thứ cho những người đã giết ông.
Yêu cầu của Ngô Đình Cẩn được đáp ứng, những viên cai ngục giúp ông thay quần áo. Rồi thiếu tá Nguyễn Văn Đức ra lệnh cho 2 nhân viên xốc nách dìu ông Cẩn ra khỏi phòng giam và xuống cầu thang. Vì Ngô Đình Cẩn không thể đi được, nên người ta phải đặt ông lên một chiếc băng ca và đẩy đi suốt hành lang này qua hành lang khác. Ra khỏi khu “lò bát quái”, Ngô Đình Cẩn được chuyển sang một băng ca khác do 4 người cai ngục khiêng, chiếc băng ca được khiêng ra giữa sân có cắm một chiếc cọc thì cả đoàn người dừng lại…
Thiếu tá Đức ra lệnh cho đám cai tù xốc nách đỡ Ngô Đình Cẩn dậy, dìu ra cột. Khi Cẩn được dìu tới cột gỗ thì một người lính trong đội hành quyết nói nhỏ với Cẩn là xin phép được trói hai tay ra đằng sau, hai tay được đặt lên một thanh ngang giống như cây thánh giá mục đích là để người bị tử hình không tụt được xuống. Một người lính cai ngục lấy chiếc khăn đen bịt mắt tử tội thì Ngô Đình Cẩn lắc đầu liên tục và nói: “Tôi không chịu bịt mắt. Tôi không sợ chết”. Nhưng người ta vẫn buộc khăn vào một cách vụng về, vì vậy không chỉ bịt mắt mà bịt gần hết khuôn mặt ông Cẩn.
Đội hành quyết có 10 người và đội mũ lính quân cảnh có in 2 chữ MP, chia làm 2 hàng. Hàng trước 5 người quỳ, hàng sau 5 người đứng. Trong 10 người thì có 1 người được sử dụng khẩu súng mà trong đó lắp 1 viên đạn mã tử (không có đầu đạn mà chỉ bịt giấy).
Đúng 18h20, phút hành quyết đã tới, Nguyễn Văn Đức giơ tay ra lệnh thi hành. Viên sĩ quan chỉ huy đội hành quyết hô lớn: “Bắn!”. Một loạt súng nổ, Ngô Đình Cẩn giũ người xuống ngay lập tức. Máu từ trên ngực chảy loang xuống chiếc quần trắng. Ngay sau đó viên chỉ huy đội hành quyết chạy đến gí khẩu súng colt 12 ly vào tai Ngô Đình Cẩn và bắn phát ân huệ. Bác sĩ pháp y chạy ra dùng ống nghe gí vào ngực Ngô Đình Cẩn nghe ngóng, vạch mắt ra xem, rồi quay lại gật gật đầu ra ý là Ngô Đình Cẩn đã chết.
Trung tá Luyện, Quản đốc Khám Chí Hòa ra lệnh cho mấy viên cai ngục cởi trói hạ xác Ngô Đình Cẩn đặt vào băng ca rồi khiêng vào Khám Chí Hòa để khâm liệm và cho thân nhân nhận xác mang về chôn cất. Xác Ngô Đình Cẩn được đưa về an táng tại nghĩa trang chùa Phổ Quang, tức nghĩa trang Bắc Việt Tương Tế gần sân bay Tân Sân Nhất. (Nguồn Internet )
Phụ lục 1.
Lịch Sữ túc cầu Việt Nam
http://bongda.choithethao.vn/lich-su-bong-da-viet-nam/
Từ năm 1906, người Pháp bắt đầu sang Việt Nam vừa phổ biến “luật bóng đá” vừa tổ chức lại câu lạc bộ đầu tiên đã ra đời trước đó là Cercle Sportif Saigonnais” theo mô hình tại “chính quốc”. Nhiều CLB khác tiếp tục ra đời: như Infanterie, Saigon Sport, Athletic Club, Stade Militaire, Tabert Club,…Các giải đấu bóng đá cũng bắt đầu được tổ chức khá thường xuyên từ đó.
Về phía người Việt, từ năm 1907-1910, sau khi học hỏi, nắm bắt được luật và kỹ thuật chơi bóng cũng như cách tổ chức từ người Âu, đã tự lập nên các đội bóng của riêng mình. Hai đội bóng đầu tiên của thuần người Việt ra đời là Gia Định Sport và Ngôi Sao Xanh. Về sau hợp nhất thành đội Ngôi Sao Gia Định. Môn bóng đá dần dần phổ biến cho người Việt ở Sài Gòn và hầu hết Nam Kỳ lục tỉnh với sự kiện ra đời hàng loạt các đội bóng khác như: Victoria Sportive, Commerce Sport, Jean Comte, Sport Cholonaise, Khánh Hội Sport, Tân Định Sport, Gò Vấp, Hiệp Hòa, Phú Nhuận, Đồng Nai, Thủ Dầu Một, Cần Thơ, Sóc Trăng, Sa Đéc, Gò Công, Châu Đốc, Mỹ Tho,… Sân bãi cũng được xây dựng thêm, như tại Sài Gòn, ngoài sân bóng đầu tiên ở Công viên thành phố (Jardin de la Ville), còn có sân Citadelle (Hoa Lư ngày nay), sân Renault (sân Thống Nhất), sân Fourière (ở Bà Chiểu), sân Mayer (góc Võ Thị Sáu-Trần Quốc Thảo), sân Marine (gần Trung tâm Mắt),…
Cho tới lúc ấy, ngoài “Tổng cuộc Bóng đá” của người Pháp, người Việt cũng thành lập một “Tổng cuộc Bóng đá An Nam” cho riêng mình và hai bên cùng hợp tác tổ chức Giải “Vô địch Nam Kỳ”. Năm 1932 giải này quy tụ 6 đội người Việt và 3 đội người Pháp tham gia. Giai đoạn từ 1925 đến 1935, và sau đó từ 1945 đến 1954, đội Ngôi sao Gia Định tiếp tục nổi tiếng và hầu như ngự trị nền bóng đá Nam bộ với thành tích 8 lần đăng quang ngôi vô địch.
Đặc biệt khoảng năm 1932, ở Cần Thơ xuất hiện đội Bóng đá Nữ đầu tiên mang tên Cái Vồn, vài năm sau lại có thêm đội Bà Trưng ở Rạch Giá – Long Xuyên. Đội nữ Cái Vồn vào năm sau đó (1933) đã lập nên kỳ tích cho bóng đá nữ Việt Nam khi thủ hòa 2-2 với đội nam Paul Bert tại sân Mayer.
Bóng đá Bắc và Trung Kỳ:
Trong khi ở Nam Kỳ, bóng đá đã xuất hiện sớm từ cuối thế kỷ 19, thì ở Bắc và Trung Kỳ mãi tới đầu thế kỷ 20, khoảng 1907-1908, tại Hải Phòng mới hình thành đội bóng lấy tên là Olympique Hải Phòng. Tại Hà Nội, năm 1912 Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội (Stade Hanoien) ra đời gồm cả cầu thủ người Việt lẫn Pháp. Ngoài ra còn có đội bóng của quân đội Pháp thuộc Trung đoàn Bộ binh Thuộc địa (RIC), cùng các đội khác của người Việt như Lê Dương Đáp Cầu, Lê Dương Việt Trì…
Giai đoạn 1930-1940, tại Hà Nội còn có thêm các đội bóng như: Chớp Nhoáng (Éclair), Racing Club, Lạc Long, Ngọn Giáo (La Lance), Hỏa Xa (Usaga), Trường Bưởi, Đại Học (Université Club), Ngân Hàng, Ô-tô Han (Auto Hall). Tại Hải Phòng, ngoài đội Olympique còn có thêm các đội Voi Vàng Đất cảng, Mũi Tên (La Flèche), Radium (Trung Học), Thanh niên Bắc Kỳ (La Jeunesse Tonkinoise). Tại Nam Định có đội Hồng Bàng, Phủ Lý có đội Phủ Lý Thể thao, Lạng Sơn có đội Le Semeur.
Nói chung, trong thời kỳ từ 1910 đến 1940 các đội bóng ra đời và phát triển rộng khắp trên địa bàn miền Bắc nhưng về sân bãi thì vẫn hạn chế. Ngoài sân Hải Phòng, tại Hà Nội có sân Mangin (nay là sân Cột Cờ) do người Pháp quản lý, sau này có thêm sân Nhà Dầu do đội Chớp Nhoáng và Câu lạc bộ Bóng đá Hà Nội hợp tác xây dựng. Các giải đấu cũng được tổ chức nhưng phần nhiều còn mang tính “nội vùng” và tất nhiên là vẫn mang tính “phong trào”.
Riêng tại Trung Kỳ, thời kỳ này, nơi vẫn tồn tại triều đình nhà Nguyễn ở kinh thành Huế, môn thể thao bóng đá phát triển chậm hơn và ghi nhận chỉ có các đội bóng ở Vinh (đội ASNA), Huế (đội Sept), Đà Nẵng (Tourane) và Nha Trang (đội Cheminot).
Giai đoạn lịch sử bóng đá Việt Nam từ 1954 đến 1975
Thế chiến thứ hai (1939-1945) và chiến tranh Việt- Pháp (1946-1954) đã làm gián đoạn sự phát triển của bóng đá Việt Nam. Cho đến năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Genève ký kết chia đôi nước Việt thành hai miền Nam – Bắc, môn thể thao bóng đá ở cả hai miền mới được phục hồi và phát triển trở lại.
Bóng đá Miền Bắc:
Tại Miền Bắc, đội bóng Thể Công của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập từ năm 1954 đã nhiều năm liền đoạt chức vô địch. Từ năm 1956, đội tuyển quốc gia của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (trong đó nòng cốt là cầu thủ của đội Thể Công và Trường Huấn luyện quốc gia) đã có chuyến thi đấu quốc tế đầu tiên tại Trung Quốc với sự dẫn đắt của huấn luyện viên Trương Tấn Bửu. Sau đó, từ 1956 đến 1966, đội chủ yếu tham gia các giải ở các nước xã hội chủ nghĩa và tại các giải GANEFO (Indonesia, 1963) và GANEFO Châu Á (Campuchia, 1966).
Bóng đá Miền Nam:
Tại Miền Nam, từ 1956 đội tuyển quốc gia của Việt Nam Cộng hòa đã trở thành một trong 4 đội bóng mạnh của châu Á, khi lọt vào vòng chung kết giải Vô địch châu Á 1960 cùng với Nam Hàn, Ấn Độ và Trung Hoa. Từ năm 1960 đến 1966, đội tuyển này thường được xếp hạng từ thứ ba đến thứ nhất tại các giải đấu châu Á. Đội đã lần lượt đoạt huy chương vàng bộ môn bóng đá tại SEA Games 1959, và cúp vô địch Merdeka lần thứ 10 tại Malaysia năm 1966 với 12 đội của 12 nước tham dự (do huấn luyện viên người Đức Karl-Heinz Weigang dẫn dắt).Đặc biệt, đội tuyển cũng là đại diện đầu tiên của Việt Nam tại một giải đấu cấp thế giới, khi đã tham gia vòng loại World Cup 1974, và các kỳ Thế vận hội Mùa hè 1964 và 1968.
Nói chung, mục tiêu của hoạt động bóng đá ở cả hai miền Nam Bắc giai đoạn này là giải trí, rèn luyện thân thể để duy trì và nâng cao sức khỏe cho mọi người dân. Đây chính là loại hình bóng đá phong trào, “nghiệp dư” khác với các hoạt động bóng đá “chuyên nghiệp” của các nước phương Tây cùng thời điểm.
Phụ Lục 2.
Du Football au Vietnam (1905-1949): colonialisme, culture sportive et sociabilités en jeux
Bài viết về Bóng tròn Việt Nam (1905-1949): chủ nghĩa thực dân, văn hoá thể thao và tính xã hội trong các trận đấu bóng tròn.
Theo tác giả bài viết này Agathe Larcher –Goscha, Đại học Montreal , Canada, có ba hội bóng tròn Nam Kỳ có 46 đội banh, Annam -miền Trung có 4 và Bắc Kỳ có 15 .
Ngoài ra có 7 đội banh mà các tác giả không chắc thuộc về hội bóng tròn nào.
Nguồn: http://www.persee.fr/doc/outre_1631-0438_2009_num_96_364_4414
Phụ Lục 3.
Những tên tuổi lừng danh của nền túc cầu trước 1975
Đội tuyển túc cầu quốc gia Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là đội tuyển cấp quốc gia của VNCH từ năm 1955 đến năm 1975. Đội tuyển từng lọt vào vòng chung kết hai giải Cúp Châu Á đầu tiên và thành tích tốt nhất của đội là giành vị trí thứ tư ngay lần đầu tham dự vào năm 1956. Đội cũng đoạt huy chương vàng tại SEAP Games 1959 được tổ chức tại Thái Lan. Dấu son oai hùng Năm 1959, lần đầu tiên đội tuyển túc cầu VNCH đã đoạt được huy chương Vàng tại Đông Nam Á Vận Hội (không có sự tham dự của Nam Dương và Phi Luật Tân). Đội tuyển túc cầu VNCH có Phạm Văn Rạng (thủ môn), Nguyễn Văn Cụt, Phạm Văn Hiếu, Nguyễn Ngọc Thanh, Lê Văn Hồ (Myo), Nguyễn Văn Nhung, Đỗ Thới Vinh, Há, Đỗ Quang Thách, Nguyễn Văn Tư…. Đội tuyển vào chung kết hạ đội nhà Thái Lan 3-1 và được chính tay hoàng thái tử nước Xiêm (Thái Lan) trao chiếc cúp vàng tại sân vận động
Hình 52: Đội tuyển VNCH 1966.
Năm 1966, đội tuyển túc cầu VNCH lập thêm kỳ tích khi đoạt cúp vàng Merdeka, tổ chức tại Mã Lai Á (Malaysia ngày nay). Tham dự lúc đó gồm có Lâm Hồng Châu (thủ môn), Lại Văn Ngôn, Phạm Văn Lắm, Văn Có, Phạm Huỳnh Tam Lang, Nguyễn Văn Chiêu, Nguyễn Vinh Quang, Nguyễn Văn Ngôn, Dương Văn Thà, Đỗ Thới Vinh, Nguyễn Văn Mộng. Trên sân cỏ, đội tuyển VNCH đã liên tiếp hạ Tân Gia Ba (5-0), Nhật (3-0), Mã Lai Á (5-2), Đài Loan (6-1) và thua Ấn Độ (0-1). Đội tuyển VNCH vào chung kết với Miến Điện và trong trận này, đối phương tấn công đội tuyển VNCH liên tục nhưng đến phút 68, trung phong Phạm Huỳnh Tam Lang đã sút tung cầu môn Miến Điện, đem về chiếc cúp vàng vô địch cho đội tuyển VNCH. Sách báo Sài Gòn thời đó miêu tả bàn thắng của trung phong Tam Lang như sau: “Chiêu dùng ngực hứng bóng, xoay người, tung quả sút hiểm hóc từ xa 25 mét bằng chân trái, bóng đi như ánh chớp vào góc thượng của khung thành trong sự ngỡ ngàng của đệ nhất thủ môn Á Châu thời bấy giờ là Tin Tin An, mở tỷ số 1-0 cho đổi tuyển VNCH”. Lần đó, HLV của đội tuyển túc cầu VNCH là ông Weigang người Tây Đức.
Tại Đông Nam Á Vận Hội năm 1967, đội tuyển túc cầu VNCH lại đoạt huy chương Bạc, khi thắng Lào 5-0, Thái Lan 5-0 và thua Miến Điện 1-2 khi vào chung kết. Năm 1973, tại Đông Nam Á Vận Hội ở Tân Gia Ba, đội tuyển túc cầu VNCH lại dành Huy chương Bạc, sau khi vào chung kết lại thua Miến Điện với tỷ số 2-3.Những cái tên không thể nào quên Nhắc đến túc cầu Miền Nam Việt Nam là phải nhắc đến những cái tên được gọi là huyền thoại bất tử mà cho đến mãi giờ đây, sau 40 năm, họ vẫn là những cầu thủ túc cầu xuất sắc không ai sánh được.
Thủ môn Phạm Văn Rạng với danh hiệu “Lưỡng thủ vạn năng”. Năm 1949, từ một trung phong của trường Việt Nam học đường cơ duyên đã đưa ông trở thành thủ môn khi thủ môn chính thức không thể thi đấu. Năm 51, thủ môn Rạng được đội Ngôi sao Bà Chiểu của ông bầu Võ Văn Ứng mời về giữ khung thành và chỉ hai năm sau được chọn làm thủ môn cho đội tuyển Thanh Niên. Năm 1953 bị động viên, ông trở thành người trấn giữ khung thành cho đội Tổng Tham Mưu. Ông được tuyển vào đội tuyển túc cầu VNCH cùng năm khi mới 19 tuổi và khoác áo đội tuyển cho đến năm 1964 thì giải nghệ. Thủ môn huyền thoại Phạm Văn Rạng đã qua đời vào tháng 11 năm
Hinh 53:
Thủ môn Phạm Văn Rạng bị vây quanh bởi các fan bóng hồng Nhật Bản.
Phạm Huỳnh Tam Lang sinh năm 1942 ở Gò Công. Năm 1955 lên Sài Gòn và thi đậu vào trường Petrus Ký. Người đồng hương Nguyễn Văn Tư, cầu thủ nổi tiếng của làng bóng Sài Gòn với biệt danh “mũi tên vàng đội AJS” đã đưa Tam Lang về nhà ở và dìu dắt vào nghiệp cầu thủ. Sau khi vừa học chữ vừa luyện bóng, năm 1949 Tam Lang được nhận vào đội tuyển thiếu niên Nam Việt Nam cùng với Võ Bá Hùng, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Ngôn, Quan Kim Phụng…. Từ đội tuyển thiến niên, năm 1960 Tam Lang được nhận vào đội tuyển VNCH, lúc chỉ có 19 tuổi. Đến năm 1966 khi chuẩn bị đi Malaysia dự Merdeka Cup, Tam Lang được HLV Weigang chọn làm thủ quân. Tam Lang cũng là một cầu thủ trong đội hình chính thức của đội túc cầu Cảnh Sát Quốc Gia. Trung phong Tam Lang qua đời năm 2014 tại Sài Gòn.
Hinh 54: Thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang với cúp vàng Merdeka năm 1966
Dương Văn Thà, một cầu thủ lừng danh ‘thần mã’, của đội tuyển Miền Nam từ 1967-1974, cho biết trước năm 1975 là thời kỳ cực thịnh của túc cầu VNCH, qua nghệ thuật nhồi bóng cùng với tinh thần kỹ luật, tự giác và sự luyện tập.
Ðỗ Thới Vinh sinh khoảng năm 1940 quê ở Phan Thiết và đến tuổi trưởng thành vào Sài Gòn và đầu tiên chơi trong đội bóng Quân Cụ. Sau đó đầu quân cho đội Quan Thuế. Với lối đi banh lắc léo khiến hậu vệ đối phương khó truy cản cùng với những đường banh chuyền chính xác, tài nghệ của Ðỗ Thới Vinh đã được Tổng Cuộc Túc Cầu VNCH để ý đến và có chân trong đội tuyển VNCH từ năm 1956 cho đến 1969. Đỗ Thới Vinh – có biệt danh Vinh Sói – được xem là tuyển thủ tiêu biểu của nền túc cầu VNCH với phong cách thi đấu “hào hoa và hiệu quả”, từng đứng vào đội hình đội tuyển Á Châu cùng với Phạm Văn Rạng. Sau năm 1966, với chiếc cúp vô địch Merdeka trở về, Đỗ Thới Vinh đầu quân trong đội bóng Tổng Tham Mưu. Sau này, khi được biệt phái lại ngành cũ, Ðỗ Thới Vinh trở lại Quan Thuế.
Hinh 55 : Tiền vệ Ðỗ Thới Vinh, trái cùng một đồng đội.
Đỗ Thới Vinh trong vai trò tiền vệ tạo được nhiều kỷ lục nhất: 13 năm liên tục là tiền vệ của đội tuyển VNCH với 118 trận đấu quốc tế. Một lần được vinh hạnh chọn đá trong thành phần đội tuyển Châu Á, 11 lần tham dự giải Merdeka từ 1957 đến 1969, 6 lần dự giải Ðông Nam Á Vận Hội (SEAP Games), 6 lần có mặt ở giải King’s Cup của Thái Lan, và 2 lần dự Á Vận Hội. Danh thủ Đỗ Thới Vinh mất tại Sài Gòn năm 1996. Ngoài ra còn có những cái tên khác như Trần Văn Nhung, Lê Văn Hồ, Cù Sinh, Cù Hè, Hồ Thanh Chinh, Phạm Văn Lắm, Nguyễn Văn Mộng, Lại Văn Ngôn…..đều góp phần tạo nên một nền túc cầu oai hùng của Miền Nam Việt Nam vang danh khắp năm châu.
Nguồn : http://vietlifestyles.com/40-nam-nhin-lai-oai-hung-tuc-cau-mien-nam-viet-nam/
Phụ Lục 4.
Gia Định Thành Bát Quái- thành Qui và thành Phụng
Được gọi là sân Citadelle- còn gọi là sân Hào Thành vì sân này nằm trong khuôn viên của thành Phụng-người Pháp gọi là Sài Gòn citadelle –sau 1954 đổi tên là sân Hoa Lư.
Hình 56: Bản tranh vẻ 3D của Đại úy Hải quân Pháp Favre 1881 với chú thích của người viết.
Trong bức họa này sân Citadelle chưa được xây dựng, tuy nhiên thành Phụng không thấy bị phá hủy, mặc dù Thành Bát Quái bị hủy phá khi Pháp hạ Gia Định thành năm 1859. Nên chú ý, thành Phụng nhỏ hơn được xây lại sau khi thành Bát Quái bị phá huỷ.https://nghiencuulichsu.com/2016/08/27/quy-hoach-sai-gon-gia-dinh-xua/
Hinh 57: Vị trí khu Gia Định thành do Ông Trần Văn Học vẻ năm 1815. Chú thích của người viết cho tiện việc tham khảo.
Phụ Lục 5.
Giải Vô Địch khu Nam VietNam (South Vietnam) 1961-62
Kết quả giải bóng tròn khu Nam-các đội hạng nhất muà 1961/62
1-Quan Thuế (Customs)
2-Tổng Tham Mưu (Military General Staff)
3-A.J.S (Association de la Jeunesse Sportive)
Có tất cả 13 đội banh
Công Quản Passenger Bus Club
Thương Cảng Saigon (Saigon Harbour)
VN thương tín (Commercial Credit)
Cảnh Sát (Police)
Ngôi sao Gia Định (Gia Dinh Stars)
Tham Mưu Hành Quân (General Headquarters)
Quân Cụ tiếp Liệu (Army Supply)
C.S.S. (Cercle Sportif Saïgonnais)
Bưu Điện P.T.T. (Postes, Télégraphes et Téléphones)
Không Quân (Air Force)
Kết Quả sau cùng –dựa theo hệ thống điểm 3-2-1
1. Customs 63 pts
2. E.M.G. 62 pts (État-Major Général; Military General Staff)
3. A.J.S. 61 pts (Association Jeunesse Sportive)
Other teams (13 teams in total):
Passenger Bus Club
Saigon Harbour
Commercial Credit
Police
Gia Dinh Stars
General Headquarters
Army Supply
C.S.S. (Cercle Sportif Saïgonnais)
P.T.T. (Postes, Télégraphes et Téléphones)
Air Force
“Vietnam Cup”
Third place match
1-Jul-62 A.J.S. 2-0 Saigon Harbour
Final
1-Jul-62 Customs 0-0 E.M.G.
19-Jul-62 Customs 2-0 E.M.G. [replay]
Nguồn :http://www.rsssf.com/tablesz/zviet62.html
Phụ Lục 6.
Giải Vô địch Đông Dương 1941
Hinh 58: Đội bóng Bắc Kỳ tham dự giải vô địch Đông Dương vào ngày 17 và 18 tháng Tư 1941.
Kết quả các trận đấu ngày 17.04.41 :
Nam Kỳ(Cochinchine) thắng Bắc Kỳ (Tonkin) 2-0
Trung Kỳ( Annam) thắng Cao Miên(Cambodge) 5-1
Kết quả các trận đấu ngày 18.04.41
Bắc Kỳ( Tonkin) thắng Cao Miên( Cambodge) 4-2
Nam Kỳ( Cochinchine) thắng Trung Kỳ( Annam) 4 -2
Tham Khảo-References
1. http://philippe.millour.free.fr/Photos/Indochine/pages/FBTonkin1941.htm Pierre Millour
2. http://2saigon.vn/net-xua-saigon/nhung-chuyen-chua-biet-ve-ba-chieu-xua.html (San Fourriere)
3. http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=63209
4. soccer_QuangTruong_vff.org.vn_200
5. https://www.facebook.com/notes/nguyen-chinh/b%C3%B3ng-%C4%91%C3%A1-s%C3%A0i-g%C3%B2n-x%C6%B0a/10204791696150482/
6. http://www.namkyluctinh.com/a-thethao/ttdung-tuccauvnch.html
7. http://amvc.free.fr/Damvc/Khoa/BongDa/VIETNAM.htm (lich su bong da VietNam)
8. Archive soccer match
9. https://archive.org/details/LC-54507
10. National Archives Identifier: 32793 Vietnam: Soccer Game Between 69th Sig BN & ARVN Sig BN TSN Etc, 11/19/1967
11. http://thanhnien.vn/van-hoa/chuyen-it-biet-ve-sai-gon-xua-doi-banh-dau-tien-cua-nguoi-viet-730847.html Đội banh dau tien cua nguoi Viet
12. http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=63209http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=63209 WEINER Sport Club
13. https://en.wikipedia.org/wiki/1974_FIFA_World_Cup_qualification_(AFC_and_OFC) : South VietNam World Cup 1974
14. https://maivantran.com/2012/10/31/vang-tieng-mot-thoi/ Vang tiếng một thời.
15. http://www.persee.fr/doc/outre_1631-0438_2009_num_96_364_4414
16. http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_H%E1%BB%8Dc
17. http://saigonkidsamericancommunityschool.com/pershing-field-ball-park/comment-page-1/#comment-164300
18. http://oldspooksandspies.org/Photos/riddle/riddle.html
19. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/7981942203/in/album-72157655227486183/
20. http://luongvancan.avcyber.com/D_1-2_2-136_4-12883_5-15_6-3_17-38_14-2_15-2/
21. http://kimanhl.blogspot.com.au/2014/12/ky-niem-ngay-gio-vo-su-ph-ung-manh-chu.html
22. http://thethao.vietnamnet.vn/hoso/lichsu/2004/10/285097/
23. http://plo.vn/ho-so-phong-su/doi-bong-dau-tien-670895.html
24. https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n_v%E1%BA%ADn_%C4%91%E1%BB%99ng_Th%E1%BB%91ng_Nh%E1%BA%A5
25. http://www.historicvietnam.com/cercle-sportif-saigonnais/
26. https://en.wikipedia.org/wiki/HMS_King_Alfred_(1901)
27. http://thaolqd.blogspot.com.au/2016/11/
28. http://bankleague.vn/newsdetail/bong-da-viet-nam-57-248.html
29. http://www.smh.com.au/sport/soccer/when-the-socceroos-won-behind-enemy-lines-20141108-11j4nk.html
30. http://theworldgame.sbs.com.au/blog/2015/04/21/remembrance-socceroos
31. https://en.wikipedia.org/wiki/1967_Quoc_Khanh_Cup
32. http://www.dcvonline.net/2014/06/24/tuc-cau-viet-nam-cong-hoa/
33. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/23414430335/in/album-72157659671928440/
34. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8290094706/
35. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/14406314457/-Sân Quân Đội 1965
36. King of Siam visit to Saigon 1930http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/ulysse/notice?q=cochinchine&coverage=Cochinchine&type=Photographie&mode=thumb&page=74&hpp=10&id=FR_ANOM_8Fi18-30
37. Thai Viet Football 1949http://anom.archivesnationales.culture.gouv.fr/ulysse/resultats?q=equipe+de+football+&coverage=&date=1949&from=&to=&type=Photographie&mode=list
38. https://vi.wikipedia.org/wiki/S%C3%A2n_v%E1%BA%ADn_%C4%91%E1%BB%99ng_Th%E1%BB%91ng_Nh%E1%BA%A5t#Th.E1.BB.9Di_Vi.E1.BB.87t_Nam_C.E1.BB.99ng_h.C3.B2a
39.http://scootersaigontour.com/tao-dan-park-and-bird-cafe-in-ho-chi-minh-city/
Y Nguyên Mai Trần
Xe xưa trên lối cũ: Xe chở khách miền Nam trước 1975.
Posted: 28/05/2016 Filed under: Hình ảnh xưa-Miền Nam, Viet Nam | Tags: Nhận diện xe xưa, Xe buýt xe đò trước 1975, Xe chở khách xưa, Xe Taxi trước 1975 1 CommentXe xưa trên lối cũ
Phần 3 : : Xe chở khách miền Nam trước 1975.
Xe Buýt Xe Đò Xe Taxi
Y Nguyên Mai Trần
Xem phần 1 Xe cổ điển Pháp trước 1975
Xem phần 2 Xe cổ điển xuất xứ không từ Pháp-Mỹ-Anh-Đức-Ý-Nhật
Phương tiện chuyên chở khách bằng xe hơi ở miền Nam trước 1975 rất đa dạng. Thời Pháp thuộc-Hòn Ngọc Viễn Đông trước 1954, người Pháp đã xử dụng một số xe chở khách nhỏ lớn trong phạm vi thành phố Saigòn Chợ Lớn và các tỉnh phụ cận như Tây Ninh, Vũng Tàu, Vĩnh Long Cần Thơ. Khi miền Bắc trở thành bảo hộ, người Pháp cũng mang vào xe khách chuyên chở người và thư tín, hàng hoá đến các tỉnh chung quanh Hà Nội như Bắc Ninh, Hải Phòng…
Ở Saigon, người cần dùng phương tiện có thể đến mướn xe ở những bãi đậu – trước sở Hoả Xa (đường Hàm Nghi) (thập niên 1930s, 1940s), đường Lê Lai (Boudonnet) cạnh ga xe lửa Saigon xưa (1940s, 1950s), hoặc sau nầy dọc theo đường Nguyễn Huệ, Lê Lợi, hoặc vẫy tay dừng taxi trên đường phố. Taxi là từ đã được dùng từ khi người Pháp dùng cho xe chở khách từ thập niên 1930s-1940s. Sau đó Renault 4CV được nhập cảng vào Miền Nam cho tư dụng và dùng làm taxi vào cuối thập niên 1940s. Tuy nhiên phải đến thời VNCH sau 1954 taxi mới trở thành phổ biến – taxi phải được sơn 2 màu, phần dưới màu xanh (dương), phần trên màu bơ (màu ngà) và phải gắn đồng hồ tính tiền (taxi meter). Tuy đa số taxi thuộc dòng xe Renault 4CV, các dòng xe khác cũng được dùng làm taxi như Peugeot, Simca và Dauphine xuất hiện trên đường phố khoảng giữa thập niên 1960s.
Taxi là phương tiện giao thông nổi bật của Sài Gòn nói riêng và của cả Việt Nam nói chung từ cuối thập niên 1940s qua những thập niên 1950s, 1960s đến 1975.
Song song với Taxi , từ năm 1957 , hệ thống xe buýt thay thế xe lửa điện vận hành trong địa phận Sàigòn Chợ lớn Gia định. Từ bến xe buýt chính ở công trường Diên Hồng, các tuyến xe buýt vận hành thay thế các tuyến xe lửa xưa với nhiều tram dừng xe hơn. Nếu đi xa hành khách có thể đến những bến xe đò đi về đi miền Đông, miền Trung hay Miền Tây. Ở các tỉnh lớn như Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đà Nẳng-Huế…cũng có những bến xe đò địa phương đi những vùng lân cận.
Có thể phân biệt một cách tổng quát, những loại xe chở khách:
Xe đò, xe buýt: Đây là loại xe to, trung và nhỏ, nhiều hàng ghế, chở 10 người trở lên, từ buýt mượn từ phương Tây bus hay autobus thường để chỉ loại xe khách lưu hành trong nội vi thành phố lớn và thường là vận hành bởi cơ quan nhà nước (xe buýt trong thành phố) hay công ty tư nhân (xe đò). Hành khách xe buýt không cần mua vé trước, lên/xuống tại những trạm xe bus được định sẵn và cách nhau không xa. Xe đò thường để chỉ loại xe chở khách đi đến địa điểm xa hơn thành phố, đi liên tỉnh, chở hàng hoá, đồ đạt trên mui xe nói chung, thường phải nên mua vé trước tại trạm xe đò có số ghế ngồi hoặc không tùy hãng. Ở miền Nam thời ấy, xe đò đủ lọại lớn, nhỏ, trung (lỡ). Xe lớn và lỡ thường có một người lơ phụ giúp tài xế, xe buýt thì có người bán vé trên xe, giúp khách hàng lên xuống.
Phần đông các xe đò miền Nam trước 75 đều được đóng thùng (thân xe) tại VN dựa trên dàn gầm (khung chassis), động cơ, hộp số… nhập cảng từ Pháp ngoại trừ một số được nhập cảng nguyên chiếc hoặc bộ phận từ Mỹ giai đoạn 54-75.
Cũng nên biết những bộ phận nhập cảng này , tùy nhu cầu cũng được ráp làm xe cam nhông. Thời này xe cam nhông khác biệt với xe đò vì đầu máy thường nhô ra phía trước thùng xe (đầu nhọn), một số xe buýt xưa đầu máy không nhô ra phía trước mà lại thụt vào phía trong thùng (đầu bằng) và như vậy bác tài và cần sang số ngồi bên hông của đầu máy được che chở bởi một lớp da cách nhiệt.
Cuối cùng cụm từ xe đò thường gợi lại bao nhiêu hoài niệm cho những ai từng xuôi ngược miền Nam, liên tỉnh hay từ làng thôn ra thành phố.
Hoài niệm về xe đò đối với người viết là chuyến đi xe đò từ bến xe Hậu Giang (bến xe Miền Tây) từ Saigon xuống Cần Thơ với hai đêm không ngủ bên đường vì đường bị đặt mìn, xập cầu, đào hố, lấp hố ở đoạn qua Trung Lương, Cai Lậy, Cái Bè trước khi tới Vĩnh Long 1966/67 với bao nhiêu lo âu trăn trở, bất an vì sợ pháo kích trong đêm, bắt gặp những ánh mắt bâng quơ, những nụ cười gượng gạo, tiếng khóc em bé khát sữa với tiếng ru buồn của người mẹ trong đem đen với ánh đèn măng xông bên cạnh những mảnh ruộng vô tình, âm vang của xe công binh ra sức lấp hố, sửa cầu trong đêm, chưa kể vấn đề vệ sinh cá nhân phiền toái.
Hinh 1: Đèn Măng Xông (Manchon) xưa.
Cũng nên biết ngày xưa, xe đò từ Saigon về miệt Mỹ Tho, Gò Công, về Hậu Giang mất cả ngày, phải qua hai cầu sắt Tân An và Bến Lức, hai cầu này thiết kế cho cả xe lửa Saigon –Mỹ Tho và vận hành giống như cầu Bình Lợi (đi từ Bà Chiểu xuống đường Nguyễn Văn Học để qua cầu lên Thủ Đức ăn nem hay Lái Thiêu ăn măng cụt, sầu riêng, lên núi Châu Thới Biên Hoà, hay thẳng đường ra Cấp (Vũng Tàu). Ai về miền Châu Đốc, Long Xuyên thường phải qua hai bac Mỹ Thuận và Vàm Cống còn về Hậu giang phải qua hai phà Mỹ Thuận và Cần Thơ mà thời gian đến tuỳ thuộc vấn đề an ninh và tình trạng kẹt Bac (Bac tiếng Pháp, có nghĩa là phà, hay ferry tiếng Anh )
Xe taxi: Xe nhỏ, thường chở tối đa 4-5 người, thường chạy trong thành phố, địa điểm đi đến tùy khách, tiền xe được tính dựa trên đồng hồ taxi meter. Nếu được bao thuê, giá cả thương lượng giữa người bao thuê và tài xế Taxi.
Taxi có thể được neo (máy tính tiền vẩn “nhảy”) taxi được giữ lại bởi khách cho tới khi khách không dùng dịch vụ nữa.
Xe chở khách: Những loại xe chở khách khác taxi hay xe đò. Những dòng xe của thập niên 30s hay 40s hay sau này như xe lô ca xông hay xe Hoa-Hoa Kỳ, thường chở tối đa 4-5 người, thường chạy trong thành phố, địa điểm đi đến tùy khách, tiền xe được thương lượng giữa khách và tài xế lái xe.
Xe buýt, xe đò miền Nam trước 1975.
Xe đò là loại xe chở khách số lượng nhiều it tùy loại xe lớn, trung hay nhỏ và tùy hãng vận hành. Xe nhỏ 10-15 người, lớn lên đến 50-70 người, hàng hóa thường để trên mui xe.
Xe buýt, xe đò xuất hiện từ thời Pháp thuộc để đáp ứng nhu cầu chuyên chở người, hàng hoá và thư tín. Người Pháp dùng từ autobus, autocar để chỉ một trong những dòng xe dùng làm xe đò thời bấy giờ được nhập cảng từ Pháp như Renault Latil, Saviem, Saurer, Berliet (phần đông các hãng này về sau đều xáp nhập vào hãng Renault) hoặc những dòng xe Mỹ, sau 1954, gồm những nhản hiệu như De Soto, Chevrolet, International Harvester, Fargo, Ford , GMC hay xe Nhật Toyota .
Hành khách đi xe đò có thể đến các bến xe nằm rác khắp nơi trong thành phố như bến xe An đông, bến xe Lục tỉnh Petrus Ký, bến xe Chợ lớn Bình Tây, bến xe Nguyễn cư Trinh, bến xe Nguyễn thái Học . Sau cuối thập niên 1950s đầu 1960s thì lần lượt chuyển về bến xe Petrus Ký, xe khách đi các tỉnh thành phố miền Đông, miền Trung, hay Tây thường sơn màu khác nhau để cho khách dể tìm xe.
Bến xe Petrusky trở nên quá tải, để giải toả áp lực xe đi miền Tây (được gọi là bến xe Miền Tây) được dời ra Phú Lâm (Bình Chánh) đổi thành Xa cảng Miền Tây (bến xe Hậu Giang) khoảng 1965, xe đi Miền Đông vẩn còn ỏ đường Petrus Ký đổi thành xa cảng Miền Đông. Sau năm 1976 xa cảng miền Đông dời về quận Bình Thạnh với tên củ Bến xe Miền Đông.
Hinh 2 : Bến xe đò lớn trên đường Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký) năm 1950, gần Ngã sáu Sài Gòn có tượng Phù Đổng thiên vương ( Ảnh Donald F. Harrison Collection – The Vietnam Centerand Archive)
Hinh 3: Bến xe đò Lục Tỉnh (miền Tây) với xe đò lỡ (lỡ cở=không lớn không nhỏ=trung)
Hinh 4: Saigon, August 1955 – Bến xe đò lục tỉnh đường Trương Vĩnh Ký với xe đò nhỏ thường thấy như – Renault Goelette, Estafette, Volkswagen Kombi, Toyota, Ford –cho khách đi Vũng Tàu, Biên Hoà, Bình Dương, Long Khánh – François Guillemot Collection- Source Báo Tiếng Dội Miền Nam https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/15326931012
Hinh 5: Bến xe Petrus Ký 1960.
http://tuoitre.vn/tin/ban-doc/20160116/duong-petrus-ky-o-sai-gon-voi-ben-xe-lay-lung-mot-thoi/1039267.html
Hinh 6 : Xe đò Ford tại bến xe Nguyễn cư Trinh 1965
Quang cảnh nhộn nhịp của những bến xe đò-người, hàng hoá, âm thanh, màu sắc…không nơi nào bằng bến Petrus Ký. Những chiếc xe đò mang tên như Á Đông, Tân Á,Đông Á, Thuận Thành và Ngọc Châu chạy tuyến Saigon Mỹ tho. Các hảng Tam Hữu, Thành Long, Công Tạo- Thuận Thành chạy tuyến SG-Châu Đốc .Xe đò đi miền Tây (Thuận Thành, Lộc Thành, Nhan Nhựt, Quang Minh, Đại Hưng, Thuận Hiệp, Vĩnh Phát, Thuận Lợi, Liên Hiệp, Nhơn Hòa, Phi Long, Hiệp Hưng, Kim Long, Nam Thành, Hữu Phước, Quang Minh, Hiệp Thành,Tam Hữu … phục vụ nhu cầu đi lại và chuyên chở hàng hoá của người dân khắp miền Nam Việt Nam, đặc biệt là những chuyến xe thơ chở thơ tín và hàng hoá cho bưu điện nhà nước.
Những chiếc xe đò nầy thường chạy sớm khoảng 4 hay 5 giờ sáng và có quyền ưu tiên qua phà…
Xe đò miền Đông (Bình Dương, Phước Long, Long Khánh), Đông Bắc (Vũng Tàu), Cao nguyên (Đà Lạt), và miền Trung như Thuận Hiệp, Liên Hiệp, Hiệp Thành, Nam Thành Kim Long (Tuyến SG-Thủ Dầu Một (QL 13) …. thì hầu như là hãng xe đò duy với các điểm dừng ở Dầu Tiếng, Bến Cát, Đôn Luân (Đồng Xoài), Phước Bình, Lộc Ninh, v..v… Nói tóm lại thì toàn là vùng “xôi đậu” .. có khi vừa gửi “tờ báo” cho ông “Trưởng đồn Bảo an” ở Lai Khê … thì chạy khoảng 10 phút sau đã ghé “đóng Thuế” cho “trạm Giải Phóng” ở Lai Uyên rồi …. Cái thế “hai hàng” này có lẽ đã là lợi thế cạnh tranh mà hãng này giữ lâu dài nhất … và gần như độc chiếm …. trong hoạt động vận tải hành khách trên con lộ Tử thần ấy của các hãng xe đò đối thủ … Rất hiếm khi dân SG nghe nói “xe đò của hãng Kim Long bị mìn trên QL 13” so với các tin tương tự trên các tuyến đường khác …
Miền Trung thì gần như chỉ có hãng Phi Long chọn hướng vận tải xa nhất : SG-Huế-Quảng Trị … Hành khách trên tuyến này có khi ăn ngủ luôn trên xe trong suốt hành trình … Ngày xưa, chỉ cần thấy trên xe đò có một chiếc gà-mên lớn, bằng inox … cao bằng đứa bé 12 tuổi … trên mui có một cái bồn nước … loại dùng trong quân đội .. Người ta biết ngay đó là xe đò miền Trung … Thỉnh thoảng cũng có tin “xe đò bị mìn” trên tuyến này … Nhưng là những hiệu khác .. không phải Phi Long …
Trich từ
http://memory2010blog.blogspot.com.au/2011/02/269-sai-gon-xua-phan-3.html
Xe đò xưa trước 1954.
Hinh 7: Xe đò Renault mẫu 1927 của hãng STACA trên quai Courbet 1950,, trước trụ sở của hãng Liên hiệp thương mại Đông Dương và Phi Châu (L’U.C.I.A) lập năm 1904- Về sau là trụ sở Tổng lãnh sự Hoa Kỳ trước 1975 – Ngày nay là khách sạn Indochina River side .
http://ktsdanang.vn/Default.aspx?PageId=706
Hinh 8 : Xe đò băng qua cầu trên đường Saigon-Mỹ tho 1950s.
Hinh 9 : Xe đò Renault chạy tuyến từ Huế qua An Lỗ rồi đến Sịa –trung tâm huyện Quảng điền ngày nay. Hinh chụp 1964. Nguồn Lonnie M. Long Collection – Vietnam Center and Archive
Trích”
Một điều nữa là trừ Huế ra, Sịa ngày xưa cũng là một vùng đất trù mật, buôn bán sầm uất của cả một vùng ngoại vi kinh thành, không thiếu thứ gì, lại còn mang chút dáng vẻ văn vật đất thần kinh. Từ những sản vật địa phương như bánh tráng, bánh ướt, tôm chua, cá chột nưa, vô số hải sản… vừa ngon vừa hấp dẫn, đến cả những sản phẩm văn hóa như chơi đu tiên, đua ghe, hội vật, hò giã gạo, hò mái nhì, mái đẩy. Cái gì cũng có, cũng không thua chi Huế cả…”
http://tapchisonghuong.com.vn/tap-chi/c271/n10945/Mat-Tam-Giang.html
Hinh 10 : Xe buýt ISOBLOC của hảng COSARA (1954) là loại mẫu DP 648 102 trang bị động cơ diesel Panhard, 4 xi-lanh 6.8 lít.
Isobloc là một thương hiệu xe buýt cổ điển do Joseph Besset thành lập năm 1930 tại vùng Ardèche, Pháp (8). Isobloc chuyên thiết kế thân xe với công nghệ cao thời bấy giờ thân không khung, áp dụng khí động học và vật liệu nhẹ –sàn xe phẳng, máy nằm phía sau, xe rộng thoáng bên trong.
Hinh 11 : Lên xe buýt Hàng không Việt Nam ra phi trường 1965 . Hinh anh Bill Eppridge .
Hàng Không Việt Nam (Air Vietnam) được thành lập năm 1951 tại Saigon.Trước đó COSARA là một công ty hàng không và vận tải tư nhân được thành lập tháng 9 1947, bởi Maurice Loubière cùng với một người bạn Việt Nam COSARA (Comptoirs Saigonnais de Ravitaillements) có văn phòng đặt tại 5-13, đường Turc bây giờ Hồ Huấn Nghiệp Sài Gòn.
Mục đích lúc đầu của công ty là cung cấp vận chuyển hàng hoá cho các đơn vị quân trú đóng của Pháp nằm rải rác khắp nơi ở Việt Nam bằng cách sử dụng các sân bay được xây dựng bởi người Nhật trong Thế chiến II.
Sau Hiệp định Genève (20/7/1954) phân chia Nam Bắc, COSARA ngừng hoạt động năm 1955. Loại phi cơ Dakota (Douglass DC 3) chở hàng hoá và hành khách bán lại cho Hàng Không Việt Nam (Air Vietnam).
Cosara có một đội xe buýt dùng đưa đón hành khách từ văn phòng ở Saigon ra sân bay, tuy thế Cosara có tuyến đi Châu Đốc, những chỉ được vận hành 1,2 năm rồi ngưng. Đội xe buýt Cosara, trở thành xe buýt của Hàng Không Việt Nam với biểu hiện con Rồng nằm trên lá cờ vàng ba sọc đỏ. Maurice Loubière trở về Pháp sau khi công ty ngưng hoạt động.
Hinh 12 : Xe đò Renault Goelette của hãng SITA đưa đón khách phi trường Tân Sơn Nhất, đậu trước trụ sở SITA, 5 Bến Chương Dương (Le Myre de Villers Quay) năm 1952.
Indochina Air Transport Company (Société Indochinoise để Transports Aériens) thành lập 1950 chuyển vận tải hàng hoá và hành khách.
Hinh 13 : Dòng xe Toyota Coaster mẫu 1969 được dùng làm xe đò chuyên chở từ 15-25 khách trên tuyến đường Saigon Vũng Tàu đầu thập niên 1970s
Hinh 14 : Xe đò “lỡ” Renault Goelette biến chế với thùng dài hơn của hảng Hiệp Hoà chạy đường Bình Dương Saigon 1959.
Hinh 15 : Trong khoảng năm 1960, Renault Goelette được mang về Việt Nam, lmodel 1400 (được ra đời năm 1956) và được tận dụng để chở hành khách và hàng hóa. Trong bức ảnh trên là chiếc xe đò lỡ Renault Goelette thân dài u6 hãng Tân Mỹ chạy tuyến Tân An – Mỹ Tho.
Những chiếc Renault Goelette xuất hiện ở Việt Nam chủ yếu là phiên bản Renault Goelette 1400 (được ra đời năm 1956). Xe có dung tích động cơ 2.383cc sử dụng dầu hoặc xăng tùy loại. Kích thước của xe là 4.540 x 1.920 x 2.250m (dài x rộng x cao).
http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?201785-Xe-%C4%90%C3%B2-X%C6%B0a
Hinh 16 : Xe Renault Goelette trong thành phố Qui Nhơn 1966.
Hinh 17 : Xe đò Renault Goelette Cam Ranh-Nha Trang 1969-70
Hinh 18 : Xe đò Renault Goelette Đà Nẳng Quảng Ngãi 1966-67?
Hinh 19: Xe đò Dodge mẫu 1954 – Tuyến đường Sai Gon –Vũng Tàu hình chụp 1970 Vũng Tàu
Hinh 20 : Xe đò Dodge 1970 tuyến đường Saigon Cần Thơ Rạch Giá.
Hinh 21 : Xe đò Dodge Vũng Tàu Saigon 1968
Hinh 22: Xe đò Mercedes tuyến đường Saigon Vũng Tàu, hình chụp 1968 Stan Middleton
Hinh 22a: Xe đò Ford tuyến đường Saigon – Ba Rịa, Phước Lể.Photo Bob Cogan 1967/68
Hinh 23 : Xe đò Desoto trên đường Saigon Tây Ninh. Hình chụp 13/2/1967 Sully Francoise
Hinh 24 : Xe đò Desoto Ngọc Minh tuyến Saigon Bình Định Quy Nhơn.
Hinh 25 : Xe đò Desoto mẫu 1959 tuyến đường Saigon Tây Ninh– hình chụp 1967
Hinh 26: Xe Dodge trên tuyến đường Saigon – Tây Ninh 1965 Photo John Hansen.
Hinh 27 : Xe đò Desoto trên tuyến Saigon Bảo Lộc
Hinh 28 : Xe đò Desoto tuyến đường Saigon Rạch Giá Hà Tiên 1968
Hinh 29 : Xe đò Desoto Saigon Mỹ Tho hinh chup 1968
Hinh 30 : Xe đò Chevrolet, Vỉnh Long 70-71. Hình Frank Effenberger
Hinh 31 : Xe đò Hiệp Thuận-Chevrolet 1964
Hinh 32 : Bến xe Cần Thơ 1970, xe Desoto tuyến Cà Mau – Cần Thơ. Hình Douglas Pike Photograph Collection
Hinh 33 : Desoto 1970
Hinh 34: Xe đò Hotchkiss PL25 –Qui Nhơn 1965-66 . Hình Dave Glenn
Hinh 35 : Xe đò Huỳnh Long hiệu Hotchkiss biến chế, khoảng đầu năm 1950s chạy liên tỉnh. Hình chụp năm 1964 Chris Newlon Green
Hinh 36 : Xe đò Hotchkiss còn gọi là “xe đò mỏ nhọn” 1968.
Hinh 37 : Xe đò Hotchkiss (phía trái) và xe Renault Goelette cải biến (bên phải), bùng binh Cây Gỏ, Saigon 1969, tên chính là công trường Duy Linh và tượng Lê Lợi trên đường ra xa cảng miền Tây–photo by George Lane
Hinh 38 : Xe đò Citroen U-23 xưa chạy tuyến Phước Tuy – Bình Giã 1968
Xe buýt: Theo Tim Doling, một nhà nghiên cứu về Saigon gốc Anh, do sự tranh chấp giữa công ty CFTI (Compagnie des tramways de l’Indo-Chine ) và chính quyền Saigon từ năm 1955 thì đường xe điện tramway ở Saigon, kể cả đường Saigon-Gò Vấp ngưng hoạt động, bỏ hoàn toàn vào năm 1957 và được thay thế bằng hệ thống xe buýt.
(http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/he-thong-xe-lua-cong-cong-tramway-o-sai-gon-thoi-phap)
Xe buýt chạy trên các tuyến đường trong thành phố Sàigòn-Chợ lớn-Gia định, mà trước đó là lộ trình của xe lữa điện (electric tramway system) theo một lộ trình định sẵn, khách chỉ trả tiền vé khi lên xe.Các xe buýt của CFTI được nhượng lại cho công quản chuyên chở công cộng Đô thành Sàigòn 1957. Vào thời thịnh nhất 1960/61 công quản khai thác thêm các tuyến đường mới , tăng cường số xe buýt từ 119 với 12 tuyến lên 224 chiếc. Chi phí cao vận hành không hiệu quả, cộng với sự cạnh tranh khốc liệt của các xe lam ba bánh tư nhân, công quản xe buýt được nhường lại cho tư nhân khai thác qua sắc lệnh của Thủ Tướng Trần Văn Hương tháng 12 năm 1968 (9). Bến xe chính xe buýt Saigon, trước đó là ga Cuniac của tuyến đường xe điện chạy từ đầu đường De la Somme-Hàm Nghi giáp ranh với Bến Chương Dương đến đường Bonhour –Hải Thượng Lãn Ông –Chợ Lớn. Gọi là ga Cuniac vì ga này nằm đối diện với Place Cuniac-Công trường Diên Hồng-bây giờ Quách Thị Trang. Eugène Cuniac là Đô Trưởng Saigon ( Maire de Saigon) người xưa gọi là người Xã Tây, người có công san lấp vùng ao cạn đầm lầy (ao Bồ Rệt- Marais Boresse) để xây dựng chợ Bến Thành.
Hinh 39 : Công quản xe Buýt góc đường Lê Lợi Pasteur
Xe buýt/xe chở khách xưa trong thành phố Saigon
Hinh 40 : Trong hình có 2 chiếc Citroen Type A (10CV) tourer và một Citroen C4 (1928)
Xe Citroen mẫu đầu 1930s chạy ra từ Autohall garage và xe bus renault 1910s chạy về hướng nhà hát Thành Phố. Phòng trưng bày AutoHall nằm ở góc đường Bonard/ Lê Lợi và Charner/Nguyễn Huệ. Đây là địa điểm cũ của Autohall , trước khi được Emile Bainier chuyển qua lại tòa nhà Garage Bainier+ AutoHall xây cất mới, cùng nằm trên góc đường Lê Lợi /Nguyễn Huệ phía bên trái của tấm ảnh này.
Hinh 41 : Xe buýt Citroen C4 biến chế trước “nhà dây thép Saigon”
Hinh 42 : Xe buýt Renault 6C-2 1951 trên đường Bonard (Lê Lợi), Saigon cùng với Peugeot 203 ?
Trong ảnh này, phía sau xe buýt là nhà hát Tây –trước 1975 là Hạ Viện thời VNCH – là công trình xây cất của kiến trúc sư người Pháp Eugene Ferret năm 1897.
Hinh 43 : Xe buýt Renault chạy quanh công trường Diên Hồng (bên phải) cuối thập niên 1950s, bên trái là bến xe buýt bùng binh chợ Bến Thành –sau được đặt tên Công quản chuyên chở công cộng Đô thành.
Hinh 44 : Xe buýt Latil type M 1B chuyên chở từ 12 đến 15 người, bến xe công trường Diên Hồng
Hinh 45 : Xe buýt Renault-Saurer
Hinh 46: Bến xe buýt Sài Gòn đối diện Công trường Diên Hồng thời đệ nhất Cộng Hòa (thời Pháp, Place Eugène Cuniac) phía bên phải.
Xe buýt trong ảnh là những dòng xe Renault 215 D hay Renault Saviem. Tên công trường Quách Thị Trang chỉ xuất hiện sau 1964.
Trước 1954, xe buýt của hãng CFTI (Compagnie Francaise Tramwayélectric Indochine) chạy tuyến Sài Gòn – Gò Vấp qua Dakao, Bà Chiểu Lăng Ông, Bình Hòa, Xóm Gà, chợ Gò Vấp ; tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn (dọc theo đường Galliéni, nay là đường Trần Hưng Đạo), Sài Gòn – Chương Dương (quai de Belgique), Sài Gòn – Hóc Môn – Bà Điểm.
Tuyến đường Saigon- Phú nhuận qua đường Lê Lợi (Bonard) Hai Bà Trưng qua cầu Kiệu chấm dứt ở chợ Phú Nhuận
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai, sản xuất xe buýt lại tiếp tục với dòng 215 D. Hầu hết các thân (body) xe được sản xuất bởi Scemia, một công ty mà Renault đã họp tác trước chiến tranh. Sự cạnh tranh ráo riết trên đưa đến chuyện Renault bị truất ngôi từ vị trí đứng của mình bởi Chausson. Renault chuyễn theo xu hướng mới đặt động cơ ở phía sau và cửa sau cho hành khách lên xuống. Trong tháng 11 năm 1955, Renault tổ chức lại việc sản xuất xe buýt, phân chia chức năng công nghệ bằng cách hợp hợp nhất với Latil và Somua, tạo thành công ty mới SAVIEM LRS (Society Anonymous của công nghiệp xe và Cơ học Thiết bị). Năm 1957, SACA (Hợp nhất giữa hai công ty Floriat và Isobloc) gia nhập Saviem. Năm 1959, Saviem tóm thâu luôn Chausson. Từ tháng 12 năm 1961, thương hiệu Floriat ngừng sản xuất và biến mất. Qua sự liên kết Chausson -Saviem thừa hưởng một nhà máy xe buýt hiện đại ở vùng Annonay. Nhanh chóng, thương hiệu mới Saviem trở nên quen thuộc trên thị trường dành cho xe buýt và xe chở khách. Tên Renault biến mất trên những dòng xe hạng nặng (xe tải và xe buýt) nhưng vẫn còn hiện diện trên xe thương mại hạng nhẹ, như Renault Goelette. Dòng xe khách nhỏ phổ biến, chẳng hạn như Saviem SG2 và Super Goelette và sau đó là l’Alouette, được giao cho các thuộc địa cũ của Pháp. Năm 1978 Saviem hợp nhất với công ty đối thủ Berliet trở thành Renault Véhicules Industriels.(10,11)
Hinh 47 : Xe buýt Saigon Gò vấp chạy trước Hạ Viện đầu thập niên 1960s
Hinh 48 : Hành khách trên tuyến Saigon Binh Tây Chợ Lớn lên xuống bến xe buýt Saigon
Hinh 49 : Xe Buýt Renault trên đường Lê Lợi- Công trường Lam Sơn 1967
Hinh 50 : Saurer buýt trên đường Paul Blanchy –Hai Bà Trưng- Hình chụp tháng 7 1949 (http://www.panoramio.com/photo/16497279)
Tuyến đường Saigon- Phú nhuận qua đường Lê Lợi (Bonard) Hai Bà Trưng qua cầu Kiệu chấm dứt ở chợ Phú Nhuận.
Hinh 51 : Renault Bus 1960-61 SAIGON 1961 – by John Dominis
Hinh 52: Bến xe buýt Công Quản Chuyên Chở Công Cộng bùng binh Công trường Diên Hồng.
Hinh 53 : Xe buýt Renault chết máy ngang bồn phun nước trên giao lộ Lê Lợi-Nguyễn Huệ, trước tòa Đô Chánh cuối thập niên 1960s
Hinh 53a : Xe buýt Renault màu xanh và IH màu cam -công trường Diên Hồng 1965
Hinh 54: Xe buýt Hàng Không Việt Nam đưa đón khách đến sân bay Tân Sơn Nhất 1965.
Hinh 55 : IH (International Harvester) buýt phía sau bến xe buýt Sài Gòn, hướng về đường Hàm Nghi.
Hinh 56: Xe buýt Dodge Mỹ trên đường Hai Bà Trưng đi phi trường Tân Sơn Nhất
Hinh 57: IH( Internatiọnal Harves̀ter) Loadstar , phi trường Phú Bài Huế,1960s
http://www.vnafmamn.com/AirVN_Photo/pages/AirVN-Bus2.htm
I
Hinh 58 : Xe đò Renault-Saviem của Hàng Không Việt Nam chở khách ra phi trường
http://www.vnafmamn.com/AirVN_Photo/index.htm
Hinh 58a: Xe đò Mercedes của Hàng Không Việt Nam đưa/rước khách phi trường Tân Sơn Nhất 1968.
Xe Taxi
Đây là một nét văn hóa đặc trưng của miền Nam – thành phố Saigon Chợ Lớn –Gia Định. Taxi chạy khắp mọi nẻo đường, hành khách muốn đi phải vẫy xe ngừng lại vì thời ấy taxi không có tổng đài để giao dịch, khách vào là bẻ cờ cho đồng hồ tính tiền chay. Bến xe taxi là những nơi các bác tài kinh nghiệm có nhiều khách vãng lai như Bến Bạch Đằng, công trường Mê Linh, chợ Bến Thành, vùng Lăng Ông Bà Chiểu…Ban đêm thì các rạp hát bóng (cinema), nhất là rạp hát cải lương hay đại nhạc hội.
Những chiếc Renault 4CV đầu tiên được nhập cảng vào Việt Nam vào cuối thập niên 1940, sau đó xe được dùng thành xe taxi vì giá rẻ, dể bảo trì đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho khách vùng Saigon , Chợ lớn, Gia định.
Đến cuối năm 1968, đô thành Sài Gòn – Gia Định 7.400 taxi, 2.440 xích lô máy (nguồn: Đoàn Thêm – 1969 Việc từng ngày). Đến năm 1971, xe Lam là phương tiện vận chuyển quan trọng nhất Sài Gòn cũng như các tỉnh miền Nam vì hệ thống xe buýt đã ngưng hoạt động và chưa phục hồi. Theo báo chí lúc đó thì toàn miền Nam có 30.668 chiếc, số xe Lam lưu hành gấp 7 lần xe taxi.
Hinh 59 : Renault Juvaquatre 4CV- Berline trên đường Saigon 1968. Juvaquate sản xuất lần đầu tiên 1939 và chấm dứt 1955.
Hinh 60 : Taxi mẫu 1952, lúc này taxi chưa phải sơn hai màu.
http://saigon-vietnam.fr/gendarmerie-indochina.php
Hinh 61: Taxi 1956 sơn màu xanh dương và ngà.
http://kienthuc.net.vn/ta-tay/anh-mau-hiem-va-dep-ve-sai-gon-nam-1956-230636.html
Hinh 62: Taxi Saigon 1958 đường Trần Hưng Đạo
Hinh 63: Taxi 1968 dừng cho người đi bộ góc đường Lê Lợi và Pasteur.
Hinh 64: Taxi trên đường Hồng Thập Tự Saigon 1971
Hinh 65 : Taxi trên đường phố khoảng 1960.
http://hid0141.blogspot.com.au/2013/10/taxis-em-saigon-vietna-1960.html
Hinh 66 : Taxi Dauphine 1965 trên đường Nguyễn Huệ, công trường Lam Sơn.
http://cj3b.info/Military/VietnamStreets2.html
Dauphine sản xuất từ năm 1956 đến 1967 , loại xe thông dụng máy đặt phía sau , thân khung liền vỏ , hộp số tự động có ba số, không tự động có 3 hoặc 4 số , 4 cửa, động cơ 845 phân khối. Dauphine được đưa ra thị trường nhằm thay thế cho dòng xe rất thành công trước đó 4CV
Một số lớn Dauphine được nhập cảng vào VNCH qua chương trình hữu sản hoá 1968 làm taxi. Cùng thời với Volkswagen Beetle, Morris Minor, Mini and Fiat 500, đây là những dòng xe đi đầu trong chiến lược sản xuất xe thông dụng, giá phải chăng ở Âu Châu thời bấy giờ
Xem thêm chương trình hữu sản hoá
https://www.facebook.com/notes/nam-r%C3%B2m/h%E1%BB%AFu-s%E1%BA%A3n-h%C3%B3a-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-75-v%C3%A0-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%AFu-h%C3%B3a-sau-75-/483065861887422/
Hinh 67 : Xe Peugeot 203 được dùng làm Taxi trên đường phố Saigon
Hinh 68 : Một loại đồng hồ taxi Pháp BB được sửa thành đồng hồ cho taxi VNCH (phía trái) . Một loại nữa, đồng hồ có “cây cờ”, khi có khách vào thi cờ được quay để khởi động đồng hồ tính tiền.
Hinh 68a : Đồng hồ Taxi có “cây cờ” thịnh hành thập niên 1960-70.(12)
Xe khách xưa
Hinh 69: Xe chở thư và chở khách Sài Gòn Tây Ninh 1906
Hinh 69a : Xe khách Nha Trang 1904-1907 – loại chế biến của dòng xe Peugeot 33 -1901
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums/7215766195
0864426
Hinh 70: Xe chở khách đến tháp Đồng hồ trường đua Phú Thọ-1905-1912 , phu xe pousse-puosse đứng trên bệ tháp nhìn vào trường đua.
Hinh 71 : Xe chở khách trước sở Thuế bến Chương Dương-phiá sau dáng hình cầu Mống và Nhà Rồng thập niên 1940s
Hinh 72: Xe chở khách Citroen Rue Schroder, nay là đường Phan Châu Trinh phía bên trái chợ Bến Thành.
Hinh 73 : Bến xe khách Taxi Renault 1920s, Berliet 1920s and Hotchkiss 1930s trước sở Hỏa Xa Đông Dương, đối diện bùng binh chợ Bến Thành Dãy nhà nhiều tầng phía trái nằm trên đường Bonard (Lê Lợi). Con đường phía sau sở Hỏa Xa (đường Hàm Nghi) và cũng là đường phía sau nhà Thương Saigon (nằm trên đường Lê Lợi, gần bót Lê Văn Ken) mang tên đường Hamlin thời Pháp-sau đổi là Đỗ Hữu Vị và bây giờ là Huỳnh Thúc Kháng
Hinh 74 : Bến xe khách ở đường Lê Lai (Boudonnet) bên hông tường ga xe lửa Saigon khoảng 1950 (bây giờ là khu khách sạn New World), nằm đối diện rạp hát xưa Aristo.
Xe lô ca xông -Traction Avant 11.
Phần đông sơn màu đen , Loại xe traction avant-Front wheel drive-xe kéo bằng hai bánh trước một đột phá trong công nghệ xe hơi thời bấy giờ-đầu thập kỷ 1930s- được nhập càng vào Miền Nam từ khoảng 1936/37 qua một số đại lý xe hơi ở Saigon (xem phần 1 , xe cổ điển Pháp trước 1975).
Dòng xe này rất thông dụng ở Miền Nam. Về sau khoảng thập niên 1960s , nhiều chiếc traction được biến cải để chạy xe khách trong thành phố, hay những vùng gần như Biên Hòa, Thủ dầu Một, nhất là loại traction 11 familial bên trong rộng hơn loại Legere Berline. Bên trong những chiếc xe Lộ cả xong nầy, vị trí hàng ghế ngồi được thay đổi , có khi có cả 1 hàng ghế giua, không có lưng dựa, phần đông khách đi phải đợi cho đủ số người , sau đó xe sẽ chạy suốt đến địa điểm mà ít ngừng ở dọc đường.
Hinh 75 : Citroen đậu tại bến xe lô-ca-xông đường Phạm Ngũ Lăo gần Chợ Bến Thành năm 1969.
Phụ Lục
Xe buýt/xe đò Hà Nội xưa
Có lẽ xe đò là từ dụng trong Nam để phân biệt với xe buýt, còn ở Bắc ít nhất trước năm 1975 ? chỉ dùng từ thông dụng là xe Buýt- người Pháp gọi xe chở hành khách là autobus, autocar hay nói chung là voitures des voyaguers thời xưa . Taxi là tiếng chỉ dùng sau này du nhập từ Âu Mỹ khoảng đầu thập kỷ 1900, từ khi taximeter (taximetre) đượ xữ dụng trên xe chở khách.
Hinh 76 : Xe buýt/Xe đò Latil của hãng M.M.Chapelon & Cie ở bến Clemenceau 1928
Hinh 77 : Cammionette Latil ltype B, năng xuât 14CV, hộp số có 4 số và số de, tốc độ tối đa là 44km/giờ. Sản xuất giữa khoảng 1923-1930.
Hinh 78 : Bến xe buýt gần cột đồng hồ- bến Clemenceau 1920s
Hinh 79 : Một điểm đón trả khách của xe buýt ở phố Clemenceau (nay là đường Trần Nhật Duật) Hà Nội năm 1928.
http://belleindochine.free.fr/Automobile.htm
MM CHAPELON & Cie, doanh nghiệp vận tải, cư trú tại tỉnh Bắc Ninh, được phép đưa vào lưu thông xe được mô tả dưới đây, đăng ký ngày 13 Tháng 1 năm 1926 theo số 2386 T và thực hiện vận chuyển hành khách công cộng 1 °) Hà Nội-Đáp Cầu, 2) Hà Nội 7 chùa .
Latil thương hiệu xe tải cơ thể.
Mặt bánh lốp 955 x 155 bánh sau lốp 955 x 155.
Tổng số tare 2.050 kg. : Trục trước 880 kg, trục sau 1170 kgs
Việc ủy quyền này là tùy thuộc vào các điều kiện sau đây:
Trọng lượng của chiếc xe trong toàn bộ chi phí sẽ không vượt quá 2.950 kg, chia ra như sau:
Tare Trọng lượng: 2,050 kg.
Mọi người: 18 x 50 = 900 kg kg. Hành lý: 0 kg. Mặt hàng: 0 kg.
Phân phối của các tải trọng trục tối đa: 1.180 kg trước. phía sau 1,770 kg.
Số lượng tối đa của người vận chuyển, bao gồm cả nhân viên của nhà thầu là cố định tại mười tám (18)
Các tuyến đường có sự cho phép được cấp là:
1) Hà Nội đến Đáp Cầu với điểm dừng cố định tại Rive Gauche, Gia Lâm, Yên Viên, Phú Từ Sơn, chùa Lim, Bắc Ninh.
2) Hà NộiTừ tháng chín ngôi chùa Hà Nội với các điểm dừng cố định ở Bắc Ninh, Đại Tràng, Cầu Ngã (Tư Sở], Phương Mao, Chai-Lai, Quế Dương, Đồng Du…
Ngoài công ty Chapelon một số doanh nghiệp khắp mọi miền cũng dùng loại xe này để đi xe khách, hay chở hàng hoá như Thanh Hoá, Vinh, Đà Lạt, Phan Rang, Sài Gòn.
http://www.avant-train-latil.com/hanoi.php
http://www.avant-train-latil.com/camionnette_B.php
Hinh 80 : Renault buýt ở Hà Nội 1940 đổ xăng gần cầu Doumer –Long Biên
Hinh 81 : Renault autocar khoảng 1934 trước đại lý Renault (STAI) ở Hà Nội.
Hinh 82: Xe chở khách Delhorme Bernard Six Reybier 1930s
Hinh 83: Khu vực cột đồng hồ, nơi đặt bến xe buýt đầu tiên của Hà Nội (điểm giao nhau của đường Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Hàng Muối, Nguyễn Hữu Huân) hiện nay nằm dưới đường dẫn của cầu Chương Dương.
Tham khảo :
Ghi nhận: Hinh ảnh sưu tầm từ các trang Blogs,albums manhai , flickr.com, Tommy Japan
1-http://www.historicvietnam.com/tim-doling/
2-http://saigoneer.com/
3-http://bellindochine.free.fr
4-http://yeudoi.net/2011/08/xe-cho-khach-mot-thoi-truoc-75.html
5-http://mytour.vn/location/6801-hoai-niem-mot-sai-gon-xua-hon-ngoc-vien-dong-cua-chau-a-ky-i.html
6-http://saigon-vietnam.fr/cosara_fr.php.
7-http://thaolqd.blogspot.com.au/2014/10/mot-vai-con-uong-cua-ky-uc-uong-tran.html
8 https://fr.wikipedia.org/wiki/Isobloc
9 http://thanhnien.vn/van-hoa/xe-lam-chieu-690300.html
10 http://www.renaultoloog.nl/bussen-francais.htm
11 http://www.entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/STACA.pdf
12 http://hoangkimviet.blogspot.com.au/2014/02/renault-4cv-xe-taxi-sai-gon.html- Bài khảo cứu về Renault 4CV.
Y Nguyen Mai Tran
XE XƯA TRÊN Lối CŨ: Xe hơi cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở Miền Nam trước 1975.
Posted: 29/04/2016 Filed under: Viet Nam | Tags: Garage xưa, hoài niệm xe xưa, Nhận dạng xe xưa, Xe cổ điển miền Nam, Xe cổ điển Mỹ, xe hơi Mỹ trước 1975, xe hơi trước 1975 1 CommentXE XƯA TRÊN Lối CŨ
Phần 2: Xe hơi cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở Miền Nam trước 1975.
Y Nguyên Mai Trần
Sau hiệp định Geneve 20/7/1954, miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hoà. Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ phương Bắc, Người Mỹ thay Pháp hỗ trợ VNCH-được xem như là tiền đồn của thế giới tự do- viện trợ tài chính, kinh tế và quân sự, quốc phòng.
Trên các tuyến đường Saigon người ta nhìn thấy ngoài những xe thời Pháp trước 1954, nhiều loại xe nhập vào từ Mỹ, Anh, Đức, Nhật… xuất hiện ngày càng nhiều, nhưng phần đông là loại xe của người Mỹ nhập vào xử dụng đa số với tính cách riêng (dân sự cũng như tư, quan chức nhà nước Mỹ), một số xe khác được nhập vào từ nhân viên làm việc thuộc khối đồng minh South East Asia Treaty Organization (SEATO) như Anh, Pháp, Úc, Đại Hàn, Phi, Tân Tây Lan, Thái Lan và Hồi Quốc (Pakistan) và Uỷ ban giám sát đình chiến Hiệp Định Geneve 1954 như Ấn, Ba Lan và Canada. Khoảng cuối thập niên 1960s, tất cả nhân viên thuộc công ty quân sự hay công ty có khế ước quân sự Mỹ đều được nhập cảng xe cũ hoặc mới vào miền Nam không trả thuế nhập cảng, có khi được đem xe vào miễn phí .Dọc đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi có cái mà dân Saigon thời ấy gọi là bến xe hoa, là những loại xe Hoa Kỳ thường có vây đuôi dài (tail fins), thường được mướn làm xe đám cưới, đưa dâu có trang trí treo hoa. Một số xe thì được tư nhân ngoại quốc, dân buôn bán, người giàu có, dân chịu chơi, có máu mặt ở Saigon yêu thích. Người Việt khá giả thường sắm xe Pháp, nhỏ hơn và ít hao xăng, hay được truyền lại từ đời ông cha trước, hoặc mua rẻ lại của người Pháp về nước.
Bạn đọc lưu ý, bài viết chi đề cập các loại xe xuất hiện ở Vietnam –được mang vào Vietnam thời trước 1975. Riêng về loại xe Mỹ, phần đông là loại xe thường được sản xuất từ ba công ty lớn nhất thời bây giờ.
Hãng General Motors sản xuất xe thông thường mang nhãn hiệu: Chevrolet (Chevy), Buick, GMC, Cadillac, Pontiac, GTO, Oldsmobile
Hãng Ford với nhản hiệu Fairlane, Falcon, Rebel, Mercury, Edsel, Thunderbird…
Hãng Chrysler có Plymouth, Belvedere,Baracuda, Jeep,Dodge, De Soto…
American logos
Những biểu tượng xe Mỹ thông dụng thời bấy giờ
Đôi dòng về Lịch sữ các xe và hãng xe Mỹ.
Cadillac
Công ty Cadillac được hình thành ở Detroit. Michgan vào tháng 8 năm 1902 bằng cách sử dụng các tài sản còn lại khi công ty Ford Henry ngắn ngủi ngừng giao dịch đầu năm đó.
Chiếc xe đầu tiên, 10 hp hai chỗ ngồi, sản xuất trong tháng 10 năm 1902, gần như giống hệt với Model T Ford.
Quảng cáo xe Cadillac đầu tiên dựa trên Ford T2.
Năm 1909, General Motors mua Cadillac và một năm sau đó sản xuất Model 30..
Dòng xe thường thấy ở Saigon là Cadillac Deville, Cadillac Coup de Ville và dòng xe “ 59 caddie” nổi tiếng với vây đuôi dài (tail fins).
Sau đó là dòng Eldorado, được sản xuất từ năm 1953.
Chevrolet
Chevrolet được thành lập vào năm 1911 bởi Louis Chevrolet và William Durant. Năm sau đó công ty giới thiệu các xe 4,9 lít, sáu xi-lanh mẫu Classic 6.
Năm 1912, công ty đã bán được gần 3.000 xe.
Năm 1917, Chevrolet đã trở thành một bộ phận của General Motors.
General Motors sản xuất những loại thường nghe thấy như Corvette, Chevy, Impala, Camaro, Bel Air
Chrysler
Chrysler được thành lập vào năm 1925 bởi Walter P Chrysler từ tài sản của Công ty xe hơi Maxwell có từ năm 1904.
Chiếc xe đầu tiên mang tên Chrysler là Chrysler 6 ra mắt vào năm 1924 (khi công ty vẫn được gọi là Tổng công ty Maxwell).
Chiếc xe đầu tiên được sản xuất bởi tập đoàn Chrysler 4 vào năm 1925, Tiếp theo là 80 kiẻu xe Imperial vào năm 1926.
Các dòng xe Plymouth và DeSoto được giới thiệu vào năm 1928. Ngoài ra Chrysler mua lại Dodge Brothers Motor Company năm 1928, một công ty đã được thành lập bởi John và Horace Dodge năm 1914.
Trong khoảng thời gian 1954 đến 1987 Chrysler tiếp quản AMC (American Motor Company) lúc đó là đã tiếp quản những công ty sản xuất xe hơi như Hudson, Rambler, Nash, Willys Overland Motor Company, Kaiser Motors và Kaiser-Jeep.
Năm 1998, tập đoàn Chrysler đã được mua bởi Daimler-Benz của Đức và trở thành các Daimler Chrysler Motors Company.
Ford
Năm 1896, Henry Ford xây dựng đầu tiên “cỗ xe ngựa kéo-horse carriage”, tiền bán được đầu tư vào một mô hình được cải thiện sau này. Đến giữa 1898, ông đã xây dựng tổng cộng ba chiếc xe, bao gồm một chiếc xe chở hàng.
Tháng 7 năm 1898, được hỗ trợ bởi một nhóm nhà đầu tư, Henry Ford sản xuất khoảng 25 xe nguyên mẫu cho các công ty xe hơi ở Detroit. Vào tháng Hai năm 1901, do thiếu vốn, công ty đã giải thể.
Chín tháng sau đó, vào tháng 11 năm 1901, ông thành lập Công ty Henry Ford, nhưng công ty này lại bị giải thể vào năm 1902. Tháng Sáu năm 1903 Henry Ford thành lập công ty Ford Motor.
Ford Model T (thường được biết đến như là Tin Lizzie, T-Model Ford Model T, hay T) là một chiếc hơi được sản xuất bởi Công ty Ford Motor từ tháng 10 năm 1908, đến tháng 26, 1927. Nói chung được coi là dòng xe hơi giá cả phải chăng đầu tiên, đã trở thành phổ biến với dân Mỹ, đem đến một cách mạng giao thông- người Mỹ trở thành di động khấp nơi-từ thôn quê đến thành thị. Sáng tạo sản xuất dây chuyền-lấp ráp bộ phận, , hiệu năng sản xuất cao , bảo trì giản di và rẻ tiền cho phép hạ giá thành thấp.
Hinh bên phải là Model T sedan 1919 và bên trái các bộ phận cần để lấp ráp xe Ford Model T touring 1923.
Hinh chụp tại Viện bảo tàng Ford Company ở Dearborn, Michigan 2015 ̣(photo by maivantran).
Sau model T , Ford bắt đầu sản xuất thế hệ thứ hai Model A vào tháng 10 năm 1927 và tiếp tục cho đến tháng 12 năm 1931.
Model A cũng đã được sản xuất tại Liên Xô do công ty GAZ là “NAZ A” từ năm 1932 đến năm 1936.
Model A đã được thay thế bằng các Model B được sản xuất giữa năm 1932 và 1935.
Model C được sản xuất tại Hoa Kỳ năm 1904-1905
Năm 1922, Ford mua lại công ty Lincoln (đã được thành lập năm năm trước đó).
Lincoln
Công ty Lincoln được thành lập vào năm 1917 bởi Henry M Leland và con trai của ông. Trong năm 1902, ông là một trong những người đồng sáng lập Cadillac, sau đó trở thành một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Lincoln.
Năm 1922, Lincoln đã được mua lại bởi công ty Ford Motor.
Giữa năm 1920 và năm 1930, công ty sản xuất Lincoln L-series. Trong năm 1931, K-series được giới thiệu, các trong đó có một động cơ 6.3 lít dựa trên động cơ V8 được trang bị cho L-series.
Các mô hình Zephyr đã được giới thiệu vào tháng 11 năm 1935, ban đầu là một chiếc sedan 2 hoặc 4 cửa. Một chiếc coupe mui trần đã được giới thiệu vào năm 1938. Sản xuất kết thúc vào năm 1942.
Năm 1932 Lincoln bắt đầu thiết kế một chiếc xe trở nên nổi tiếng như continental
Lincoln sunshine special 1939 cho Tổng Thống Mỹ Franklin D Roosevelt
Chiec Lincoln Bubbletop 1950 cho Tổng Thống Mỹ D.Eisenhower
Continental.
Chiếc xe Lincoln Continental đầu tiên được sản xuất vào năm 1939 đặc biệt cho con trai của Henry Ford, Edsel (lúc đó là Chủ tịch của công ty Ford Motor). Chiếc xe là một hit với bạn bè, Edsel quyết định cho sản xuất hai loại sedan và convertible. Hai mươi bốn chiếc được xây dựng năm đó, tiếp theo là bốn trăm trong năm 1940
Licoln Continental mẫu 1939 cho contrai của Henry Ford, Edsel
Các dòng xe Ford cũng được sản xuất tại Anh Quốc thời kỳ từ 1940 đến 1980 bao gồm các Anglia, Prefect, Consul, Zephyr, Zodiac, Granada, Capri, Escort and Cortina.
Ford cũng đã được sản xuất tại một số quốc gia khác, bao gồm Argentina, Australia, Brazil, Trung quốc, Hà Lan, Mexico và Nam Phi.
Mô hình sản xuất tại Mỹ từ năm 1946 đến năm 1990 bao gồm các dòng xe như Crown Victoria, Custom, Deluxe, Escorti, EXP, Fairlane Skyliner, Falcon, Fiesta, Galaxy, Maverick, Mustang (1964, xe hơi bán chạy nhất thế giới ), Pinto, Tempo và Thunderbird giới thiệu vào năm 1955.
General Motors
General Motors được thành lập năm 1908 như là một công ty cổ phần cho Công ty xe hơi Buick.
Dưới sự lèo lái của William C. Durant , từ hãng xe Buick sang, General Motors nhanh chóng mở rộng công ty bằng cách mua lại các nhà sản xuất xe khác.
Oldsmobile (1897) trở thành một phần của GM vào năm 1908. Năm sau, 1909, General Motors mua Cadillac (thành lập 1902), Elmore (1893), Oakland (1907), cộng với một số công ty nhỏ khác.
Durant rời GM năm 1910 và gia nhập với Louis Chevrolet, thành lập công ty Chevrolet vào năm 1911.
Năm 1916, Durant đã nắm giữ phần lớn cổ phần của GM và quay trở lại công ty làm chủ tịch vào năm 1917. Chevrolet trở thành một phần của GM năm đó.
Các công ty khác tiếp quản bởi GM bao gồm Vauxhall (1903) vào năm 1925 và Opel (1902) vào năm 1929.
Năm 1953 GM tung ra Chevrolet Bel-Air , rất phổ biến thời bấy giờ.
Cũng nên biết từ 2007 GM bao gồm: Buick, Cadillac, Chevrolet, GMC, Holden, Hummer, Opel, Pontiac, Saab, Saturn và Vauxhall cũng như liên kết với tập đoàn GM Daewoo, Suzuki và Wuling.
Hinh 2: Đủ loại xe đậu trước Hạ Viện (nhà hát Thành Phố)
Hinh 3: Cadillac series 62 -1955
Hinh 3a: Chevrolet Bel Air đầu 1950s
Hinh 4: Plymouth Fury Star 1958, Dodge Kingsway Delux 1958, Chevrolet Bel Air 1959.
Hình này chụp đường Nguyễn Huệ hướng từ bến Bạch Đằng chụp vào , nhìn phía cuối con đường có cái chóp nhà , đó là Toà Đô Chính ” UBNDTP ” bây giờ . Toà nhà cao nhất bên phải bức hình này là toà nhà Imexco có lần bị cháy tháng 10 năm 89 cạnh bên có tòa nhà thấp hơn một chút có mái màu đỏ ngày đó là cục đăng kiểm 6, kế bên là đường Ngô Đức Kế bây giờ . Tiếp theo cao ốc thứ 2 là Khách sạn Hữu Nghị bây giờ là Palace , đối diện với tòa nhà SUNWAH ” đồng hồ 4 mặt “, trước 1975 là Tòa Hoà Giải Sàigòn
Hinh 5 : Cadillac De ville 1962
Hinh 6 : 1958 Cadillac Coupe de Ville
Hinh 6a: 1957 Chevrolet Bel Air 4 Door
Hinh 7: Chevrolet Bel Air 1958
Hinh 8: Chevrolet Bel Air 1965 hình chụp Saigon 1966 – Đường Công Lý, gần Ngã tư Yên Đổ-Công Lý . Photo by Donald MacKinnon
Hinh 8a: 1957 Chevrolet Bel Air 4 Door, bên ngoài Câu lạc bộ thể thao Sài Gòn đường Hồng Thập Tự (1968-70) nay là Cung Văn hóa Lao động TP HCM, đường Nguyễn Thị Minh Khai) Photo by Charles F. Rauch.
Hinh 9: Chevy 1952
Hinh 9a: Chevy 1952
Hinh 10: SAIGON 1967 – Chevrolet Bel Air -1955 Đường Hồng Thập Tự Saigon- Photo by Nathan Meek
Hinh 11: 1955 Chevrolet Bel Air đậu trên đường Đồng Khánh
Hinh 12 : Chevrolet Bel Air -1955 , Taxi 4CV, Autobus Renault-Saviem 1960s bến xe buýt , trước công viên Quách thị Trang-Chợ Bến Thành.
Hinh 12a : Chevrolet Bel Air Base Sedan 3.8L 1955 đường Lê Lợi
Hinh 13 : Chevrolet Impala 1966
Hinh 14: Đường Lê Lợi 1964, 1956 Fairlane (chiếc thứ tư từ trái), Buick Electra 1959 (thứ ba) 1958 Ford Fairlane 500 Skyliner (thứ hai), Mercury Turnpike (cuối 1950s)(chiếc đầu từ trái)
Hinh 15 : Taxi Renault 4CV and Chevrolet Bel Air 1955 trên đường Tự Do 1961.
Hinh 16 : Ford Fairlane 500-1957 , Chevy Impala 1960 (General Motors) Buick Electra 1960 (General Motors) trên đường Lê Lợi, gần thương xá Tax.
Hinh 17 : Chevrolet impala 1958-60 góc Hai Bà Trưng – Lam Sơn
Hinh 18 : Chevrolet Impala 1960 flat top (màu đỏ) , đường Nguyễn Huệ.
Hinh 19: Pontiac Tempest trên đường Trần Quý Cáp năm 1967 – Photo by Nathan Meek
Hinh20: Oldsmobile super 88 -1958.
Hinh 21: Oldsmobile model late 1950s đường Lê Lợi , gần thư viện Abraham Lincoln 1960. Thư Viện Abraham Lincoln (tên vị Tổng Thống Hoa Kỳ trong thời Nội Chiến) trực thuộc Cơ Quan Thông Tin (USIS – United States Information Service) của chính phủ Hoa Kỳ, thư viện nầy lúc đầu tọa lạc tại trung tâm thành phố Sài Gòn, bên cạnh rạp chiếu bóng Rex, trước Toà Ðô Chánh, sau dời về số 8 đường Lê Quý Ðôn, và sau cùng dọn về bên trong trụ sở của Hội Việt Mỹ, ở số 55 đường Mạc Ðĩnh Chi, thuộc Quận I.
Trước năm 1953, địa chỉ này cũng là nơi tọa lạc của Công Ty Bainier-AutoHall, một trong những đại lý xe hơi lớn nhất ở Vietnam trước 1954.
Hinh 22: Năm 1951. Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội QG Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, trong lễ duyệt binh trên chiếc Plymouth Special Delux convertible 1946-48.
http://oldiesfan67.canalblog.com/archives/2012/11/13/25556445.html
Ford
Hinh 23 : Xe cổ xưa 1912 Ford Model T trên đường Catina St (Tự Do-Đồng Khởi) Photo Studio của Paul Gastaldy (136-138) cạnh Hotel Continental 132-134 Catinat St. Hinh chụp khoảng đầu thập niên 1920s.
http://saigon-vietnam.fr/saigon_en2.php
Hinh 24: Henry Ford I với chiếc Ford Model T (Tin Lizzie) – khoảng 1910 – Photo of Ullstein Bild
http://www.gettyimages.com.au/detail/news-photo/cars-henry-ford-i-with-his-ford-model-t-undated-probably-news-photo/542426247
Hinh 25 : Ford Prefect, VW beetles đường Tự Do 1968, xe thứ ba, lề phải
Hinh 26 : Ford Prefect đậu trên đường Trần Quang Khải 1966
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=920373314678254&set=g.865130223501356&type=1&theater)
Hinh 27: Ford Corvair V4 -1498 cc sản xuất ở Anh giai đoạn 1963-1970. Cảnh sát giao thông mặt đồng phục đứng trên bồn giao thông tại các ngã tư.
Hinh 28. Ford Falcon 1964 SAIGON 1965 – đường Hàm Nghi
Hinh 29 : Ford Falcon đang chạy trước chợ Bà Chiểu-Ngả tư Lê Quang Định- Chí Lãng 1968 hướng về rap Cao Đồng Hưng trên đường Hàng Xanh.
Ford Edsell
Hình 29a: Ford Mustang 1967 được tân trang với bảng số sau 1975.
Hinh 30: Ford Edsel 1958-1960 chạy trên xa lộ Saigon –Biên Hoà
Nhãn hiệu Edsel đã được lên kế hoạch, phát triển và sản xuất bởi công ty Ford Motor cho năm mẫu (models-mô hình) từ 1958-1960. Với Edsel, Ford đã dự kiến xâm nhập đáng kể vào thị phần của cả General Motors và Chrysler và thu hẹp khoảng cách giữa Ford và GM tại thị trường xe hơi nội địa của Mỹ. Ford đã đầu tư mạnh vào một chiến dịch quảng cáo, tiếp thị nhưng khi tung ra thị trường Edsel được coi là không hấp dẫn, đắt đỏ, và được thổi phồng quá đáng. Edsel không bao giờ trở nên phổ biến, ế ẫm và bán không chạy. Ford mất 250 triệu $US một số tiền lớn, cho sự phát triển, sản xuất và tiếp thị Edsels, từ “edsel” trở thành biểu tượng (symbol) phổ biến của sự thất bại thương mại
Bài học Edsel cho thấy trường hợp chính trị của công ty có thể giết chết một ý tưởng. Tuy việc thiết kế và lập kế hoạch sản xuất là những lý do được trích dẫn thường xuyên nhất cho sự thất bại , biên bản nội bộ của Ford Motor Company cho thấy rằng Edsel có thể thực sự đã là một nạn nhân của sự chia rẽ trong hàng ngũ quản lý của Ford.
Sau Thế chiến II, Henry Ford II giữ Robert McNamara là một trong những “Whiz Kids” để giúp Ford cắt giảm chi phí, tăng năng xuất tránh sự sụp đổ của công ty sau chiến tranh. Kết quả là, McNamara cuối cùng tích lũy được nhiều quyền lực trong công ty. McNamara đã cam kết sản xuất dòng xe Ford gần như loại trừ các sản phẩm khác của công ty như Continental, Lincoln, Mercury và Edsel.
McNamara phản đối sự hình thành của các bộ phận công ty riêng biệt cho Continental, Lincoln, Mercury, và Edsel, bằng sự củng cố Lincoln, Mercury, và Edsel vào bộ phận M-E-L. Cuối cùng huỷ bỏ dòng Continental , sáp nhập với dòng Lincoln năm 1958. Thay vào đó, thiết kế lại Edsel sử dụng cấu trúc cơ thể bên trong của Ford năm 1959. Năm 1960, Edsel xuất hiện ít hơn so với xe Ford với trang trí khác nhau. McNamara cũng di chuyển để giảm ngân sách quảng cáo Edsel cho năm 1959. Đến năm 1960, ông hầu như loại bỏ nó. Cuối 1959, khi McNamara thuyết phục Henry Ford II và quản lý của Ford rằng Edsel đã bị tiêu diệt và đã đến lúc phải kết thúc sản xuất trước khi Edsel chảy máu khô của công ty. Năm 1961, McNamara rời Ford khi ông trở thành Bộ trưởng Quốc phòng của Tổng thống John F. Kennedy.
Hinh 31: Ford Taurus 1960-1964
Ford Taurus nổi bật khác lạ bên cạnh những chiếc xe Pháp giao thông trên đường phố Sài Gòn trong những năm 1960 và 1970. Có nguồn tin chiếc xe của bà Ngô Bá Thành, sinh năm 1931 và chết 2004, một trong những luật sư hàng đầu của Sài Gòn thời VNCH.
Hinh 32: Ford Fairlane 500 (1957) Peugeot 404 và Renault 12TS (1970s)
Hinh 33: Ford Fairlane model 1967-đường Pasteur
http://www.yesterdaysweapons.com/phpBB3/viewtopic.php?f=54&t=12244&start=0
Hinh 34: Two Ford Falcon Futura 1969 đậu bên hông tòa nhà USIS (US information Services) và thư viện Abraham Lincoln (trước là khách sạn Rex do ông Nguyễn Phúc Ưng Thi xây cất năm 1959, đường Nguyễn Huệ, trước tòa Đô Chánh.
Hinh 34a : Khách sạn Rex góc đường Nguyễn Huệ-Lê Lợi đầu thập niên 1960s
Hinh 35: Ford Cortina Mark 1 GT 1963
Hinh 36 : Ford Anglia trước Bưu Điện cạnh nhà thờ Đức Bà.
Hinh 37: Ford Anglia chạy trước Casino Dakao–đường Đinh Tiên Hoàng 1967-1968
Hinh 38: Mercury Turnpike Cruiser 1957-58
Hinh 39: Mặt trước xe Mercury Turnpike Cruiser
Hinh 40: Xe hoa Mercury Turnpike Cruiser trên đường Thống Nhất
Chrysler-Jeep cars
Hinh 41: American Willys MB jeep
Dòng xe jeep (GP, General Purpose) này dùng trong quân đội thời Pháp ,Mỹ và VNCH trước 1975 , đây là loại xe nhẹ băng đồng, 4 wheel drive dùng trong công việc thị sát, di chuyển nhanh trong các đơn vị/cơ quan quốc phòng hay ngoài mặt trận. Đây là tiền thân của những loại xe SUV 4-wheel trên thị trường hiện nay.
Hinh 42: Quân cảnh trên xe Mitsubishi Jeep gần phi trường Tân Sơn Nhất 1972
Hinh 43 : 1958 Dodge Coronet (chrysler) trên đường Catinat –Tự Do (nay Đồng Khởi) năm 1960.
Hinh 44 : Dodge Kingsway trên đường Tự Do 1961
Hinh 45 : Dodge Kingsway 1958 và xe Thổ Mộ.
Hinh 45a : Dodge Coronet 1958 trên đường Trần Hưng Đạo – góc Đề Thám. Ngã tư kế tiếp phía sau xe hơi màu đỏ là ngã tư Đề Thám – Bùi Viện, còn có tên khác là “Ngã tư Quốc tế”
Hinh 46 : Citroen traction 11 và Dodge Royal 4-Door Touring Sedan 1939
Dodge Mayfair 1958
Hinh 47 : Saigon 1961 –Dinh Độc Lập-1957 DeSoto Firedom (Chrysler)
Hinh 48: 1957 Desoto Firedom
Hinh 49: De Soto 1958 Fireflite (trái) và Simca Aronde màu đỏ tím đậu trên
đường Nguyễn Huệ.
Hinh 50: Peugeot 203, VW Kombi, Peugeot 404, Simca Aronde
Hinh 51: 1950 – Photo by Harrison Forman.
Quang cảnh xe đậu phía trước nhà hát Thành phố đối diện với công trường Garnier, xe cộ lưu thông trên đường Tự Do
Hinh 52: Photo by Charlotte 1969
Volkswagon Beetles, taxi Renault 4 CV, Jeep, Ford, VW van chen chúc trên đường Công Lý .
Xe Anh Quốc -English Cars
Hinh 53: Vauxhall Victor 1950 and Morris Minor 1000s 1950, gần góc đường Hai Bà Trưng và Hiền Vương (vỏ thị sáu) 1968
Hinh 54: Vauxhall Victor and Morris Minor
Hinh 54a: Hinh dáng của Morris Minor cổ điển
http://www.morrisminorclubeastsussex.co.uk/id22.htm
Hinh 55 : Standard Eight Deluxe and Misubishi Jeep trên đường Tự Do, 1971
Hinh 56: Morrris Minor trên đường Hàm Nghi chạy về hướng bến Chương Dương 1968-70 (photo Charles F. Rauch)
Hinh 57 : Mini Cooper 1966/67 và VW kombi van
Hinh 57a : 1970 Austin Mini 1000cc
Hinh 58 : Austin Westminster A95 trên đường Phan đình Phùng
Hinh 59: Austin Westminster A95 -1957 trưng bày ở chùa Thiên Mụ Huế http://baodansinh.vn/canh-dep-chua-co-thien-mu-xu-hue-d2967.html
Hinh 60: Austin Westminster A95 mẫu 1957 dùng xe chở Thích Quảng Đức đến chổ tự thiêu xem hình ̀ 58.
Hinh 61: Ford Prefect 100E, 1956
Hinh 62: Ford Prefect 100E, 1956 và Taxi 4CV
Hinh 62a: Ford Anglia 105E Delux . 1960.
Hinh 63: Ford Anglia station wagon
Hinh 64: 1967 Mini Cooper
Hinh 65 : Austin Healy 3000 Mark 3 , 2912cc, cung cấp 150 hp (112 kW) engine
Loại xe thể thao rất được ưa chuộng của công ty Austin Healy với 3 loại xe Austin Healy 3000 từ năm 1959-1967. Loại Mark 3 bắt đầu từ năm 1963 ngưng sản xuất thương mại năm 1967.
Hình 65a: Morris 1100 mẫu 1960s (màu trắng) trước khách sạn Caravelle, công trường Lam Sơn 1967
Xe Ý-Italian Cars
Hinh 66: Fiat 1960-600 đậu trên đường Nguyễn văn Thinh 1967 (nay Mạc Thị Bưởi)
Hinh 67: Fiat Sport Spider 1967-69
http://songmoi.vn/otoxemay-xe-cua-ban/xa%CC%89-xi%CC%80-tre%CC%81t-noi-ho%CC%A3i-qua%CC%81n-xe-co%CC%89-%E2%80%9Cvu%CC%80ng-sau-vu%CC%80ng-xa%E2%80%9D-sa%CC%81t-na%CC%81ch-sa%CC%80i-go%CC%80n
Hình ̉̃67a: Fiat 1100 mẫu 1955
Xe Nhật-Japanese cars
Hinh 68: Nissan Datsun 240K GT -1973
Hinh 69 : Honda N360-1967
Hinh 70 : Honda 360 mẫu 1967
Một trong những chiếc hơi mini đầu tiên của Honda tung ra thị trường năm 1967. Chỉ sau một năm (1968), dòng mini trở thành dòng xe bán chạy nhất trên thị trường Nhật Bản. Giai đoạn từ năm 1967-1970 là thời điểm cực thịnh của mẫu xe này. Sự thành công cho chiến lược chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ xe hơi của Nhật bằng cách tập trung phát triển những mẫu xe hơi thực sự hữu ích và tuy nhỏ nhưng thoải mái, hình dáng gọn kèm trọng lượng nhẹ.
Hinh 71: Hino Contessa 1964 trên đường Tự Do năm 1967, bên phải Simca Rallye 1.3 (simca 1000) Các Simca 1000 là một nhỏ, động cơ phía sau , bốn cửa saloon được sản xuất bởi hãng Simca Pháp giai đoạn 1961-1978.
Hino bắt đầu ra trong việc xây dựng thị trường xe hơi Renault của 4CV theo giấy phép tại Nhật Bản. Khát vọng để xây dựng chiếc xe riêng của mình, Hino nhập vào Contessa 900 cc, loại xe với động cơ đặt phía sau xe. Về cơ bản dựa trên bí quyết từ việc sản xuất 4CV Renault, Hino bắt đầu theo hướng riêng của họ với các kỹ thuật mới. Năm 1964, Hino tuyển Giovanni Michelotti để thiết kế lại chiếc xe với động cơ mạnh 4 xy lanh-1251 cc đặt phía sau và ổ đĩa phía sau (rear wheel drive ) và cho ra đời chiếc Contessa 1300. Contessa làm mát máy bằng nước thay vì bằng gió với tốc độ hơn 130km, nhiên liệu 6.5L / 100km tại 75km / h. Xe Hino Contessa 1300 tương đối hiếm trong nước Nhật, thậm chí hiếm hơn ở thị trường ngoài Nhật. Hino Motors sản xuất Hino Contessa trong khoảng thời gian từ 1961 đến 1967 với loại coupe và sedan.
Hinh 72 : Toyota corona mẫu 1967-̉́1968, Toyota trên đường Minh Mạng
Hinh 73: Toyota Sports 800 1962 siêu xe một thời của danh ca Chế Linh
http://vietbao.vn/vi/O-to-xe-may/Toyota-Sports-800-1962-sieu-xe-mot-thoi-cua-danh-ca-Che-Linh/150511165/350/
Hinh 74 : Mitsubishi CJ3B-J4 made in Japan , viện trợ quân sự cho VNCH. Giá rẻ hơn xe Willys Jeep sản xuất từ Mỹ.
German Car Logos
Hinh 75: German car logos
Hinh 76 : Auto Union DKW F94 1957-60
Hinh 77 : Mercedes Benz 600 1967 trên đường Lê Lợi, đây là mẫu xe Mercedes đắt tiền nhất thời bây giờ, được tung ra thị trường năm 1963.
Hinh 78: Ponton 190, năm 1953 tại viện bảo tàng Mercedes-Benz ở Stuttgard là tiền thân của các dòng Mercedes hiện tại như dòng C, E, S thiết kế theo công nghệ khung vỏ (unibody).
Hinh 79: Black Mercedes Benz Type 300d (W 189) dùng chuyên chở lãnh đạo Tổng Thống VNCH trong khi hành sự công vụ (presidential limousine). Dòng xe độc quyền thanh lịch, mạnh mẽ và đắt giá này được nhiều lảnh đạo các quốc gia trên thế giới xữ dụng, được sản xuất từ năm 1957 đến năm 1962. Động cơ có 6 xy lanh, 2996cc , hộp số tay có 4 tốc độ và hộp số tự động có 3 tốc độ, nhưng vượt trội về hiệu suất với đối thủ cạnh tranh thời ấy như Rolls-Royce Silver Cloud (Anh) và BMW501 (Đức).
Hinh 80: Mercedes 200 (W110) 4 cửa, 4 xy lanh vẩy đuôi Fintail lòng máy 2.0L , sản xuất từ năm 1965 đến 1968. Được biết là của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu VNCH từ năm 1965 đến khi từ chức 21, tháng 4, 1975. Ông rời Saigon 5 ngày sau bỏ lại hầu hết của cải và chiếc xe Mercedes.
Hinh 81 : Mercedes 1960 Type W120 180b sedan with Right Hand Drive (RHD) chạy trên đầu đường Chỉ Lăng(ngã Tư Phú Nhuận) hướng về tòa Hành chánh tỉnh Gia Định, Chợ Bà Chiểu, và Lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt, các xe jeep quân đội đang rẽ vào đường Võ Tánh (nay Hoàng Văn Thụ) hướng về bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH-phi trường Tân Sơn Nhứt
Hinh 82 : Mercedes-benz model 190 (W 121) 1958
Hinh 83: Mercedes-Benz 190 ( W121) 1959 Sedan . Lần đầu tiên tung vào thị trường 1956.
Hinh 84 : Mercedes Ponton 220S (W180) model 1957 có 8 xy lanh, thân xe với ba phong cách sedan, coupe và convertible sản xuất từ 1954 đến 1959.
Hinh 85: 1961 Mercedes-Benz 190 SL Roadster
Hinh 86 : Audi 60 RD between 1965-74
Volkswagen
Hinh 87 : Công ty KYXACO , đại lý công ty volkswagen 1957-1975
Công ty này do Ông Chí Tín ( Lê Văn Ba) và hãng East Asiatic Đan Mạch lập ra, hãng Kyxaco nhập cảng độc quyền xe Wolks Wagen ở Việt Nam. Trụ sở 155 đường Nguyễn Huệ, bên cạnh rạp REX.
http://antruong.free.fr/damdaiganhdao2.html
Hinh 88 : 1953 Panel Van,1966 21 Window Samba; 1970 Microbus; 1978 Kombi L
Hinh 88a : Hình dáng xe cổ điển Volkswagen Beetles
http://www.amazon.com/7093-M-Volkswagen-Classic-Collection-Decoration/dp/B00EZ1U9Q0
Hinh 89 : VW 1953 Panelvan, VW van barn door 1959-60 và Toyota Corona 40 RT 1970, trước nhà hàng Maxim trên đường Tự Do nay là Đồng khởi
Hinh 90 : 1971 Peugeot 404 and 1966 Volkswagon 21 Window Samba
Hinh 91: Tổng hành dinh của Lực lượng thế giới Hỗ Trợ Quân Sự tại Sài Gòn. Một Land Rover 1/4 xe tải tấn Úc và ba Volkswagen Vans (với con chuột túi (kangaroo) màu đỏ) đang đậu trong bãi đậu xe. (1967-68)
https://www.awm.gov.au/collection/P05317.012
Hinh 92: 1968 VW Loại 3 Fastback, trên đường Lê Lợi, hình bên phải môt chiếc xe khác với 2 quân nhân Úc và một người phụ nữ trong FWO.
Trụ sở lực lượng thế giới Hỗ Trợ Quân Sự (FWO) ở Sài Gòn từ năm 1965 cho đến năm 1973, văn phòng liên lạc quốc gia khác nhau cho các hoạt động đồng minh chiến tranh Việt Nam, bây giờ là khách sạn ba sao Kỳ Hoà sạn tại 238 Ba Tháng Hai (trước đây là 12 Trần Quốc Toản) quận 10 .
Hinh 92a: Trụ sở lực lượng thế giới Hỗ Trợ Quân Sự (FWO)
.
http://www.historicvietnam.com/us-vestiges/Saigon
Hinh 93 : VW beetle gần khu vực ga xe lửa xưa Saigon, đầu thập niên 1950s.
Hinh 94: Volswagon Beetle 1970s trên đường Công Lý , SAIGON 1968 by Sue Ellen‘s father
Hinh 95 : VW Beetle 1966, Ford Vedette và Plymouth Valiant 1964 ? đậu trước hotel Continental năm 1966
http://www.pbase.com/tombriggs/image/78214034
DKW
Hinh 96 : DKW F102 Saloon 1963-1965 chạy trước chiếc taxi 4CV. DWK ngừng sản xuất chiếc này năm 1966 và thay thế bằng dòng xe F103, 4 xy lanh tung ra thị trường dưới nhản hiệu Audi
Hinh 97 : Opel Olympia Rekord mẫu 1955 trên đường Tự Do , đầu thập niên 1960s
Hinh 98 : Opel GT 1900 model 1969-based on Open Kadett.
Hinh 98a : Chevrolet Corvett 1968 ̣bên trái, Opel GT 1900 trên đường phố Saigon
Opel GT là loại xe thể thao hai chỗ ngồi ra mắt ở Paris và Frankfurt Motor Show năm 1965. Tung ra thị trường lần đầu cuối năm 1968, xe được thiết kế, xây dựng căn bản dựa trên chiếc Opel Kadett, trông đầu xe có nhiều nét tương đồng với Chevrolet Corvette 1968. Xe được trang bị động cơ 1.1 lít, 4 xy-lanh thẳng hàng, công xuất 67 mã lực tại 6.000 vòng/phút. Tuy nhiên, hầu hết người mua lựa chọn phiên bản thể thao dung tích 1.9 lít, công suất 102 mã lực trong dải vòng tua từ 5.200 đến 5.400 vòng/phút. Opel GT được thiết kế theo phong cách fastback. Nội thất xe rộng , khoảng không bên trong đủ thoải mái cho những người cao trên 1m80.
Năm 1971, do quy định khí thải, Opel cắt giảm tỷ lệ nén của động cơ 1.9 lít, khiến công suất giảm còn 83 mã lực. Ngoài ra, Opel GT còn có phiên bản rẻ hơn chỉ bán tại châu Âu. Phiên bản tiêu chuẩn đi kèm hộp số tay 4 tốc độ. Hộp số 3 tốc độ tự động có sẵn trên bản 1.9 lít.
Opel GT sử dụng thân đơn bằng thép, động cơ đặt trước và truyền động trục sau. Hệ thống phanh trợ lực sử dụng đĩa phía trước, tang trống phía sau.
Một đặc điểm khác thường của Opel GT là hệ thống đèn pha kiểu mắt ếch. Nó được vận hành bằng tay bằng một đòn bẩy đặt cạnh tay lái. Trong khoảng thời gian từ 1968 đến 1973, tổng cộng 103.463 xe đã được bán. Tuy nhiên tại Việt Nam, mẫu xe này khá hiếm, chỉ có khoảng 1-2 chiếc.
(http://news.zing.vn/xe-co-opel-gt-hang-hiem-xuat-hien-o-sai-gon-post617176.html)
.
Phụ lục.
Volkswagen Beetle và Volkswagen van, microbus (tham khảo hình 88).
Năm 1950, Volkswagen sản xuất xe Volkswagen Beetle, mở rộng thị trường sản phẩm bằng cách tung ra chiếc van (microbus), chính thức gọi là loại Volkswagen 2 (Beetle là loại Volkswagen 1)
Bắt nguồn từ sáng kiến của doanh nhân Hoà Lan Ben Pon (một nhà nhập cảng VW Beetle vào Hoà Lan), nhìn thấy một thị trường cho một chiếc xe buýt nhỏ, năm 1947 đã phác thảo ra ý tưởng của mình. Kỹ sư Volkswagen tiếp tục phát triển ý kiến ấy cho đến tháng 3 năm 1950, chiếc xe, với hình hộp, giản dị thực dụng với động cơ đặt phía sau đi vào sản xuất. Microbus Wolkswagen trở thành phổ biến nhanh chóng được tặng một số biệt danh như “Combi” (combined-use vehicle-xe sử dụng hỗn hợp) và “Splitty” ( chia kính chắn gió, xem hinh 88), ở Đức còn được được biết đến như là “Bulli.”
Cũng nên nhắc lại lịch sử của công ty VW, năm 1933, Adolf Hitler trở thành thủ tướng của Đức, ông muốn xây dựng hệ thống đường xá mới và sản xuất xe hơi giá cả phải chăng, tiện dụng cho người dân Đức. Tại thời điểm đó, kỹ sư gốc Áo Ferdinand Porsche (1875-1951), trong thời gian “Đại suy thoái kinh tế thế giới” đã thiết kế chiếc xe nhỏ cho quần chúng, ông gởi cho Hitler các bảng vẽ. Hitler và Porsche sau đó gặp nhau và ông được giao sứ mệnh sản xuất hàng loạt (mass production) Volkswagen cứng cáp, dể sửa , chạy nhanh tiện lợi , giá phải chăng rẻ hơn 1000 Đức kim cho dân Đức (được gọi là people car-Volkswagen). Ông sang Mỹ học cách sản xuất dây chuyền, mua dụng cụ máy móc cần thiết và bắt đầu sản xuất trên các nhà máy Volkswagen tọa lạc vùng Wolfsburg từ năm 1938 đến nay , tuy thế sản xuất quy mô chỉ bắt đầu sau thế chiến II.
Cuối năm 1939, Volkswagen sản xuất được 20000 chiếc – máy 4 xy lanh, mát bằng gió, 1131 cc , công xuất 24 Hp (17.8 kW) với 3000 rpm.
Trong những năm 1950, Volkswagen đến Mỹ, trở nên phổ biến vì là sản phẩm dính dáng tới Đức Quốc Xã trong quá trình thành hình của chiếc xe cũng như kích thước nhỏ và hình dạng tròn khác thường (mà sau này được mệnh danh là “Beetle”) VW trở thành xe nhập khẩu bán chạy nhất tại Mỹ. VW Beetle mang tính biểu tượng như xe bán chạy nhất thế giới hơn cả Ford Model T, tiếp tục sản xuất cho đến 1978 với 19.200.000 chiếc xe.
Hinh 99: Cha đẻ xe Porsche (Ferdinand Porsche) trình mẫu xe Volkswagen Beetle with Adolf Hitler năm 1935
Tham Khảo:
http://classiccars.com/http://www.historicvietnam.com/https://en.wikipedia.org/wiki/Mercedes-Benz_Type_300
http://www.carhistory4u.com/the-last-100-years/car-manufacturers-by-country/united-states
http://www.britsinternational.com/oldbootsales.htmlhttp://www.asialifemagazine.com/vietnam/classic-cars-in-saigon/
http://www.erclassics.fr/voitures-francaises-de-collection.php/
http://saigon-vietnam.fr/menu-indochine.php
http://belleindochine.free.fr/sommaire.htm
http://www.entreprises-coloniales.fr/inde-et-indochine.html#transportsterrestres
Martin Buckley and Chris Rees .The Complete Illustrated Encyclopedia of Classic Cars
David Lillywhite et al. The Encyclopedia of Classic Cars
Michael Allen. British family cars of the fifties.
Y Nguyen Mai Tran tháng tư 2016
Xem phần 1-Xe cổ điển Pháp ỏ miền Nam trước 1975
Xem phần 3-Xe chở khách miền Nam trước 1975
Xe xưa trên lối cũ -Xe cổ điển Pháp ở Miền Nam trước 1975.
Posted: 29/04/2016 Filed under: Hình ảnh xưa-Miền Nam, Hồi Ký, Nghiên cứu-Khảo luận, Viet Nam | Tags: Ô tô xưa ở Saigon, Garage xe hơi trước 1975, Những chiếc xe xưa của Pháp, Tên xe cổ điển, Xe Pháp trước 1975, xe xưa Sài Gòn trước 1975, Xe xưa trên lối cũ 1 CommentXE XƯA TRÊN Lối CŨ
Phần 1 : Xe cổ điển Pháp ở Miền Nam trước 1975.
Y Nguyên Mai Trần
Hoài niệm Saigon một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông với những con đường hai bên là hàng me, hàng sao, lác đác cành phượng vỹ, thấp thoáng tà áo tung bay. Những thập niên giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ thứ 20, Pháp chiếm miền Nam và biến thành thuộc địa của họ với tên Cochinchine, bảo hộ miền Bắc và Trung. Vì nhu cầu phát triển kinh tế và chính trị cũng như khai thác tài nguyên, người Pháp đã đem vào Việt Nam và nhất là vào Cochinchine -Miền Nam hàng ngàn máy móc, xe buýt, xe vận tải và xe hơi. Sau Hiệp định Geneva 20 tháng 7, 1954, người Mỹ thay Pháp hổ trợ miền Nam không cộng sản, thành lập thể chế Cộng Hòa, viện trợ quân sự, kinh tế, giao thông, phát triển cơ cấu kinh tế thị trường. Từ đó Saigon xuất hiện những loại xe hơi,to, dài, nhiều mầu-mà người ta gọi chung là xe Hoa Kỳ, xen lẫn với các dòng xe thời Pháp, lưu thông trên khắp thành phố, tỉnh thành trước tháng 5 , 1975.
Bài sưu khảo này dựa vào tài liệu từ Internet, hình ảnh, postcards của các nhiếp ảnh gia, thư viện Pháp, Anh, Mỹ, của những người ngoại quốc đã từng đến thăm hoặc làm việc, của quân nhân Mỹ-Úc đã phục vụ trên chiến trường Việt Nam trước 1975 và manhhai albums cùng với tư liệu của người viết một thời lang thang trên các nẻo đường xưa Sài Gòn –Chợ Lớn-Gia Định, có dịp chiêm ngưỡng “xe hoa-xe Hoa Kỳ”, xe “lô ca xông citroen traction-avant””, xe taxi “con cóc, 4 ngựa”,xe “nhà binh-xe quân sự GMC”, xe “díp (jeep)”… cũng như có dịp tiếp cận xe Ford, Renault và Opel trong thập niên 60.
Mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu hình ảnh xưa, đối chiếu với tài liệu trong thư viện, internet và kỹ niệm xưa, sự thiếu xót và nhằm lẩn có thể xảy ra, không tránh khỏi.
Bài viết nhằm giúp người đọc nhận diện, tham khảo các loại xe cổ xuất hiện ở miền Nam từ thời kỳ Pháp thuộc đến trước 1975 (tạm gọi là classic cars, xe cổ điển), cùng nhau tìm lại một thoáng hương xưa, hoài niệm phút giây lang thang trên phố củ với những ước mơ thầm lén-người viết không bàn về lịch sử hay quá trình phát triển chi tiết của các loại xe từ cổ xưa (antique) cố cựu (đầu những thập niên 1900s-veteran) và cổ điển (classic) theo quan điểm của sử gia về xe hơi, cũng như bối cảnh kinh tế xã hội chính trị thời bấy giờ.
Cũng nên lưu ý, người viết sẽ dùng danh từ xe hơi (thay vì ô-tô) cho tất cả các loại xe sedan-chạy xăng (petrol powered), để phân biệt với các loại xe chạy điện (electric powered) chạy bằng hơi nước (steam powered) hay xe đua (racing cars), cũng như không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật công nghệ của những loại xe. Người viết xin lưu ý người đọc từ CV (chevaux vapeur)-tax horsepower-liên quan đến thuế má dùng trong kỹ nghệ xe hơi của Pháp đánh giá sức mạnh của các dòng xe, trong khi các xứ nói tiếng Anh dùng horsepower-hp. Nếu cần xin tra tài liệu trên Internet để biết rõ ràng hơn.
Thống kê xe cộ ba miền Việt Nam trước 1945
Năm | Loại | Trung Kỳ | Nam Kỳ | Bắc Kỳ | |
(An Nam) | (Cochinchine) | (Tonkin) | |||
1922 | Xe Hơi | 308 | 2230 | 1126 | Automobiles |
1929 | Xe Hơi | 1392 | 8712 | 4129 | Automobiles |
Xe Vận Tải | 214 | 671 | 325 | Trucks | |
Xe Bus | 495 | 643 | 390 | Buses | |
Xe Gắn Máy | 156 | 1099 | 901 | Motorcycles | |
Tổng cộng | 2257 | 11125 | 5745 | Total | |
1937 | Xe Hơi | 1600 | 6000 | 4300 | Automobiles |
Xe Vận Tải | 300 | 620 | 440 | Trucks | |
Xe Bus | 300 | 560 | 300 | Buses | |
Xe Gắn Máy | 50 | 260 | 620 | Motorcycles | |
Máy Kéo | 20 | 260 | 200 | Tractors | |
Tổng cộng | 2270 | 7700 | 5280 |
Tính đến năm 1974 VNCH có 35.384 xe vận tải nặng và 64.229 chiếc xe hơi chạy trên hệ thống đường xá 21.000 km, trong đó gần 12.000 km là đường trải nhựa, đi được quanh năm. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#Giao_th.C3.B4ng)
So về số lượng xe hơi ở ba kỳ, Cochinchine Miền Nam thời ấy có nhiều nhất, hơn phân nữa tập trung vào khu vực Saigon-Chợ Lớn-trung tâm Gia định (Statistique Générale, Moyens de Transport et de Communication (Averages of Transportation and Communication), 1936-37, p. 115.
ĐẠI LÝ XE HƠI Ở SAIGON-TỪ THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN 1975
Saigon là nơi đặt trụ sở chính của Hội vận tải và xe hơi của Đông Dương Indochine. Saigon là nơi có nhiều công ty đại lý buôn bán, sửa chửa, bảo hiểm xe du lịch, chở khách, taxi cho mướn. (Claudie Beaucarnot, Adieu Saigon, Au Revoir Hanoi: The 1943 Vacation Diary of Claudie Beaucarnot, (David Del Testa, 2002), p.14. 27 Société des Transports et Automobiles de I’indochine, Grand Rallye des Hauts Plateaux (pamphlet), (1954), p.p 22,32,34,40,41).
Những loại xe thông dụng giai đoạn 1900-1930 là xe Pháp, Renault, Peugeot, Citroen, Panhard, Berliet, Hotchkiss, và một số ít xe Mỹ của hảng Ford, Chrysler và GM (General Motors).
Công ty xe hơi đầu tiên ở Saigon Ippolito et Cie -Maison V. Ippolito- thành lập năm 1900, đại lý xe Peugeot và cung cấp dịch vụ chuyên chở công cộng (public courier service)- thư tín và khách hàng- đầu tiên giữa Saigon-Tây Ninh (24 tháng 10, 1901), sau đó đến Biên Hòa , Bà Rịa và Vũng Tàu (Cap Saint-Jacques). Trụ sở nằm ở góc Nguyễn Huệ và Lê Thánh Tôn, trước tòa Đô Chính (bây giờ UBNDTPHCM). Quyền đại lý xe Peugeot sau được chuyển qua công ty Le Comte, 34 Norodom (đường Thống Nhất) năm 1931.
Công Ty Bainier
Garage Bainier, công ty nổi tiếng nhất nằm ở góc đường Bonard (Lê Lợi) và Charner (Nguyễn Huệ) được thành lập năm 1914.
Hình 1: Công ty Bainier với Auto Hall góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ, từ năm 1920.
Hinh 2: Vị trí AutoHall đối diện với nhà hàng Pancrazi (trước 1975, tòa nhà thương mại Eden)
Khảo sát hình, có hai chiếc Citroen Type A tourer và một Citroen C4 (1928) chạy ra từ Bainier-AutoHall garage, chiếc xe chở khách Citroen chạy về hướng Auto Hall, Auto Hall nằm đối diện với nhà hàng Pancrazi trên đường Bonard và nằm xéo góc với Garage Bainier.Từ năm 1920 Ông E Bainier thành lập SOCIÉTÉ ANONYME DES ÉTABLISSEMENTS BAINIER, dời trụ sở về gốc đường 21 Bonard và 100-102 Nguyễn Huệ, cho xây lại AutoHall với công nghệ hiện đại thời bấy giờ (hình 1), mở rộng phạm vi thượng mãi làm đại lý cho nhiều hiệu xe như Unic,Dodge, Darracq và Citroen.
Garage Bainier được xây dựng dùng công nghệ cao, tận dụng ánh sáng và không gian, được xem như một phòng trưng bày xe hơi đẹp nhất vùng Viễn Đông (http://www.entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Bainier-Auto-Hall-Saigon.pdf)
Ông Emile Bainier đến Saigon làm trường thợ máy (mechanic foreman), năm 1911 ông làm Giám đốc cho công ty Ippolito. Sau đó ông rời Ippolito thành lập công ty riêng SOCIÉTÉ ANONYME DES ÉTABLISSEMENTS BAINIER năm 1914 địa chỉ số 40 Bonard.
Ông Emile Bainier mất năm 1941 ở Saigon, gia đình ông tiếp tục kinh doanh cho đến năm 1953 thì trở về Pháp. Vợ chồng hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Thi và Nguyễn Thị Nguyệt Nga mua lại tòa nhà Bainier và phá đi để xây lên khách sạn Rex, rạp chiếu phim Đại Nam năm 1958.
Công ty Bainier lúc đầu làm đại lý cho Citroen (xem Hình 1) nhưng đến năm 1931, quyền đại lý giao cho Mr Henri Hospital chủ Garage Citroen, 37 đường D’ Espagne (Lê thánh Tôn) đến năm 1936 trở thành công ty trực thuộc Citroen với tên Công ty Xe hơi Viển đông (Société Automobile d’Extrême-Orient)
Công Ty Garage Citroen
Hinh 3: Quảng cáo Garage Citroen
Hinh 4: Garage Citroen của ông Henri Hospital số 37 đường D’Espagne (Lê thánh Tôn) .Năm 1936, Garage Citroen trực thuộc công ty Citroen với tên Công ty Xe hơi Viển đông (Société Automobile d’Extrême-Orient).The SAEO đổi thành Xe Hơi Citroën Công Ty (Société
des Automobiles Citroën) năm 1969.
Hinh 4a: Xe Citroen được trưng bày tại Garage Aviat ở Hànội năm 1952, Garage Aviat đại diện cho Garage Citroen ở Bắc (Tonkin ) và Trung (An Nam).
Công Ty Garage Charner
Hinh 5: Hinh chụp 1953, Peugeot 202 Cabriolet (1939-1949) chạy ngang qua Garage Charner 131-133 Nguyễn Huệ. Garage Charner được thành lập năm 1923, đại diện chính thức cho xe Renault (bây giờ là khách sạn Kim Đô-Royal City Hotel ).
Hinh 6: Garage Charner là đại lý độc quyền bán các xe hơi Delage, Renault, Panhard, Monet-Goyou…
Toà nhà Garage Charner nằm gần thương xá GMC (Grand Magasin Charner) bị cháy tháng 6 năm 1929, được xây lại.
Quảng cáo xe Renault của Garage Charner năm 1931
Hinh 8: Renault Monasix model RY2 -1930
Hinh 9 : Garage Renault 231, Bến Chương Dương (thời Pháp Quai de Belgique), phòng trưng bày xe Renault tai 59 đường Lê Thánh Tôn.
Công Ty Saigon Garage đại lý Simca (S.E.I.C)
Hinh 10: Công ty Saigon Garage thành lập năm 1936, góc đường Nguyễn Huệ và Công trường Garnier (công trường Lam Sơn thời VNCH-công viên nằm đối diện với Hạ Viện-bây giờ Nhà Hát Thành Phố)
Hình 10a: Saigon Garage S.E.I.C năm 1961
Công ty Olympic đại lý xe Anh Mỹ trên đường Hồng Thập Tự
Hình 11: Ảnh chụp 1953 Cinéma (nằm giữa) và Garage Olympic tọa lạc tai số 97-99 đường Hồng Thập Tự (Chasseloup Laubat) sau này là rạp cải lương Kim Chung. Trong ảnh có thể nhìn thấy xe Citroen 11 và xe Vauxhall Velox 1952-53.
Công Ty xe hơi Jean Comte-Etablissements Jean Comte
Tọa lạc tại địa chỉ 34 đường Norodom (Thống Nhất-Lê duẩn), được thành lập năm 1911 bởi hai ông Laroche và ông Le Comte.
Click to access Comte-Saigon-Pnom-Penh.pdf
Hình 12 – Ảnh chụp 1952-53. Etablissements Jean Comte, số 34 Boulevard Norodom (Thông Nhất (VNCH) và Lê duẩn) nằm sau nhà thờ Đức bà. Sau 1975 tòa nhà công ty bị phá bỏ để xây trung tâm thương mại Diamond Plaza). Công ty Jean Comte hoạt động ở Cochinchine từ năm 1920, đại lý các loại xe Peugeot, Hotchkiss, Dodge, Packard, Saurer và xe Vélo Solex.
Hình 13-Phòng trưng bày xe hơi Công Ty Jean Comte-Dãy xe Peugeot 202s và một chiếc Hotchkiss vị trí cuối cùng của dãy xe, bên phải là xe Peugeot 203.
Hinh 14. Năm 1960 Etablissements Jean Comte trở thành Saigon Xe hơi Công Ty, trụ sở chính thức của công ty Citroen (Société Automobile d’Extrême-Orient) được thiết lập năm 1936. Sau khi lấy lại quyền đại lý Citroen từ công ty Bainier (xem hình 1) để giao cho ông Henri Hospital –Garage Citroen số 37 đường D’Espagne (Lê Thánh Tôn), (xem hinh 4). Công ty Citroen mua lại Etablissements Jean Lecome thành lập Saigon Xe hơi Công Ty.
Hình chụp 1964 (ref manhhai’s album), Saigon Xe hơi Công ty là trưng bày và buôn bán dòng xe hơi đầu tiên của Việt Nam –xe La Dalat.
Công ty SCAMA Đại lý cho xe Ford (Mercury, Lincoln…)
Hinh 15: SOCIÉTÉ COLONIALE D’AUTOMOBILES ET DE MATÉRIEL AGRICOLE (SCAMA) đăng ký 1928, trụ sở 41 đường Tôn Thất Đạm (Chaigneau).
Năm 1936 công ty mở thêm tại địa chỉ 23-39, Boulevard Bonard (Lê Lợi), Saigon. Công ty đại diện cho hảng xe Ford, Mercury, Lincoln-hinh chụp 1952 với 3 chiếc Ford Vedette đậu phía trước
Thời Cộng hòa , công ty SCAMA có trụ sở tại số 9 đường Phạm Hồng Thái , đối diện với hội Kỵ Mã (bây giờ là nhà thi đấu Nguyễn Du?) cũng là đại lý cho xe Đức Opel, Mercedes, GMC
Click to access SCAMA-Ford.pdf
SIT Societe Indochinoise de transports
Hinh 16: Đại lý cho xe DeLahaye
Hình 17: Quảng cáo SIT Siege social -4 Filippini (đường Nguyễn Trung Trực)
Công ty khởi thuỷ nằm ở đường Nguyễn Trung Trực , thời VNCH dời về đường Ngô Tùng Châu (Lê thị Riêng). Đại lý cho xe Mỹ và Anh.
Click to access Indoch._de_transports.pdf
KYXACO Đại lý độc quyền Volkswagen VNCH
Công ty này do Ông Chí Tín (Lê Văn Ba) và hảng East Asiatic Đan Mạch lập ra. Kyxaco nhập cảng độc quyền xe Volkswagen ở Việt Nam. Trụ sở 155 đường Nguyễn Huệ, bên cạnh cinema REX góc Lê Thánh Tôn. http://antruong.free.fr/damdaiganhdao2.html
Hinh 18: Công ty KYXACO, 155 Nguyễn Huệ, góc Lê Thánh Tôn.
Đại lý độc quyền xe Volkswagen 1957-1975.
Hình 19: Công ty xe hơi Kim Long trên đường Lê Lợi, gần thương xá Tax, đại diện hãng xe Ford của Mỹ. Photo by Bruce Baumler, 1965
NHỮNG CÔNG TY XE HƠI LỚN VẨN HỌAT ĐỘNG Ở SAIGON CHO ĐẾN GIỮA 1975.
Saigon Grarage, 100 Nguyễn Huệ
Garage Charner, 131 Nguyễn Huệ
Kyxaco, 155 Nguyễn Huệ
Olympic 97-99 Hồng Thập Tự
Renault 231 Bến Chương Dương
SCAMA 9 Phạm Hồng Thái
SIT 102 Ngô Tùng Châu (Lê thị Riêng)
SàiGòn xe hơi công ty 2-B Duy Tân-34 Thống Nhất
Kim Long Garage 70 Le Loi
Lucia, Fiat Garage 11 Đổ Thành Nhân, Khánh Hội
Xe xưa trên lối cũ.
Khảo sát ảnh xưa, số lượng xe lưu thông nhiều nhất trên các tuyến đường như Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Võ Di Nguy, Chi Lăng, …những đường thuộc quận 1, quận 3, quận 5 (Chợ Lớn) những địa điểm có nhiều du khách và quan chức Pháp Việt, ngoại quốc cùng với thương nhân khá giả, giàu có. Phần đông là xe có biểu tượng (logos) nhập từ Pháp và các xứ Âu Châu.
Sau khi Hiệp định Genève 20/7/1954 chia đôi Việt Nam. Miền Nam xây dựng thể chế Việt Nam Cộng Hòa với sự giúp đỡ của Mỹ và Đồng Minh. Đặc biệt thủ đô Saigon trở nên sầm uất, nhộn nhịp với đủ loại xe cộ có từ thời Pháp đến những loại xe du nhập từ Mỹ, Anh, Đức, Ý, Nhật…Lần đầu tiên người Saigon nhìn thấy những loại xe to, dài, nhiều màu, kiểu cách do người Mỹ đem vào mà họ gọi chung là xe Hoa Kỳ.
Bài viết gồm ba phần
Phần 1 –Xe cổ điển Pháp ở miền Nam trước 1975
Phần 2 -Xe cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở miền Nam trước 1975.
Phần 3- Xe chở khách, xe buýt xưa – trước 1975
PHẦN 1 -XE CỔ ĐIỂN PHÁP Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975
.Phần lớn các công ty xe hơi đầu thế kỷ 20 có trụ sở trong địa hạt quận 1 trước 1954, một số có công ty đại diện ở các tỉnh lớn, Hà Nội Hải Phòng, làm đại lý cho hãng xe Pháp Peugoet, Citroen, Renault, Simca, Packard, Panhard, hãng xe Mỹ như Ford, Chrysler, General Motors, xe Anh như Vauxhall, Austin, Morris và xe Đức như Opel, Volswagen, xe Ý như Fiat, Nhật như Toyota, Honda..
Biểu hiệu xe Pháp (logos) thường thấy ở Việt Nam
Hinh 20: Ảnh chụp khoảng đầu thập niên 1940s, có thể nhận được loại xe peugeot 202, Traction 11 L (Legère) và xe buýt Renault. Có người lính ″mã tà ″ đội nón cối trắng điều khiển lưu thông.
Hinh 21. Xe Panhard, Austin 1100, Chevrolet, Renault , Volswagen, Simca, Peugeot, Jeep, Dauphine… chen chúc trên đường một chiều trung tâm quận nhất Saigon năm 1967.
Hinh 22: Xe đậu vị trí trước nhà hát Tây (thời VNCH là trụ sở Hạ Viện), đầu thập niên 1950s
Khảo sát hình 22, bãi xe đậu trước nhà hát Tây – trước tháng 5/1975 là Hạ Nghị Viện, sau 1975 mang tên nhà hát Thành phố. Tiệm Nouveautés Catinat của ông Lucien Barthet (Khởi thuỷ xây cất năm 1887 là tiệm Bách hóa department store, nằm ở góc đường Catinat và Bonard, đến thời VNCH trở thành Phòng thông tin triển lãm Quận 1 (hình 23, bây giờ Louise Vutton 2015).
Hinh 23: Phòng thông tin trước Hạ Viện 1972 (nhà hát Thành Phố sau 75)
Đường Catinat trước 1975 là đường Tự Do và Bonard là Lê Lợi
Trên bải xe ̣ (hinh 22) , các loại xe hơi có thể nhận dạng gồm có Citroen Traction Avant, Renault 4CV, Traction 11, Peugeot 202, Peugeot 203, possible Land Rover, Panhard Dyna X 1953, Peugeot 203.
Đây là quang cảnh điển hình thời Pháp, nói chung xe xuất xứ từ Pháp chiếm đa số, đi đâu cũng thấy phần đông Renault 4 CV, rồi đến Simca, Dauphine, Renault, Peugeot, Citroen và một số xe từ các nước ở Âu Châu như Đức, Ý, Anh… Cuối thập niên 1950s, và thập niên 60s, khi người Mỹ và đồng minh cùng các công ty ngoại quốc bắt đầu vào miền Nam họ mang vào các loại xe sản xuất từ Mỹ-mà người Nam gọi là xe Hoa Kỳ, đặc điểm chung là kích thước lớn, dài, kiểu đột phá táo bạo, bumper (cây cảng-hãm xung) mạ kền, đuôi vẩy cá (fintail), sơn hai ba màu. Trên đường phố Sàigòn, cuối thập kỷ 40 và bắt đầu thịnh hành từ thập kỷ 50 có nhiều loại taxi xuất hiện- xe Renault 4CV, Simca Dauphine loại xe khách như Citroen Traction và cùng các loại xe Hoa Kỳ (thường được mướn làm xe “hoa” hay cho những cơ hội đặc biệt).
Người đọc chú ý, từ taxi dùng trong bài viết cho những loại xe chở khách có gắn taximetre (taximeter) để tính tiền. Trong hình kế tiếp 24, bức ảnh cho thấy loại xe khách mà người Pháp gọi là taxi đã xuất hiện ở Saigon năm 1905-12? bên cạnh xe lôi pousse-pousse (có người kéo mang bảng số 1100 )
Hinh 24: Xe chở khách năm 1912 ? –Saigon –chạy ngang tháp đồng hồ-hai phu xe pousse-pousse đứng trên thềm đá tháp đồng hồ- nổi tiếng thời bấy giờ -nhìn vào trường đua Phú Thọ.
Panhard cars
Công ty Panhard và Levassor đã được thành lập vào năm 1887, một thời nổi tiếng là một trong những công ty xe hơi tiền phong sớm nhất và quan trọng hơn bao giờ hết với chiếc xe đầu tiên sản xuất vào năm 1891 dựa trên một giấy phép của các bằng sáng chế của Daimler. Nhưng thay vì động cơ đặt phía sau như xe Daimler Benz, Panhard đặt động cơ và bộ tản nhiệt radiator- ở phía trước, điều khiển bánh xe phía sau, và một truyền trượt bánh răng thô. Cách cấu tạo này trở thành và được biết đến như là “Système Panhard”
Nhưng sau Thế chiến II, Panhard quyết định thay đổi, sản xuất xe cho tầng lớp trung lưu và phát triển một loại xe nhẹ, chi phí sản xuất thấp nhằm đáp ứng như cầu dùng xe phổ quát trong xã hội thời kỳ hậu chiến, dự kiến loại xe nầy sẽ trở thành phương tiện thông dụng di chuyển của mọi người. Đây cũng là chiến lược mà Citroen đã áp dụng để sản xuất 2CV, được biết như Panhard Rod thời bây giờ.
Hinh 25: Panhard Model X 86 Saloon 1952. Máy đặt phía trước (traction-avant), 2 cylinder car.
Hinh 25a: Panhard Model X 86 Saloon 1952 và Traction 11 trên đường Tự Do năm 1955
Dyna Panhard X, sedan 4 cửa , nhẹ, gọn là công trình thiết kế có tầm nhìn xa của kỹ sư Jean Albert Grégoire, đầu tiên được trưng bày Dyna AFG Paris Motor Show 1946. Sản xuất thương mại bắt đầu từ cơ xưởng Panhard ở Ivry (Paris) năm 1948 và trở thành xe mẫu (pattern) cho những loại xe Panhard khác, cho đến khi ngừng sản xuất năm 1967.
Dyna X còn được gọi là Dyna 110, Dyna 120 và Dyna 130 dựa theo tốc độ 110, 120 hay 130 km/giờ do sự tăng tiến của ỗ máy
Dyna X bị thay thế bởi loại xe lớn hơn, mạnh hơn Dyna Z năm 1954.
Hinh 26: Panhard dyna model Z (1963). Panhard xáp nhập (absorbed) với Citroen năm 1965.
http://www.thetruthaboutcars.com/2010/03/an-illustrated-history-of-panhard/
Hinh 26: Panhard dyna model Z (1963). Panhard xáp nhập (absorbed) với Citroen năm 1965.
Simca cars
Tên SIMCA (Société industrielle để Méchanique et Carrosserie). Công Ty thành lập bởi Henry- Théodore Pigozzi năm 1934 sản xuất xe Fiat (của Ý) cho thị trường Pháp. Khởi thủy Piozzi là đại diện phân phối xe Fiat trong nước Pháp công ty SAFAF (Société Anonyme Franais des Automobiles FIAT), dần dà bắt đầu nhập càng các bộ phận và được phép (under license) lắp ráp xe Fiat bán trên thị trường nội địa Pháp. Sau đó, cơ hội đến, ông mua lại cơ xướng cũ ở Nanterre và bất đầu sản xuất Simca tự do.
Mẫu Fiat 500 Topolino được sản xuất từ năm 1937, loại xe nhỏ, 569cc với 85km/giờ, máy đặt phía trước, ổ bánh phía sau ( rear wheel drive), 2 cửa. Fiat 500 Topolino được biến đổi thành SIMCA 5 (Cinq), và loại Fiat sinh sau Fiat 1100 được thay thế bởi SIMCA 8 (Huit.)
Sau thế chiến thứ hai, Simca cho ra mắt Aronde năm 1951, với thiết kế công nghệ monocoque (unitary body) của Simca, Simca Aronde được cho ra đời để cạnh tranh trực tiếp với Peugeot 203. Trong năm đầu tiên đã là xe bán chạy nhất so với Simca 8. Năm 1959 trở thành công vượt bực cho Simca, sản xuất 200,000 chiếc. Năm 1954, SIMCA mua lại cơ xưởng Poissy của Ford Pháp-vào thời này đang sản xuất Ford Vedette. Sau đó Simca sản xuất Vedette nhưng vẫn giữ bảng hiệu cũ. Cơ xưởng nầy thành cơ xưởng chính của SIMCA trong khi cơ xưởng cũ ở Nanterre bán lại cho Citroen năm 1961.
Sự thành công lớn của SIMCA cho phép Simca thâu tóm hãng xe Talbot (Từ đó Talbot biến mất trên thị trường), để trở thành món mồi ngón cho Chrysler sau này.
Hinh 27: Simca 1000 Rallye model năm 1963
Simca 1000 là loại sedan 4 cửa, máy đặt phía sau. Ổ máy 4 cylinders .9L sản xuất 43 Bhp ($3.6PS/32.1 kW) với tốc độ tối đa là 116km/giờ. Xe cân nặng 700kg
Hinh 28: Mẫu xe Simca 9 Aronde-1300 sản xuất đầu tiên năm 1951-55
Hinh 29: Sản xuất trong khoảng 1951-1963 SIMCA Aronde –thiết kế Pháp với nhãn hiệu Aronde/hirondell/chim nhạn. Trong suốt 12 năm với bốn kiểu xe Simca 8, 9 , 1300 và P69 Simca thành công nhất với các dòng xe này- Xe được sản xuất từ Pháp và Úc.
Simca 9 Aronde thấy ở Saigon sản xuất khoảng 1951-55, không phải là traction avant nhưng máy cũng đặt phía trước, năng xuất khoảng 1.2L. The Aronde rất phổ biến ở Pháp, giúp Simca trở thành hãng sản xuất xe hơi lớn thứ hai bên Pháp vào khoảng cuối thập niên 1950s, Simca ngừng sản xuất Arondecuối năm 1963.
Hinh 30: Simca trên đường Nguyễn Huệ
Hinh 31: Simca Aronde chết vì bị đặt chất nổ .
Hinh 32: Simca 6-1947-50 đậu trên đường quê.
Simca 6 là một chiếc xe nhỏ sản xuất và bán nội địa (Pháp) giữa năm 1947 và 1950. Simca trước đó đã được thành lập như là một công ty con của công ty Fiat (Ý), Simca 6 được phát triển dựa vào mẩu Simca 5. Simca 5, bản thân chính là loại Fiat Topolino và sản xuất tại Pháp được bán dưới nhản hiệu Simca.
Với sự ra mắt, tại 1947 Paris Motor Show, của Simca 6 thể hiện tư thế thiết kế độc lập cho một mô hình sản xuất Simca. Các Simca được tách từ nguồn gốc của nó bởi độ Mỹ hoá xe Fiat, mở rộng đặt hạ lưới tản nhiệt thấp, phía trước, hai bên là đèn pha được lên tích hợp(integrated) vào các tấm cánh (wing panels), tương tự như các dòng xe Peugeot 203 và Renault 4CV thời bấy giờ.
Hinh 33: Simca Aronde 1968 trên đường Lê Lợi, phia sau International Havester Scout 800-1967
Hì̀nh 34: Simca 5-2 cửa-569cc (Fiat 500- Topolino đổi huy hiệu (rebadged)-động cơ phía trước (front engine) ổ bánh sau (rear wheel drive). Đừng lầm lẩn với Peugeot 202 là phiên bản cải tiến dựa trên lọai xe SIMCA 8 -4 cửa
Hinh 35: The Fiat 500, thường được biết là “Topolino”, loại xe nhỏ sản xuất ở thành phố Topolino ở Ý từ 1936 đến 1955.
Hinh 36: Simca 1000 Ralye
Simca Rallye 1.3 (Simca 1000), xe sedan 4 cửa, máy đặt phía sau Simca Pháp sản xuất từ năm 1961 đến 1978. Thuộc loại xe hạng nhẹ, cân 700kg, đạt tốc độ tối đa 116km/giờ
Hinh 37: Xe cộ trên đường Trần Hưng Đạo 1969 – picture Bob Carolan
Renault cars
Sản phẩm trí tuệ của một kỹ sư nhiệt tình tên là Louis Renault , công ty Renault được thành lập cùng với hai người anh em của ông ở Pháp vào năm 1899 , những người em lo về tài chính , trong khi ông chú trọng về cơ học, máy móc” . Thành lập cơ xưởng cạnh sông Sein năm 1899. Louise Renault sản xuất loại xe đầu tiên từ 1898-1903, loại xe nhỏ Renault Voiturette.
Khủng hoảng kinh tế 1929-31, cũng như các hảng xe hơi khác đều phải giảm giá, cắt nhân công, tăng hiệu quả năng xuất, mang giá thành sản xuất xe xuống thấp, công ty Renault trở thành công ty đa dạng sản xuất xe buýt, xe chở hàng trucks, xe lửa điện electric railcars, máy cày và cả động cơ cho máy bay.
Do nhiều cuộc đình công gây rắc rối cho các nước trong khu vực, Renault đã được quốc hữu hoá năm 1945 để tránh phá sản như Citroen đã làm trước đó vài năm. Các dự án đầu tiên được thực hiện bởi công ty mới sản xuất 4CV nhỏ, nhưng bị hoãn lại cho đến sau Thế chiến II. Đối với thị trường châu Âu, xe nhỏ là tương lai vì giá rẻ, dể mua và duy trì. Sau khủng hoảng kinh tế và thế chiến, sự cách biệt giữa Âu Châu và Mỹ càng ngày càng lớn. Louis quyết định tối tân hóa cơ xưởng, bắt chước lối sản xuất dây chuyền của hảng Ford (Ford dùng công nghệ này bắt đầu năm 1912 sản xuất hàng loạt Ford T2)
Ngày nay Renault hòa hợp với Nissan (công ty xe hơi lớn của Nhật) trở thành một trong 4 hãng sản xuất xe hơi lớn nhất trên thế giới.
Hinh 38: Xe 4 bánh Renault đầu tiên-Renault Voiturette 1989-1903
Dòng xe 4CV, được giới thiệu vào năm 1946, là một thành công lớn so với dự kiến ban đầu. Với sự thành công này công ty thực hiện bán, mua lại và phát triển máy móc hạng nặng để giúp gia tăng sản xuất. Renault sau đó quay trở lại với lĩnh vực chế xe hạng nặng và qua việc sáp nhập với hai công ty hiện có Latil và Somua-cả hai là công ty sản xuất xe tải chở người và hàng hoá- họ và tạo ra một công ty mới, hoàn toàn dành riêng để làm xe tải, buýt với tên Saviem.
Dòng 4CV được thay thế bằng dòng xe Dauphine xuất hiện vào năm 1956. Đây là dòng xe thành công lớn kể cả trên thị trường Mỹ. Dauphine ngừng sản xuất năm 1961, được thay thế bởi hai dòng xe Renault 4 va Renault 8
Renault bắt đầu những năm 70 với những dòng xe thành công khác, thể thao hơn và nhanh nhẹn hơn nhưi dòng xe Renault 5, vì xe xài tiết kiệm nhiên liệu nhất là trong thời gian khủng hoảng dầu trong thập niên 1970s
Cũng trong những năm 70s, Renault bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của mình và mở ra các nhà máy ở Đông Âu, châu Phi, Úc cũng như hợp tác với công ty Mỹ AMC đến năm 1979. Vào đầu những năm 80, Renault gặp rắc rối tài chính một lần nữa nên công ty ra khỏi hoạt động đua xe hoàn toàn, cũng như bán tất cả các phi tài sản và giảm chi mọi mặt.
Năm 1987 công ty bắt đầu biến cán cân nghiêng về lợi nhuận, do đó, vào đầu những năm 90, một loạt xe mới được phát hành trên thị trường và tất cả các mô hình đều thành công: Clio Espace, Twingo và Laguna. 1995 Renault Megane là chiếc xe đầu tiên để đạt được Euro NCAP (New Car Assessment Program) đánh giá bốn sao về an toàn .
Cũng trong những năm 90, Renault trở lại Formula 1 racing đua thành công, sau khi giành chức vô địch năm 1992, 1993, 1995, 1996, 1997. Trong năm 1996, Công ty chuyển hướng, cho rằng một tình trạng nhà nước sở hữu công ty sẽ không được hưởng lợi lâu dài nên công ty đã được tư nhân hóa một lần nữa. Renault đã đầu tư hơn nữa tại Brazil, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau năm 2000, tuy thất bại với một loạt xe kém thành công như Avantime và Vel Satis, nhưng cũng tiếp tục thành công với hàng loại xe cũ như Clio, Laguna và Megane.
Read more: http://www.autoevolution.com/renault/history/#ixzz44kGHFLHk
Hinh 39: Renault Floride-Caravelle
Floride, còn được biết đến với cái tên Caravelle, là dòng xe thể thao 2 cửa, 2 + 2 chỗ ngồi của hãng xe Pháp Renault, được sản xuất trong giai đoạn từ 1958 – 1968.
Renault ghen tị với sự thành công phát triển ở Bắc Mỹ của dòng xe Volkswagen / Beetle quyết định tìm kiếm những phương cách để Renault có được sự thành công như hãng Volkswagen-Đức. Renault quyết định thay đổi xe Renault Dauphine của mình. Tại một hội nghị của các nhà phân phối ở Bắc Mỹ diễn ra ở Florida, người kinh doanh Renault ở Hoa Kỳ kêu gọi thành lập một Dauphine coupe / cabriolet sẽ cải thiện hình ảnh của Renault tại thị trường quan trọng của Mỹ. Chủ tịch Renault, Pierre Dreyfus đồng ý, và kể từ khi khái niệm đã được sinh ra tại một hội nghị đó ở Florida cho đến lúc nổi tiếng trong công ty gọi xe là “Renault Floride”. Tuy nhiên tên “Floride” được coi là không phù hợp với các tiểu bang khác của Hoa Kỳ, nên một tên khác, “Caravelle”bắt đầu được sử dụng cho khu vực Bắc Mỹ và các thị trường lớn khác (bao gồm cả Anh)
Hinh 40: Renault Caravelle sản xuất khỏang 1947-1961
Hình 41: Dáng hao hao giống Renault Caravelle, 1968 VW Type 3 Fastback của nhân viên Úc trong khuôn viên Tổ chức hỗ trợ quân sự của thế giới tự do ( Free World Military Assistance Organization (FWMAO), hiện nay là địa chỉ khách sạn Kỳ Hoà 238 ba tháng hai (trước 1975 Trần Quốc Toản) thuộc quận 10.
Hinh 42: Xe buýt Renault 6C-2 vào năm 1951 trên đường Bonard (Lê Lợi), Saigon ?.
Trong ảnh này, phia sau xe bus, tòa nhà hát Tây –sau là Hạ Viện trước 1975 – là công trình xây cất của kiến trúc sư Pháp Eugene Ferret năm 1897.
Hinh 43: Renault Juvaquatre -4CV- berline trên đường Saigon 1968. Juvaquate sản xuất đầu tiên 1939, chấm dứt 1955.
Hinh 44: Renault Juvaquatre ảnh chụp 1969 chạy trên đường Pasteur 1969 , bên trái phía xa là Saigon xe hơi công ty, bên phải qua hàng cây cao là Vương Cung Thánh Đường –nhà thờ Đức Bà. Xe được sản xuất vào khoảng 1936-1948, loại xe sedan 4 chổ. Đến năm 1947-48 Juvaquatre được thay thế bằng loại xe 4CV cho đến năm 1961. Juvaquatre được hồi sinh 1950-1960 biến chế thành panel van hay station wagon với nhãn hiệu Renault Dauphinoise
Hinh 45: Renault Dauphinoise fourgonnette là loại xe panel van hay station wagonwagon, sản xuất từ năm 1950-1960.
Hinh 46: Renault Novaquatre mẫu YN2 1934, ảnh chụp 1946
Renault Novaquatre (4CV) kiểu 1934 đậu trước trường Chasse Loup-Laubat 1946 (bây giờ Lê Quý Đôn) – so với Juvaquatre, hai đèn phía trước nằm trên 2 vành bánh xe, phía sau chiếc Renault là loại xe Jeep thời thế chiến hai 1941-45.
Hinh 47: Renault Monaquatre 1934
Hinh 48: Bến Taxi ở đường Lê Lai (Boudonnet) bên hông tường ga xe lửa Saigon (bây giờ là khu khách sạn New World). Rạp hát xưa Aristo năm đối diện bến xe taxi khoảng 1950
Taxi – Renault 4CV
Renault 4CV mà người Việt gọi là xe 4 ngựa- quatre cheveaux, xe con cóc, sản xuất khoảng 1946-61 là thối thân của xe Juva Quatre và tiền thân của Renault Dauphine . Rất thông dụng thời bấy giờ và được dùng làm taxi vì xe nhỏ, nặng 620kg, rẻ tiền, thiết kế giản dị, dể sửa ,4 chỗ ngồi, máy đặt phía sau, ổ bánh phía sau, phía trước có đặt đồng hồ tính tiền. Đầu thập niên 1960s , chính phủ với chương trình “Hữu Sản Hoá” người nghèo, nhập cảng loại xe mới Renault Dauphine, bán góp cho người muốn chạy xe taxi làm kế sinh nhai. Thành phố Saigon lại xuất hiện nhiều taxi Dauphine, bên cạnh taxi Renault 4CV 750 và 760 phân khối.
Chiếc xe này cho người viết cảm giác đi taxi đầu tiên vào khoảng năm 1952-53,người tài xế cũng là người thân vừa mua xe để chạy taxi làm nghề sinh sống, cũng muốn chạy quanh thành phố cho quen nên người viết được tháp tùng. Thời VNCH, thân xe sơn hai màu-màu bơ và xanh lá cây, có mui trần được mở, nhìn lên bầu trời như chạy đua với trăng sao lùa những luồng gió mát thổi vào xoa dịu cái nóng của thành phố vừa ngả về đêm.
Hinh 49: Taxi Renault 4CV chạy quanh bồn nước góc đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi khoảng thập niên 1960
Hinh 49a : Taxi mẫu 1952.
Hinh 50: Bến Taxi Renault CV (mẫu 1957), 2 chiếc taxi Renault 750 (747cc), bên cạnh là xe La Dalat chiếc xe hơi sản xuất đầu tiên ở Việt Nam.
Những ai đã từng đặt chân đến Sàigòn trước 1975 mà không nhớ đến những chiếc taxi Renault chạy khắp nẻo đường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định,miền Nam, chứng kiến bao nhiêu cảnh vui buồn, thương hận trước 1975. Có thể nói taxi quatre cheveaux là một thứ văn hóa của dân Saigon, miền Nam là một cái gì mới, xa lạ với người miền Bắc trước 1975.
Hinh 51: Renault 760 (760cc) trên đường Tự Do
Hinh 52: Renault 4 R4 1961, phía sau là Taxi Renault 4CV 750 (747cc)
Hinh 53 : Renault 4 R4
http://www.taringa.net/posts/autos-motos/11752930/Entra-Autos-Que-Quedaron-En-La-Historia-Argentinaa.html
Renault 4, còn được gọi là 4L (phát âm là “Quatrelle”) hay 4R, là loại xe không đắt, tiết kiệm (economy) mở ra phia sau (hatchback ) được sản xuất bởi hãng Renault từ năm 1961 đến 1992
Renault 4 là một thiết kế xe nhỏ sản xuất hàng loạt đơn giản nên rất phổ biến, thông dụng trong đô thị và vùng phụ cận. Đây cũng là ứng dụng đầu tiên kỹ thuật lực kéo áp dụng trên chiếc Renault chở khách Estafette vào năm 1958 (máy đặt phía trước, ổ bánh xe phía trước (front engine, front wheel drive) Cũng la kết quả sau khi khảo cứu, khai thác những ưu điểm và nhược điểm của xe Citroën 2 CV 1948 .
Xe được bắt đầu sản xuất từ tháng 8 năm 1961 đến cuối năm 1992 tại 28 quốc gia
Renault Dauphine
Dauphine sản xuất từ năm 1956 đến 1967 , loại xe thông dụng máy đặt phía sau , thân khung liền vỏ , hộp số tự động có ba số, không tự động có 3 hoặc 4 số , 4 cửa, động cơ 845 phân khối. Dauphine được đưa ra thị trường nhằm thay thế cho dòng xe rất thành công trước đó 4CV
Một số lớn Dauphine được nhập cảng vào VNCH qua chương trình Hữu Sản Hoá 1968 làm taxi. Cùng thời với Volkswagen Beetle, Morris Minor, Mini and Fiat 500, đây là những dòng xe đi đầu trong chiến lược sản xuất xe thông dụng, giá phải chăng ở Âu Châu thời bấy giờ
Hinh 54 Tem thư phát hành khuyến khích phong trào Hửu Sản Hóa.
Chương trình Hửu Sản Hóa
https://www.facebook.com/notes/nam-r%C3%B2m/h%E1%BB%AFu-s%E1%BA%A3n-h%C3%B3a-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-75-v%C3%A0-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%AFu-h%C3%B3a-sau-75-/483065861887422/
Hinh 55: Xe nhà Dauphine chạy gần dinh Độc Lập.
Hinh 56: Taxi Dauphine –góc Nguyễn Huệ và Lê Lợi, Tòa nhà trắng bên trái là thư viện Abraham Lincoln, phía sau là Tòa Độ Chính 1967.
Hinh 57: Renault –Dauphine mẫu 1956
Hinh 58 : Taxi Dauphine trên đường Công lý, phia sau là chiếc Chevrolet 1950s
Hinh 59 : Renault Fregate model 1951 trên đường Norodom (bây giờ là lê duẩn) năm 1953.
Hinh 60: Renault Fregate 1954 (NBF 338), Renault 4CV Taxi (NBI 992) và Volswagen Beetle NBP… trên đường Tự Do 1961.
Hinh 61 : Renault Fregate đường Nguyễn Cư Trinh, bùng binh Cống Quỳnh quận Nhì (giờ là Q1), phía sau xe van Renault Goelette dừng lại cho người qua đường.
Hinh 62: Renault 8 (mẫu 1962) Saigon 1969-70 – Ngã tư Trần Hưng Đạo-Đề Thám.
Hinh 63: Renault 8 Gordini -4 đèn pha phía trước , sản xuất khoảng 1964-1970
Hinh 64: Renault Estafette trên đường Tự Do năm 1965, phía trước van Estafette là đuôi xe Citroen DS
Hinh 65: Xe Van Renault Estafette được sản xuất từ năm 1959 đến năm 1980 với tổng số 533,209 chiếc- Estafette là loại xe van đầu tiên ra mắt của công ty với công nghệ ổ diã xe đặt phía trước (front wheel drive)
Thiết kế thân xe có 3 cửa phía sau (three-part tailgate) cửa trượt bên hông (sliding side door) dựa vào sự thành công của Type H van Citroën.
Van estafette có ba cửa mở ra phía sau.
Sau khi xe Van Estafette tung vào thị trường năm 1959, Renault là hảng chế tạo xe hơi duy nhất trên thế giới sản xuất các loại xe với 3 kỷ thuật công nghệ khác nhau:
Má đặt trước với ổ dỉa xe đặt phía trước ( the front engined front wheel drive ) như Van Estafette, máy đặt sau với ổ dỉa xe đặt phía sau (rear engined rear wheel drive ) như dòng xe Dauphine và máy đặt trước với ổ dỉa xe đặt phía sau (front engined rear wheel drive ) như dòng xe Fregate.
Hinh 66: Renault Estafette và bến xe buýt Renault-Saviem màu xanh-ngà, bùng binh chợ Bến Thành 1961
Hinh 67: Renault Goelette fourgon 1950 của trường nữ trung học Áo tím Gia Long
Hinh 68: Renault Goelette chở khách hàng trên quốc lộ 1 –Saigon Mỹ tho 1968 (photo Lance Nix)
Hinh 69: Renault Goelette Bien Hoa 1968 và Volswagen Van có cửa sổ., phía sau cùng xe Citroen Ami 6.
Peugeot cars
Peugeot là một trong số hãng sản xuất xe hơi lâu nhất, tuy nhãn hiệu lúc đầu- không phải đó làm xe hơi- bắt đầu năm 1842 (buôn bán máy nghiền cà phê, muối và tiêu). Người đầu tiên quan tâm đến chuyện làm xe hơi là ông Armand Peugeot và sau khi gặp ông Gottlieb Daimler, chiếc xe Peugeot đầu tiên được sinh ra – loại xe ba bánh- chạy bằng hơi nước vào năm 1889 .
Hinh 70: the Serpollet-Peugeot, xa ba bánh với động cơ bằng hơi nước ( steam powered tricycle) 1889
Năm sau, máy chạy bằng hơi nước được thay thế bằng xe bốn bánh với máy chạy xăng của Daimler.
Sau thế chiến thứ nhất, xe hơi trở thành phương tiện cần thiết và không được xem như hàng đắt giá, công ty khá thành công với hàng loạt dòng xe chạy xăng sản xuất từ hàng Societe Anonyme Des Automobiles Peugeot , xưởng sản xuất ở Adincourt. Công ty này là công ty tách ra từ công ty mẹ đó bà anh em Peugoet thành lập. Năm 1929 dòng xe Peugeot 201 được tung ra cùng với cách định mẫu các dòng xe độc đáo về sau bằng 3 con số, với số không nằm ở giữa.
Trong thời gian thế chiến 2, Peugoet bị ảnh hưởng nặng phải sản xuất các loại xe hơi và dụng cũ chiến tranh cho Đức. Khí thế chiến 2 chấm dứt hầu hết cơ xưởng Peugeot bị phá hủy cần phải được xửa chữa vì thế đến năm 1948 Peugeot mới cho ra dòng xe mới, dòng xe 203. Thời nầy Pháp trở lại ViệtNam và cho nhập cảng loại xe này rất nhiều!
Read more: http://www.autoevolution.com/peugeot/history/#ixzz44dNoqRG9
Các dòng xe Peugeot và năm được tung ra trên thị trường
• 104 (1972), 106 (1991), 107 (2005), 108 (2014)
• 201 (1929), 202 (1938), 203 (1948), 204 (1965), 205 (1983), 206 (1998), 207 (2006), 208 (2012)
• 301 (1932), 302 (1936), 304 (1969), 305 (1977), 306 (1993), 307 (2001), 308 (2007), 309 (1985), 301 (2012)
• 401 (1934), 402 (1935), 403 (1955), 404 (1960), 405 (1987), 406 (1995), 407 (2004), 408 (2010)
• 504 (1968),
Nhung dòng xe thường thấy ở Viet Nam , nhất là Miền Nam.
Peugoet 202, 203, 302, 403, 404 and 504
Hinh 71: NHA TRANG 1904-1907 – Gabrielle Vassal dans une voiture – Bà Gabrielle Vassal ngồi trên xe hơi ở Nha Trang. Có thể là biến thể của dòng xe Peugeot 33 -1901
https://www.google.com.au/#q=Gabrielle+Vassal+dans+une+voiture
Hinh 72 : Peugeot 202 và xe vận tải nhỏ Renault trên đường Charner 1950s
Hinh 73: Peugeot 202 thùng, chở hàng hóa (đầu 1950s)
Hinh 74: Taxi renault 4 CV, Jeep, Toyota Corona, Peugeot 404 , xe Hoa Kỳ trên đường Nguyễn Huệ.
Hinh 75: So sánh Peugeot với Simca
Đừng nhầm lẩn Peugeot với Simca 5 hoặc 8 (1946-50) –Peugeot 202 thiết kế với hai đèn trước nằm sau vỉ sắt tản nhiệt-radiator grill.
Hinh 76: Simca 5 hoặc 8, hai đèn trước nằm bên trong vỉ sắt
Peugeot 202 được sản xuất từ giữa năm 1938 -1942 và rồi sau đó bắt đầu sản xuất lại cuối năm 1945 , được bán trên thị trường đến năm 1949, thì được thay thế bằng Peugeot 203.
Peugeot 202 được trang bị động cơ làm mát bằng nước 1133 cc , cho tối đa là 30 PS (22 kW) tại 4000 rpm và tốc độ tối đa khoảng 100 km / h (62 mph).
Máy gắn phía trước tới bánh sau thông qua hộp số 3 tốc độ . Nhiên liệu được dẩn qua van trên cao , tại thời điểm đó đối thủ cạnh tranh rõ ràng nhất là Renault tung ra chiếc Renault Juvaquatre, vẫn cung cấp nhiên liệu qua van bên cạnh máy.
Hinh 77: Peugeot 302. Để ý sự khác biệt bên hông xe và kính trước.
Peugeot 302 là tiền thân của 202. Được giới thiệu tại Paris Motor Show 1936 và chỉ sản xuất trong 18 tháng, cho đến tháng tư năm 1938. Động cơ bốn xi lanh 1.758 cc làm mát bằng nước , tương tự như động cơ được trang bị cho peugeot 402, với tốc độ tối đa 105 km / h (65 mph).
Hinh 78: Peugeot 402 B.E 1939
Hinh 79 : Peugeot 203 , VW Kombi, Peugept 404, Simca Aronde góc đường Tự Do và Lê Lợi, bên hông khách sạn Continental Saigon 1968 – Photo by John F. Cordova – Café Givral bên trái và Continental Palace Hotel bên phải
Hinh 79a : Peugeot 203 taxi
Hinh 80: Peugoet 203 có thùng, dùng làm xe cứu thương và chở hàng nằm trong kho thương cảng Saigon 1951.
Hinh 81: Peugeot 203 Familiale khoảng đầu thập niên 1950s, 3 hàng ghế, chở đến 6 người.
Hinh 82: Peugeot 203-1955
Peugoet 203 (late 1940s) Peugeot 1950s và Traction Legere 11
Hinh 83: Peugeot trên đường quê, thời Pháp thuộc trước 1954
Hinh 84: Peugeot 403 sản xuất từ 1955 đến 1966, với kiểu Pininfarina với 1468cc. Chiếc xe này hiện được trưng bày trong phòng triển lãm ở Saigon.
Hinh 85: Peugeot 403- 1960
Hinh 86: Peugeot 403 trên đường Tự Do, trước Hạ Viện 1968 (bây giờ nhà hát Thành phố)
Hinh 87: Peugeot 403 trên đường Thống Nhất, trước dinh Độc Lập
Hinh 88: Peugeot 403 trước Vương Cung Thánh Đường 1966 (Tom Briggs)
Hinh 89: Peugeot 404 trên đường Nguyễn Huệ
Hinh 90: Peugeot 404 SAIGON 1971 – Ngã tư Đoàn Thị Điểm – Phan Đình Phùng
Nay là ngã tư Trương Định – Nguyễn Đình Chiểu – Photo by Dick Leonhardt
Hinh 91: Peugeot 404 station wagon
Hinh 92: Peugeot 404-1964 hiện được trưng bày trong bảo tàng viện xe cổ ở Saigon.
Hinh 93: Ford Fairlane 500 model 1957, Peugeot 404 1960 and Renault 12TS (1970s) hay Peugeot 504 trên đường Tự Do trước Hạ Viện (bây giờ Nhà hát thành phố)
Hinh 94: Peugeot D3A Camionette 1954 trên đường Phan Đình Phùng.
Citroen cars
SOCIÉTÉ ANONYME DES ÉTABLISSEMENTS BAINIER
21, bd Bonard và 100-102, bd Charner
Traction Avant, tiếng Anh là front-wheeled drive –FWD-lực kéo xe đặt ổ bánh phía trước được thiết kế bởi hai ông André Lefebvre và Flaminio Bertoni khỏang cuối năm 1933, đầu năm 1934. Tuy không phải là những người sản xuất FWD đầu tiên (xe Alvis được thiết kế FWD năm 1928 ở Anh, L29 từ năm 1929-1932 tại Hoa Kỳ và DKW F1 năm 1931 tại Đức) Traction Avant áp dụng công nghệ FWD vào khung liền vỏ – unitary body. Cùng với dòng xe DKW 1930s của Đức, Traction tiên phong trong công nghệ FWD được tung lên thị trường sản xuất xe khối ở Âu Châu (European mass car market).
Trong năm 1930, hãng Citroen đã đấu tranh để cạnh tranh với các hảng đối thủ như Peugeot và Renault. Andre Citroen nhìn thấy công ty của ông cần một thiết kế mới với tiềm năng cách mạng hóa ngành công nghiệp xe hơi. Ông sang Mỹ và tìm được cảm hứng ấy sau khi thăm viếng Tổng công ty Budd tại Hoa Kỳ. Nơi đây ông chứng kiến xe hơi được thiết kế theo kiểu khung liền vỏ (vỏ xe ̣không phải là vỏ bánh xe -tiếng Anh Unitary Body or Unibody), kết cấu thân xe và khung xe (chassis) vào một đơn vị nhẹ. Thiết kế của công ty Budd bao gồm sáng kiến mới, đặt máy xe (engine) và bộ phần truyền tải (transmission) phía trước của xe, lợi thế công nghệ này làm nội thất xe rộng hơn, trung tâm trọng lực gravity thấp hơn và như vậy giúp cho việc xử dụng xe hoàn hảo (superior) hơn.
Cấu trúc Traction Avant dựa trên khung và vỏ sườn hàn lại với nhau-gọi chung là khung vỏ như đã nói trên. Hầu hết các xe khác của thời đại này dựa trên một khung riêng biệt (chassis) và vỏ (thùng) xe được hàn vào. Công nghệ khung vỏ –unibody or unitary body thân đơn nhất- đưa đến kết quả sản xuất xe nhẹ hơn, và vì thế công nhiệp này được sử dụng cho hầu như tất cả các công trình xe sedan về sau.
Mẫu Traction Avant ban đầu là một saloon nhỏ với 2.910 mm (115 in) chiều dài và 1.303 cc (79.5 cu in) động cơ, mô hình này được gọi là 7A. Chỉ sau 2 tháng, với khoảng 7.000 xe được sản xuất, 7A được nối tiếp trong tháng sáu năm 1934 bởi dòng xe 7B với động cơ 1.529 cc với hai cần gạt nước (screen wipers) thay vì một gạt nước duy nhất của dòng xe 7A . Dòng xe 7Bs được thay thế bởi dòng xe 7C mạnh hơn với động cơ 1628cc
Mẫu xe về sau dòng 11 (tung ra tháng 11, 1934) với 1,911 cc (116.6 cu in) bốn xy lanh và dòng 15 (tung ra khoang tháng 6, 1938), với 2,867 cc với 6 xy lanh. Dòng 11 có hai kiểu 11BL (“légère”, or “light”), có cùng kích thước với dòng 7 CV, và 11B (“Normale”, or “normal”) với bánh xe (wheel) to hơn và bề ngang bánh xe rộng hơn.
Nhin qua, không thấy sự khác biệt to lớn giữa 7CV và loại sinh sau 11CV và 15CV, tuy vậy những dòng xe này được thiết kế hài hòa, thú vị, được ham chuộng thời ấy, mặc dù không phải là loại xe có chiến lược viễn kiến Traction Avant trở thành một trong những dòng xe đặc biệt nhất, mở màn cho những loại xe sinh nửa thế kỷ sau-dòng xe “cách mạng” Citroën DS.
Các dòng xe Citroen và thời gian sản xuất
Citroen 7CV –1934-41
Citroen 11CV -1934-57
Citroen 15CV-1938-56
Citroen DS 19-1955
Citroen DS 21-1970
Citroen DS 23-1973
Hinh 95: Citroen cổ xưa AC4 model 1927-đậu trước hảng xăng dầu Shell , góc đường Norodom-Luro (Thống Nhất Cường Để thời VNCH sau nầy Lê duẩn-Tôn đức thắng), công ty được thành lập đầu thập niên 1930s với tên Companie Franco Asiatique des Petroles
Hinh 96 : Xe xưa Citroen, Peugeot và Renault, góc đường Catinat (Đồng Khởi ) và Bonard ( Lê Lợi) phía trước nhà hát Thành Phố-bên hông là công viên Garnier trước 1954. (Manhhai photo albums)
Hinh 97: Traction 11B Cabriolet RHD 1937 và Traction 11B Sedan 1937
Hinh 98: Traction Avant 11B –cabriolet 1937 tân trang đậu trên đường phố Saigon
Hinh 99: Traction Onze BL 11 (Legere=nhẹ) bên phải và Traction 11 màu trắng bên trái với thùng xe phía sau to gấp đôi được giới thiệu với kiểu xe 1952 (Ra mắt vào tháng năm 1934), 1.911 cc , động cơ bốn xy-lanh.
Hinh 100: Citroen traction-avant 11 model 1953.
Hinh 101: Xe Citroen và Vedette đậu ở góc đường Lê Lợi và Pellerin (Pasteur) ngày xưa có khu giải trí và rạp hát Casino Saigon
Hinh 102: Traction 15 ra mắt tháng 6 năm 1938 với 2,867 cc, sáu xy lanh
Hinh 103: Chiếc xe Traction 11 đậu trước nhà hàng Sing Sing, phía sau xe Traction là ngã tư Phan Đình Phùng & Đoàn Thị Điễm.
Hinh 104: Traction 11 xưa trên đường phố Saigon 1969
Hinh 105: Traction 11 kiểu sau 1935, chỉ có một ống bơm xăng và có thể mở cóp sau để chứa đồ. Traction sản xuất trước 1935 có 2 ống bơm xăng 2 bên.
Hinh 106: Traction Onze BL (legere) mẫu 1937
Hinh 107: Citroen đậu tại bến xe lô-ca-xông đường Phạm Ngũ Lăo gần Chợ Bến Thành năm 1969.Người Saigon một thời dùng xe này như xe khách, gọi là xe lô-ca- xông (location).
Hinh 108: Xe traction đậu trên đường Bonard (Lê Lợi) năm 1953- Chiếc đầu là custom-made (làm theo kiểu đặt hàng) traction avant Onze 11, sau đó là chiếc traction 11, kế tiếp là Renault Monaquatre.
Citroen DS
Citroen tung vô thị trường loại xe DS thay thế Traction Avant 11.Mẫu đầu tiên DS 19 được tung ra năm 1955, trong khi dòng ID rẻ hơn, máy yếu hơn được tung ra năm 1957. Dòng xe DS và ID luôn luôn được cái thiện trong suốt quá trình sản xuất 20 năm. Đầu tiên DS 19 với 1911 phấn khối- mang qua từ Traction Avant, sau đó được thay thế bởi DS 19a với 1985 cc (phấn khởi) năm 1965 (còn gọi là DS 20 từ năm 1969). Cùng năm DS 21 được tung ra với 2175 cc, máy mạnh hơn nhờ bộ phận phun nhiên liệu cửa hãng Bosch được gắn vào xe đầu tiên năm 1970. DS 21 trở thành một trong những loại xe đầu tiên bán trên thị trường khối (mass market) với bộ phun nhiên liệu điện tử năm 1970.
Sau cùng dòng DS 23 được giới thiệu vào năm 1973 với lòng máy 2347 cc, với 2 lựa chọn với bộ máy hòa khí (carburator) hay bộ máy phun nhiên liệu điện tử. Dòng DS 23 với bộ máy phun khi là dòng xe mạnh nhất sản xuất 141 hp (105 kW). Cũng nên biết 1Hp=.7457Kw
Hinh 109: Hinh quảng cáo DS 19, năm 1957, trước cổng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt
http://www.dsinasia.com/Vietnam/history.html
Hinh 110: Citroen DS 19 trên Bến Bạch Đằng (Tôn đức thắng) góc đường Hàm Nghi, tòa nhà là trụ sở Tổng Cục Quan thuế trước 1975- Trong ảnh có thể nhìn thấy cả xe taxi Dauphine và Peugoet 203. Ảnh chụp khoảng cuối thập niên 1960s.
Khi Citroen tung DS 19 năm 1955 vào thị trường báo chí thời bấy giờ ca ngợi chiếc xe này như được thiết kế từ một hành tinh nào đó trong vũ trụ.
Hệ thống nhúng treo thuỷ khí (Hydro-pneumatic suspension), Hệ thống phù trợ cho tay lái (assistance systems for the steering), thằng –phanh (brakes) và cần đổi số (gearshift lever), and inboard đĩa thắng trước (inboard front disc brakes) là những tiến bộ tiền phong của loài thiết kế đặc biệt-khác thường này.
Hinh 111: Citroen DS 19 series đậu trước hội trường Diên Hồng- trụ sở Thương Nghị Viện thời Việt Nam Cộng Hoà (bến Chương Dương)-bây giờ là Sở Giao dịch Chứng khoán ( 45-47 Bến Chương Dương, Quận 1)- trong thời gian hội nghị Colombo.
Hinh 112: DS 19 đậu trước khách sạn Continental
Hinh 113 : DS 19 trên quốc lộ 1 Saigon–Trung Lương 1968 (Lance Nix)
Hinh 114: DS 21 and DS 19 tại Càphê 30/4 trong khuôn viên Định Độc Lập (Hội trường Thông Nhất bây giờ) đường Huyền Trân Công Chúa.
Hinh 115: DS 23 là loại xe DS hiếm thời bấy giờ, chiếc nầy được đồn đại là của Tổng Thống Thiệu, Đệ Nhị Cộng Hoà, sau lọt vào tay tướng Trán văn trà.
Những tính năng như hệ thống nhúng treo tự cân bằng, đèn pha hướng, phanh trợ lực( power brakes) và trợ lực tay lái- power steering (tất cả được điều khiển bởi hệ thống thủy lực treo ( hydraulic suspension) xác nhận vị trí Citroen một lần nữa ở đỉnh cao của sự sáng tạo xe hơi thời bấy giờ.
DS 21 (1968-1975)
DS 21 đến thị trường 16 năm sau DS19, về cơ bản là một cải thiện quan trọng của dòng xe DS. Sự khác biệt kỹ thuật chủ yếu là động cơ công suất lớn hơn DS 19 và là một trong những Citroëns đầu tiên với hệ thống phun nhiên liệu.
DS 23
Với động cơ 2347cc đến trong cả hai hệ thống phun nhiên liệu fuel injection và các hình thức dùng bộ chế hòa khí carburetor. Các mẫu xe dùng hệ thống phun nhiên liệu điện tử đã sản xuất DS mạnh nhất mọi thời đại, với 143 HP. Các dòng DS biến thể (variant) mới nhất này đi kèm với sự lựa chọn loại hộp số: một bốn số tự động gọi là “HYDRAULIQUE” (four-speed automatic called “Hydraulique”), một ba số tự động từ Borg-Warner và hai không tự động (manuals) với hộp số gồm 4 hoặc 5 tốc độ (4 or 5 speeds)
(http://www.autoevolution.com/cars/citroen-ds23-1973.html#aeng_citroen-ds23-1973-23-117-hp)
Chú ý Citroen tung lên thị trường dòng xe DS bên cạnh dờng ID được tung ra thị trường nội địa Pháp với giá rẻ hơn. Tuy bề ngoài khó phân biệt, ID có lòng máy nhỏ hơn nên công xuất yếu hơn cộng với bộ thằng đĩa không tân tiến.
Citroen 2 CV (citroen deux cheveaux)-xe con coc
Citroen 2CV (tiếng Pháp: “deux chevaux” tức là “deux chevaux-VAPEUR” (dịch nghĩa “hai con ngựa hơi”, hay tax hores power “hai thuế mã lực”) là một FWD (Front Wheel Drive) ổ đĩa bánh trước , máy mát bằng không khí, xe được giới thiệu tại hội chợ 1948 Paris Mondial de l’Automobile , Citroën sản xuất năm mẫu xe trong khoảng thời gian 1948-1990.
Được thai nghén bởi Phó Chủ tịch Pierre Boulanger nhằm cơ giới hóa số lượng lớn nông dân vẫn còn sử dụng ngựa và xe ngựa kéo trong năm 1930 Pháp, 2CV được ghi nhận từ sự kết hợp tối đơn giản về kỹ thuật sáng tạo và tiện dụng, đơn giản thân xe bằng kim loại – khởi thủy uốn như tôn vượn sóng làm tăng thêm sức mạnh cho thân xe mà không cần thêm trọng lượng. 2CV đặc trưng với giá bình dân, chi phí thấp, bảo trì và vận hành, một động cơ làm mát bằng gió ,tiêu thụ nhiên liệu thấp, và một hệ thống nhúng treo, nhẹ nhàng off-road, sàn xe cách cao mặt đất , và điều chỉnh chiều cao hệ thống nhúng bằng cách kéo dài / rút ngắn của thanh kéo (tie rods) . Thường được hóm hỉnh, thân mật gọi “một chiếc ô-dù trên bánh xe”. 2CV có điểm nổi bật là mui trần có thể mở cuốn lại (canvas, rolled back sun roof) kéo dài tới gần cản sau của xe, cho phép xe tải vật dụng quá khổ.
Sản xuất tại Pháp giữa năm 1948 và 1989 (và cuối cùng hai năm ở Bồ Đào Nha 1989-1990), hơn 3,8 triệu 2CVs đã được sản xuất, cùng với hơn 1,2 triệu xe tải thùng nhỏ giao hàng 2CV được biết đến như Fourgonnette. Citroen cuối cùng đưa ra một số dòng xe biến thể giống nhau về cơ học bao gồm cả dòng Ami (hơn 1,8 triệu chiếc); các Dyane (hơn 1,4 triệu chiếc); các Acadiane (trên 250.000 chiếc); và Mehari (hơn 140.000 chiếc ). Tổng cộng, Citroën sản xuất hơn 8,8 triệu “A Series” xe, gồm các biến thể 2CV được biết đến.
Một đánh giá kỹ thuật 1953 của tổ chức Autocar (Anh) mô tả “sự khéo léo phi thường của thiết kế này, mà chắc chắn là độc đáo nhất kể từ Model T Ford của Henry Ford ở Mỹ”. Năm 2011, The Globe and Mail (Canada) gọi đó là một “chiếc xe độc nhât không có đối thủ”.
Hinh 116: Citroen 2CV Mẫu 1959 và mẫu 1962.
Hinh 117: Citroen mẫu 1970 và Citroen mẫu 1955.
Hinh 118: Citroen 2CV mẫu 1955 chạy trên Bến Chương Dương–đầu đường Tự Do
Hinh 119:Citroen 2 CV fourgonnette AU 1951-1962
Hinh 120: Citroen 2 CV sedan và Citroen 2CV fourgonnette AU 1951-1962 chạy phía trước góc Tự Do và công trường Lam Sơn.
Hinh 121: 1966 Citroen Ami 6 Berline Sedan
Hinh 122: Ami 8 1971
Citroen Ami được tung ra thị trường ngày 25 tháng 4 năm 1961, bốn tháng trước Renault 4 R 4 (xem hinh 50). Cả Renault 4 và Citroen Ami đáp ứng nhu cầu thị trường cần một chiếc xe hơi cỡ lớn hơn và it mộc mạc hơn 2CV. Ami là một 2CV với thân xe được làm lại , máy lớn hơn so với 1950 2CV), để bù đắp cho trọng lượng tăng thêm. Lúc tung ra trên thị trường, xe được trang bị máy làm mát bằng không khí với 602 cc hai xy-lanh động cơ phẳng.
Bộ khung chính và hệ thống nhúng treo tương tự như 2CV. Ghế của Ami dễ dàng tháo rời. Citroen Ami loại xe siêu nhỏ (supermini) được sản xuất từ năm 1961 đến năm 1978, là một trong số năm mẫu xe bán chạy nhất tại Pháp. Sản xuất đạt 1.840.396 đơn vị. Amis được thay thế bằng Visa Citroen từ năm 1978.
Cũng nên biết, ở Pháp biệt danh 3CV còn được dùng cho dòng xe Ami 6, nhưng không bao giờ được áp dụng cho dòng Ami 8.
Hinh 123: Citroen Ami 6 trên đường Lê Lợi –công trường Lam Sơn 1971
Xe La Dalat-Xe hơi sản xuất đầu tiên ở VietNam.
Hinh 124: Xe La Dalat-xe hơi sản xuất từ Việt Nam lần đầu tiên với sự yểm trợ công nghệ từ Citroen. Ảnh chụp “Saigon June 1974 – Hàm Nghi boulevard” by Jack Garofalo-Paris Match via Getty Images, và giao lộ Tôn Thất Đạm) (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=872558386132787&set=g.865130223501356&type=1&theater)
Hinh 125: Các kiểu xe La DaLat
http://saigoneer.com/saigon-technology/3129-made-in-vietnam-la-dalat
Sau thế chiến thế nhất, công ty Ford tung ra loại xe hơi thực dụng – rẻ tiền, để đáp ứng nhu cầu di chuyển của dân Mỹ- Ford Model T2. Sự thành công của Ford Model T2 do tài sáng tạo thiên tài của Henry Ford qua công nghệ sản xuất dây chuyền. Ford Model T được bầu là xe có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 trong cuộc thi Car of the Century-Xe hơi của thế kỷ năm 1999, trước các dòng xe BMC Mini, Citroën DS, và Volkswagen Type 1
(https://en.wikipedia.org/wiki/Ford_Model_T)
Cũng thế, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyễn của dân Pháp sau thế chiến 2 , Citroen đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, sau khi gặt hái thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chửa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Citroen tiếp tục tung ra Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe căn bản dựa trên kiểu Citroën Baby Brousse sản xuất ở Côte d’ivoire, dựa theo kiểu xe Méhari.
Như đã biết Citroen đã xuất hiện ở Đông Dương (Indochine) từ đầu thập niên 1930s qua các đại lý, nổi tiếng nhất là Công Ty Bainier ở góc đường Bonard và Charner. Từ năm 1937, quyền đại lý cho Citroen chuyển qua cho Công Ty Saigon-Citroen của ông Henri Hospital ở 37 Lê Thánh Tôn.
Hinh 126: Cơ xưởng sản xuất La Dalat ở Bến Vân Đồn 1971.
Từ năm 1971 Xe La Dalat được lắp ráp sản xuất tại Bên Vân Đồn (đường Tôn Thất Thuyết) nơi tọa lạc của hãng thuốc lá Bastos ngày xưa.
Xe hơi Citroen Công Ty đổi về địa chỉ Establishments Le Comte ở đường Thống Nhất (bây giờ Diamond Plaza) rồi biến thành Saigon Xe hơi Công Ty là nơi trưng bày, bán sản phẫm Citroen và xe La Dalat.
Đầu tiên Citroen nhập cảng vào Việt Nam những bộ phận chính như máy, tay lái, bộ nhúng, bộ thắng… Phần còn lại như đèn, kèn báo hiệu, ghế, giàn đồng, mui xe được chế tạo tại Việt Nam. Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hảng Citroen đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chổ ngồi hoặc 2 chổ ngồi với thùng chở hàng (hinh 122).
Hinh 127 : Citroen Mehari
Delahaye cars
Hinh 128: Quảng cáo xe Delahaye của công ty Bainier, Saigon
Hinh 129: Delahaye 235 mẫu 1951-54
Hãng xe hơi Delahaye do Emile Delahaye thành lập từ năm 1894 tại Tours, Pháp. Năm 1896, xe Delahaye tham gia cuộc đua Paris–Marseille–Paris và đứng hạng 8 với tốc độ trung bình 20 km/giờ. Một thành tích đáng nể vào thời đó.
Hiệu xe Delahaye chấm dứt hoạt động năm 1954 nhưng đã để lại một tiếng vang khá lớn trong giới yêu xe cổ. Nổi bật nhất là ca sĩ Elton John với chiếc Delahaye 178 Drophead Coupé được sản xuất năm 1949.
Không thấy dấu vết của loại xe này tồn tại ở Vietnam.
Hinh 130: Xe Delahaye của ca sĩ nổi tiếng người Anh, Sir Elton John.
Phụ Lục:
Bằng cấp lái xe của người viết 1968.
Citroen 11
Citroen, xe hơi đầu tiên thiết kế với ổ bánh lái phiá trước (Front Wheel Drive FWD), năm 1934 là chiếc xe Citroen Traction Avant (FWD) nguyên mẫu (prototype) với máy 1300 cc trên thân khung liền vỏ (unibody). Mặc dầu thành công với Citroen 7, Andre Citroen yêu cầu kỹ sư của ông cưa chiếc 7 ra làm đôi và làm bề ngang rộng thêm khoảng 12 cm . Dòng xe thứ nhất ra đời vẫn với 1300cc cho công xuất 23,5kW (32 Hp), so với trọng lượng xe 1000kg, máy hơi yếu. Dòng xe thứ hai ra đời máy mạnh hơn với công xuất 26.5 kw (36hp) 1628 cc và cuối cùng với 1911 cc cho ra công xuất 34 Kw (46 hp) cho đến hết đời của traction 11 năm 1957.
Đặc điểm công nghệ, máy, bộ hợp ly (clutch) và bộ hộp số có thể tách rời ra bộ phận riêng làm cho việc bảo trì, sửa chữa dễ dàng, ổ bánh trước (FWD) với nhúng treo độc lập, chiếc xe có chiều dài nên trọng lực thấp, sàn thấp làm cho xe dễ lái và bắt đường (road holding).
Vì khả năng dễ lái và chạy nhanh Traction 11 rất được yêu thich và phổ biến trong giới xã hội đen(gangster), nên còn được mệnh danh là xe của dân xã hội đen.
Citroen hầu hết sản xuất loại sedan 4 cửa, nhưng cũng có một số ít mẫu Coupe và roadster.
Hinh 131: Trái, Traction 7; Giữa, Traction 11 ; Phải, Traction 15
Renault 2CV
Trích từ http://hoangkimviet.blogspot.com.au/2013/05/xe-con-coc-citroen-2-cv.html
Cuộc phiêu lưu Paris-Tokyo bằng 2 CV
Thập niên 50 có hai người pháp gốc Lyon tổ chức một chuyến đi từ thủ đô Pháp Quốc, Paris đến Tokyo, nước Nhật Bản băng qua 2 lục địa, châu Âu và châu Á. Chuyến đi khởi hành ngày 2 tháng tám 1956 và đến Tokyo ngày 19 tháng tư 1957 với đường về không ngưng nghỉ trong một tháng trên một chiếc xe Citroën 2 CV kiểu A sản xuất năm 1939.
Với 9 tháng thám hiểm trên các nẻo đường. Jacques Cornet và Georges Kim đã chứng kiến từng khuôn mặt thay đổi trên những chặng đường đi qua. Vừa có tính cách mạo hiểm đầy thể lực mà cũng là kinh nghiệm cho con người. Họ đã quan sát và nhìn tận mắt những phong tục tập quán, những chế độ chính trị, những phong cảnh của Á châu đầy cảm xúc. Mổi một quốc gia mà họ đi qua, để lại hàng lớp những bất ngờ, điều tốt và xấu, những tai nạn năng nề hoặc dí dỏm nhẹ nhàng.
Họ đã chống chỏi với thiên nhiên, vượt qua những chặng đường chưa có xe cộ lưu thông hoặc những chặng đường biến mất trong những cơn lũ dưới những cơn mưa tầm tã của vùng nhiệt đới.
Họ cũng hưởng được những sự tiếp đón nồng hậu của các sắc dân á châu, chia xẽ cuộc sống với những dân du mục trên sa mạc và củng hưởng những xa hoa tráng lệ của những nhà triệu phú.
Trên đường về, thật là một cuộc chạy đua với thời gian đã đưa họ về đến Paris dưới 1 tháng, sự hư hỏng máy móc nhiều khi làm họ khốn đốn trên sa mạc. Khi họ khởi động lại được cổ máy để tiếp tục con đường, nhờ vào trí thông minh tháo vát và năng động, họ vẫn thành công bắt chiếc xe phải hoạt động và đưa họ trở về nhà.
Đại lý hảng xe hơi ỏ Hà Nội.
Nguồn :https://36hn.wordpress.com/2015/07/24/xe-hoi-va-cac-hang-xe-o-ha-noi-xua/
(http://tranthanhnhan1263.blogspot.com.au/)
Tham Khảo:
http://saigon-vietnam.fr/
http://stubs-auto.fr/
http://www.hemmings.com/
http://www.avant-train-latil.com/hanoi.php
http://www.antiqbrocdelatour.com/
http://www.dsinasia.com/Vietnam/history.html
http://www.flickriver.com/photos/photiste/8169524851/
http://motoburg.com/549-citroen-type-a-tourer.html
http://belleindochine.free.fr/Automobile.htm
http://www.renaultoloog.nl/autos-francais.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/
http://www.entreprises-coloniales.fr
http://www.erclassics.fr/voitures-francaises-de-collection.php
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums (manhhai albums)
British family cars of the fifties . Michael Allen
Martin Buckley and Chris Rees .The Complete Illustrated Encyclopedia of Classic Cars
David Lillywhite et al. The Encyclopedia of Classic Cars
http://hoangkimviet.blogspot.com.au/2013/05/xe-con-coc-citroen-2-cv.html
Y Nguyen Mai Tran 4/2016
Xem phần 2-Xe cổ điển không phải từ Pháp ở miền Nam trước 1975
Xem phần 3-Xe chở khách miền Nam trước 1975
Việt Nam và Thế Vận Hội trước 1975
Posted: 21/02/2015 Filed under: Nghiên cứu-Khảo luận, Viet Nam | Tags: Túc cầu Việt Nam, Thế Vận Hội ở đâu, Thế Vận Hội trước 1975, Thế Vận Hội Việt Nam, Thế Vận Hội đầu tiên, Thể Thao Việt Nam Cộng Hòa, VNCH 54-75, Đánh Kiếm, Đua xe đạp ngày xưa 11 CommentsViệt Nam và Thế Vận Hội trước 1975
Mai Trần –Y Nguyên
Việt Nam tham dự Thế Vận Hội lần đầu tiên năm 1952 tại Helsinki, Phần Lan. Phái đoàn lực sĩ Việt Nam mang chuông đi đánh xứ người dưới quốc kỳ cờ vàng ba sọc đỏ. Tưởng cũng nên nhắc lại cờ vàng có từ thời Hai bà Trưng (40) thời Gia Long (1802).
Sau khi được Nhật trả lại độc lập, vua Bảo Đại cử Trần Trọng Kim (1), vị thủ tướng Việt Nam đầu tiên (từ 17 tháng 3,1945 – 23 tháng 8, 1945) chọn cờ quẻ ly, quốc kỳ của Đế Quốc Việt Nam, mặc dù Nam kỳ (Cochinchina) vẩn còn là thuộc địa của Pháp.
Cờ quẻ ly (Trần Trọng Kim 8 tháng 5 – 30 tháng 8, 1945)
Đến năm 1948 thủ tướng Nguyễn văn Xuân ra sắc lệnh ngày 2/6/1948 qui định “Biểu hiệu Quốc Gia là một lá cờ nền vàng, chiều ngang bằng 2/3 chiều dài, giữa có ba sọc đỏ đi suốt lá cờ, rộng bằng 1/15 chiều dọc và cũng cách bằng nhau chừng ấy” trong khung cảnh đang đàm phán Hiệp ước Elysée (Elysée Accords) trao trả độc lập cho Việt Nam. Hiệp định này được ký kết ngày 8/3/1949 tại điện Elysée, Paris giữa vua Bảo Đại và Tổng Thống Pháp Vincent Auriol. Sau hiệp định Geneve (Geneva Accords) 20 tháng 7 1954 chia đôi đất nước, cờ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ trở thành cờ Việt Nam Cộng Hoà.
Cờ vàng 3 sọc đỏ từ tháng 2, 1948 – 30 tháng 4, 1975
Việt Nam tham dự Thế Vận Hội dưới màu cờ vàng ba sọc đỏ lần đầu tiên năm 1952 tại Helsinki , thủ đô Phần Lan và các Thế Vận Hội tiếp theo –Melbourne, Úc 1956; Rome, Ý 1960; Tokyo, Nhật Bản 1964;Mexico, Mễ Tây Cơ 1968 và Munich, Tây Đức 1972.
Việt Nam và Thế Vận Hội Helsinki, Phần Lan 1952
Khai mạc: 19 tháng 7 1952
Kết thúc: 3 tháng 8 1952
Tuyên bố độc lập ngày 6/12/1918 từ Nga, Phần Lan được uỷ quyền tổ chức Thế Vận Hội 1940, nhưng vì chiến tranh thế giới hai, phải hoản lại đến 1952. Việt Nam lần đầu tiên tham dự Thế Vận Hội tổ chức tại thủ đô Helsinki, Phần Lan. Tuy tình hình chính trị và chiến tranh vẩn còn xôi động, chính phủ Nguyễn Văn Tâm gởi một phái đoàn nam lực sỉ gồm có 8 người tranh tài trong các bộ môn bơi lội, điền kinh (athletics), quyền Anh (boxing) và đua xe đạp (cycling).
Tuy với dân số hơn 4 triệu, Thế Vận Hội đã thành công trong bầu không khí “Chiến Tranh Lạnh” với 4932 (4411 Nam, 521 nữ) lực sỉ tham dự từ 69 quốc gia/lảnh thổ.
http://www.sports-reference.com/olympics/summer/1952/
Cờ VN phất phới tại Thế Vận Hội Helsinki 1952
Cờ Việt Nam bên cạnh cờ Mỹ và Phần Lan
Thành phần lực sỉ tham dự
Tên | Giới Tính | Tuổi/Ngày Sanh | Bộ Môn | |
Lê Văn Phước | Nam | 22/15 tháng 10 1929 | Đua xe đạp | Đường trườngCá nhân 190.4kmĐồng đội 190.4km |
Châu Phước Vinh | Nam | 25/8 tháng 5 1927 | Đua xe đạp | Đường trườngCá nhân 190.4kmĐồng đội 190.4km |
Lưu Quần | Nam | 27/19 tháng 6 1925 | Đua xe đạp | Đường trườngCá nhân 190.4kmĐồng đội 190.4km |
Nguyễn đức Hiền | Nam | 27/14 tháng 11 1925 | Đua xe đạp | Đường trườngCá nhân 190.4kmĐồng đội 190.4km |
Nguyễn văn Phan | Nam | 23/30 tháng 6 1929 | Bơi lội | 100m tự do;400m tự do |
Tiến Vinh | Nam | 31 | Quyền Thuât | Quyền Anh hạng gà (bantamweight) |
Tôn Thất Hải | Nam | 16/16 tháng 7 1935 | Kiếm thuật | Epée (kiếm ba cạnh) |
Trần văn Lý | Nam | 25/20 tháng 2 1927 | Điền kinh | Chạy 10.000m |
Việt Nam không được huy chương nào (cả 4 cua rơ đều bỏ cuộc) nhưng phái đoàn Việt Nam được hoan nghinh nhiệt liệt khi diển hành trong lễ khai mạc tại vận động trường The Olympiastadion Helsinki.
Tôn Thất Hải, lực sỉ trẻ nhất phái đoàn (16 tuổi), tranh tài bộ môn Kiếm ba cạnh (epée)
Cua rơ Nguyễn Đức Hiền sinh năm 14/1/1925 tại Châu Đốc. Năm 20 tuổi, Nguyễn Đức Hiền lên Sài Gòn làm thư ký bưu điện và đầu quân cho đội URAGO, sau đó là các đội STELLA, Độc Lập… Trong những năm từ 1949 đến 1956, ông là một trong những tay đua luôn có thứ hạng cao trong các cuộc đua ở Sài Gòn. Đặc biệt, Nguyễn Đức Hiền cùng các cua rơ Châu Phước Vĩnh, Lê Văn Phước và Lưu Quần đã được vinh dự tham gia Thế Vận Hội Hensinki năm 1952 bô môn đua xe đạp đường trường cá nhân và chung đội. Năm 1982, ông còn đoạt chức vô địch giải đua xe đạp lão tướng tại Sài gòn trước khi vế hưu.
(http://vncycling.org/modules.php?name=Event&file=print&sid=39)
Việt Nam (VNCH) và Thế Vận Hội Melbourne, Úc 1956
Khai mạc: 22 tháng 11, 1956
Kết thúc: 8 tháng 12, 1956
Lực sĩ tham dự 3314 (376 nữ và 2938 nam) đến từ 72 quốc gia.
Ngày 20/7/1954 Hiệp Định Genève phân chia VN thành hai nước từ vỉ tuyến 17 tại Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị , miền Nam theo chế độ Cộng Hoà, miền Bắc theo chủ nghĩa cộng sản Marx-Lenin-Mao.
Tuy Hiệp Định có đề cập đến chuyện Tổng Tuyển Cử thống nhất đất nước sau hai năm ký hiệp Định (1956), Mỹ và phái đoàn không cộng sản Viêt Nam (đứng đầu là vua Bảo Đại và thủ tư ớng Ngô Đình Diệm) từ chối không ký Hiệp Định này vì cho rằng “không thể đảm bảo bầu cử tự do ở miền Bắc”, tổ chức chánh trị miền Nam còn phân tán, thiếu đoàn kết, không thể thắng cộng sản được sự giúp đỡ của bộ máy cộng sản quốc tế đứng đầu với “đồng chí “ Nga và Trung Cộng , cũng như cơ hội biến miền Nam, dưới sự ủng hộ của Mỹ, thành một nước cộng hòa, tự do, dân chủ thânTây phương. Ngày 7/7/1954 Ngô Đình Diệm, với tư cách thủ tướng tuyên bố thành lập chính phủ mới gởi quan sat viên đến Geneva và bác bỏ đòi hỏi Tổng Tuyển Cử.
26/10/1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm qua cuộc Trưng Cầu Dân Ý, bải bỏ chế độ Quân Chủ, thiết lập nền Cộng Hoà, tổ chức Quốc Hội Lập Hiến, soạn thảo Hiến Pháp
Ngày 26/10/1956, thủ tướng Ngô đình Diệm tuyên bố Hiến Pháp mới, bải bỏ Chế độ Quân Chủ, truất phế vua Bảo Đại và thành lập nền Đệ Nhất Cộng Hoà. Ngô đình Diệm là vị Tổng Thống đầu tiên. Miền Bắc sau hiệp Định Geneve 20/7/1954 theo chế độ Cộng sản dưới sự lảnh đạo của Hồ chi minh.
Cũng nên biết Việt Nam dân chủ cộng hoà (VNDCCH ), sau khi đánh chiếm miền Nam, chỉ gởi lực sỉ tham dự lần đầu tiên tại Thế Vân Hội Montreal Canada 1980.
Phái đoàn Việt Nam có sáu nam lực sỉ tham dự bộ môn đua xe đạp, trong đó có 4 người tham dự môn xe đạp đường trường
Phái đoàn Việt Nam (VNCH) trong buổi lể khai mạc tại vận động trường MCG
Thành phần lực sỉ tham dự
Tên | Giới Tính | Tuổi/Ngày Sanh | Bộ Môn | |
Lê Văn Phước | Nam | 27/15 tháng 10 1929 | Đua xe đạp | Cá nhân , rút (sprint) 1000m |
Ngô thành Liêm * | Nam | Đua xe đạp | Đua đường trường 187.7Km- đồng độiĐua đường trường 187.7Km-Cá nhân | |
Nguyễn Hửu Thoại | Nam | Đua xe đạp | Đua đường trường 187.7Km- đồng độiĐua đường trường 187.7Km-Cá nhân | |
Nguyễn văn Nhiều | Nam | Đua xe đạp | 1000m Tính giờ (time trial) | |
Trần Gia Thu | Nam | Đua xe đạp | Đua đường trường 187.7Km- đồng độiĐua đường trường 187.7Km-Cá nhân | |
Lê Trung Trung | Nam | 31 | Đua xe đạp | Đua đường trường 187.7Km- đồng độiĐua đường trường 187.7Km-Cá nhân |
Phái đoàn không nhận được huy chương nào (4 tay đua đường trường bỏ cuộc).
Tay đua Ngô Thành Liêm người Cần Thơ. Ngay từ lúc 14 tuổi, Ngô Thành Liêm đã tập môn xe đạp do sự dìu dắt của người anh trai là Ngô Bá Tạo, cũng là một cựu cua rơ thời bấy giờ. Năm 1949, ông lên Sài Gòn gia nhập đội URAGO và đến năm 1950 thì đầu quân cho đội A.J.S. Năm 1952, tay đua trẻ Ngô Thành Liêm đã giành được chiến thắng đầu tiên, Hạng Nhất trong cuộc đua Sài Gòn – Mỹ Tho – Sài Gòn. Từ năm 1952 – 1956, ông là một trong những tay đua xuất sắc và luôn giành được thứ hạng cao trong các cuộc đua lớn ở miến Nam. Ông chính thức giã từ đường đua năm 1974 và mất năm 1980 tại TP. Hồ Chí Minh.
URAGO là đội đua xe đạp dưới sự bảo trợ của hảng làm xe đạp URAGO Pháp, trụ sở chính ở Nice, miền Nam nước Pháp, Urago giải thể thập niên 1980s.
AJS (Association de la Jeunesse Sportive) là hiệp hội thể thao có nhiều bộ môn, nổi tiếng nhất là bóng tròn. AJS nổi tếng với những trận đá đèn giao hữu với các đội từ Âu Châu sang tại sân Tao Đàn phiá sau dinh Độc Lập (bây giờ là Hội trường Thống Nhất).
Một vài đặc điểm cuả Thế Vận Hội Melbourne 1956
-Các môn thể thao có dính dáng với Ngựa được tổ chức tại Thụy Điển (tháng 6, 4 tháng trước lể khai mạc chính thức Thế Vận Hội ) để tránh những khó khăn vì luật cách ly kiễm dịch (quarantine) của Úc.
-Trung cộng không tham gia Thế vận Hội vì sự có mặt cuả Đài Loan (Taiwan, Trung Hoa Dân Quốc).
– Sự kiện tẩy chay Thế Vận Hội lần đầu tiên vì lý do thuần túy chính trị (Nga xăm lăng Hung, một số nước Á Rập vì Anh Pháp can thiệp vào chuyện kinh đào Suez)
Việt Nam (VNCH) và Thế Vận Hội Rome, Ý 1960
Thế Vận Hội được tổ chức tại Vận động trường Stadio Olimpico Rome, thủ đô Ý.
Khai mạc: 25 tháng 8 1960
Kết thúc: 11 tháng 9 1960
Lực sĩ tham dự 5338 (611 nữ và 4727 nam) đến từ 83 quốc gia.
Phái đoàn Việt Nam có 3 người tham dự môn bơi lội và đánh kiếm nhưng không đoạt được huy chương nào. Lực sĩ trẻ nhất là Trương Kế Nhơn (21 tuổi) và lớn nhất Trần Văn Xuân 26 tuổi
Cờ Việt Nam trong buổi lể khai mạc Thế Vận Hội Rome.
Danh sách lực sĩ tham dự:
Tên | Giới Tính | Tuổi/Ngày Sanh | Bộ Môn | |
Phan Hữu Dõng | Nam | 21/14/11/1038Bến Tre | Bơi Lội | 100m Tự Do |
Trần Văn Xuân | Nam | 25/6/9/1934 | Đánh Kiếm | Kiếm Ba cạnh (epée)Kiếm Chém(sabre)Kiếm Liểu
(foil) |
Trương Kế Nhơn | Nam | 21/1/1/1939 Bạc Liêu |
Bơi Lội | 200m lội ếch |
Trước khi được cử tham dự Thế Vận Hội, Trương Kế Nhơn đoạt huy chương vàng tại Đông Nam Á vận hội (SEAP) tổ chức ở Bangkok, Thái Lan từ 12-17 tháng 12, 1959.
Sau Thế Vận Hội , Phan Hữu Dõng, vô địch bơi lội Việt Nam (miền Nam) thời bấy giờ, đoạt được huy chương vàng SEAP tổ chức lần thứ hai ở Rangoon, Burma (now Myanmar) từ 11-16 tháng 12, 1961.
Trương Kế Nhơn đoạt Huy Chương vàng với môn lội ếch 100m tại Đông Nam Á vận hội SEAP 1959 Bangkok.
Kiếm sĩ tham dự hai Olympics 1960 và 1964 Trần văn Xuân 2005
Trần Văn Xuân sanh ngày 6 tháng 9 năm 1934. Ông theo học trường Yersin (Đà Lạt) từ năm 1948 đến 1952 và học tập môn đấu kiếm nơi đây. Ông vừa làm công chức và tập luyện kiếm và được cử tham dự Thế Vận Hội Rome 1960 và Thế Vận Hội Tokyo 1964. Ở thế vận hội Rome 1960, ông tranh cả ba loại kiếm (kiếm liểu (foil), kiếm ba cạnh (epée) và kiếm chém). Ở Tokyo 1964 ông chỉ tham dự kiếm ba cạnh và chém (Sabre).
Môn đấu kiếm phương Tây (fencing) du nhập vào Sài Gòn từ những năm đầu thế kỷ 20. Khoảng thập niên 50 đến giữa thập niên 70, Kiếm thuật được tập luyện tại Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn (C.S.S cũ), CLB Phan Đình Phùng, trụ sở Phong trào Phát triển Sinh viên Học sinh, các trường Taberd, Trưng Vương, Gia Long… thu hút khoảng vài trăm người và hàng năm đều diễn ra một số giải thi đấu khá sôi nổi.
Trên thao trường quốc tế, kiếm sĩ Tôn Thất Hải đã tham dự Olympic Helsinki (1952) rồi Trần Văn Xuân dự Olympic Rome (1960), Olympic Tokyo (1964), Asian Games Teheran (1974).
http://www.sggp.org.vn/thethao/nam2005/thang9/68346/
Vài đặc điểm của Thế Vận Hội Rome 1960
-Nhạc chính thức của Olympics (Olympics Anthem) được chấp nhận và được phát thanh. Bản nhạc này cũng là bản nhạc được phát thanh ở Thế VẬn Hội đầu tiên ( I Olympiad) ở thủ đô Athens, Hy lạp năm 1896
-Cấm Nam Phi (South Africa) tham dự vì chính sách kỳ thị chũng tộc (Apartheid)- South Africa trở lại tham dự Thế Vận Hội năm 1992.
-Truyền Hình trực tiếp (live) đến 18 nước Âu châu, Mỹ, Gia Nả Đại và Nhật vài giờ sau đó.
-Người Phi Châu da đen đoạt huy chương vàng đầu tiên. Lực sĩ Abebe Bikila chạy marathon bằng chân không. Bốn năm sau ông cũng đoạt huy chương vàng tại thế vận hội Tokyo 1964 nhưng lần này ông chạy mang giầy.
Việt Nam (VNCH) và Thế Vận Hội Tokyo, Japan 1960
Vận động trường chính: Tokyo, Japan
Lể khai mạc: 10 Tháng 10, 1964
Lể bế mạc: 24 Tháng 10, 1964
Lực sĩ tham dự 5151 (678 nữ và 4473 nam) đến từ 93 quốc gia.