Xe xưa trên lối cũ -Xe cổ điển Pháp ở Miền Nam trước 1975.

XE XƯA TRÊN Lối CŨ 

Phần 1 : Xe cổ điển Pháp ở Miền Nam trước  1975.

Y Nguyên Mai Trần

Hoài niệm Saigon một thời là Hòn Ngọc Viễn Đông với những con đường hai bên là hàng me, hàng sao, lác đác cành phượng vỹ, thấp thoáng tà áo tung bay. Những thập niên giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ thứ 20, Pháp chiếm miền Nam và biến thành thuộc địa của họ với tên Cochinchine, bảo hộ miền Bắc và Trung. Vì nhu cầu phát triển kinh tế và chính trị cũng như khai thác tài nguyên, người Pháp đã đem vào Việt Nam và nhất là vào Cochinchine -Miền Nam hàng ngàn máy móc, xe buýt, xe vận tải và xe hơi. Sau Hiệp định Geneva 20 tháng 7, 1954, người Mỹ thay Pháp hổ trợ miền Nam không cộng sản, thành lập thể chế Cộng Hòa, viện trợ quân sự, kinh tế, giao thông, phát triển cơ cấu kinh tế thị trường. Từ đó Saigon xuất hiện những loại xe hơi,to, dài, nhiều mầu-mà người ta gọi chung là xe Hoa Kỳ, xen lẫn với các dòng xe thời Pháp, lưu thông trên khắp thành phố, tỉnh thành trước tháng 5 , 1975.
Bài sưu khảo này dựa vào tài liệu từ Internet, hình ảnh, postcards của các nhiếp ảnh gia, thư viện Pháp, Anh, Mỹ, của những người ngoại quốc đã từng đến thăm hoặc làm việc, của quân nhân Mỹ-Úc đã phục vụ trên chiến trường Việt Nam trước 1975 và manhhai albums cùng với tư liệu của người viết một thời lang thang trên các nẻo đường xưa Sài Gòn –Chợ Lớn-Gia Định, có dịp chiêm ngưỡng “xe hoa-xe Hoa Kỳ”, xe “lô ca xông citroen traction-avant””, xe taxi “con cóc, 4 ngựa”,xe “nhà binh-xe quân sự GMC”, xe “díp (jeep)”… cũng như có dịp tiếp cận xe Ford, Renault và Opel trong thập niên 60.
Mặc dù cố gắng tìm tòi, nghiên cứu hình ảnh xưa, đối chiếu với tài liệu trong thư viện, internet và kỹ niệm xưa, sự thiếu xót và nhằm lẩn có thể xảy ra, không tránh khỏi.
Bài viết nhằm giúp người đọc nhận diện, tham khảo các loại xe cổ xuất hiện ở miền Nam từ thời kỳ Pháp thuộc đến trước 1975 (tạm gọi là classic cars, xe cổ điển), cùng nhau tìm lại một thoáng hương xưa, hoài niệm phút giây lang thang trên phố củ với những ước mơ thầm lén-người viết không bàn về lịch sử hay quá trình phát triển chi tiết của các loại xe từ cổ xưa (antique) cố cựu (đầu những thập niên 1900s-veteran) và cổ điển (classic) theo quan điểm của sử gia về xe hơi, cũng như bối cảnh kinh tế xã hội chính trị thời bấy giờ.
Cũng nên lưu ý, người viết sẽ dùng danh từ xe hơi (thay vì ô-tô) cho tất cả các loại xe sedan-chạy xăng (petrol powered), để phân biệt với các loại xe chạy điện (electric powered) chạy bằng hơi nước (steam powered) hay xe đua (racing cars), cũng như không đi sâu vào chi tiết kỹ thuật công nghệ của những loại xe. Người viết xin lưu ý người đọc từ CV (chevaux vapeur)-tax horsepower-liên quan đến thuế má dùng trong kỹ nghệ xe hơi của Pháp đánh giá sức mạnh của các dòng xe, trong khi các xứ nói tiếng Anh dùng  horsepower-hp. Nếu cần xin tra tài liệu trên Internet để biết rõ ràng hơn.

Thống kê xe cộ ba miền Việt Nam trước 1945

Năm Loại Trung Kỳ Nam Kỳ Bắc Kỳ
(An Nam) (Cochinchine) (Tonkin)
1922 Xe Hơi 308 2230 1126 Automobiles
1929 Xe Hơi 1392 8712 4129 Automobiles
Xe Vận Tải 214 671 325 Trucks
Xe Bus 495 643 390 Buses
Xe Gắn Máy 156 1099 901 Motorcycles
Tổng cộng 2257 11125 5745 Total
1937 Xe Hơi 1600 6000 4300 Automobiles
Xe Vận Tải 300 620 440 Trucks
Xe Bus 300 560 300 Buses
Xe Gắn Máy 50 260 620 Motorcycles
Máy Kéo 20 260 200 Tractors
Tổng cộng 2270 7700 5280

http://www.departments.bucknell.edu/history/projects/BeaucarnotDiary/documents/Ryan_Mayfield_Paper.pdf

Tính đến năm 1974 VNCH có 35.384 xe vận tải nặng và 64.229 chiếc xe hơi chạy trên hệ thống đường xá  21.000 km, trong đó gần 12.000 km là đường trải nhựa, đi được quanh năm. (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam_C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a#Giao_th.C3.B4ng)

So về số lượng xe hơi ở ba kỳ, Cochinchine Miền Nam thời ấy có nhiều nhất, hơn phân nữa tập trung vào khu vực Saigon-Chợ Lớn-trung tâm Gia định (Statistique Générale, Moyens de Transport et de Communication (Averages of Transportation and Communication), 1936-37, p. 115.

ĐẠI LÝ XE HƠI Ở SAIGON-TỪ THỜI PHÁP THUỘC ĐẾN 1975

Saigon là nơi đặt trụ sở chính của Hội vận tải và xe hơi của Đông Dương Indochine. Saigon là nơi có nhiều công ty đại lý buôn bán, sửa chửa, bảo hiểm xe du lịch, chở khách, taxi cho mướn. (Claudie Beaucarnot, Adieu Saigon, Au Revoir Hanoi: The 1943 Vacation Diary of Claudie Beaucarnot, (David Del Testa, 2002), p.14. 27 Société des Transports et Automobiles de I’indochine, Grand Rallye des Hauts Plateaux (pamphlet), (1954), p.p 22,32,34,40,41).
Những loại xe thông dụng giai đoạn 1900-1930 là xe Pháp, Renault, Peugeot, Citroen, Panhard, Berliet, Hotchkiss, và một số ít xe Mỹ của hảng Ford, Chrysler và GM (General Motors).
Công ty xe hơi đầu tiên ở Saigon Ippolito et Cie -Maison V. Ippolito- thành lập năm 1900, đại lý xe Peugeot và cung cấp dịch vụ chuyên chở công cộng (public courier service)- thư tín và khách hàng- đầu tiên giữa Saigon-Tây Ninh (24 tháng 10, 1901), sau đó đến Biên Hòa , Bà Rịa và Vũng Tàu (Cap Saint-Jacques). Trụ sở nằm ở góc Nguyễn Huệ và Lê Thánh Tôn, trước tòa Đô Chính (bây giờ UBNDTPHCM). Quyền đại lý xe Peugeot sau được chuyển qua công ty Le Comte, 34 Norodom (đường Thống Nhất) năm 1931.

Công Ty Bainier

Garage Bainier, công ty nổi tiếng nhất nằm ở góc đường Bonard (Lê Lợi) và Charner (Nguyễn Huệ) được thành lập năm 1914.

hinh 1.jpg

Hình 1: Công ty Bainier với Auto Hall góc đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ, từ năm 1920.

Hinh 2.jpg

Hinh 2: Vị trí AutoHall đối diện với nhà hàng Pancrazi (trước 1975, tòa nhà thương mại Eden)
Khảo sát hình, có hai chiếc Citroen Type A tourer và một Citroen C4 (1928) chạy ra từ Bainier-AutoHall garage, chiếc xe chở khách Citroen chạy về hướng Auto Hall, Auto Hall nằm đối diện với nhà hàng Pancrazi trên đường Bonard và nằm xéo góc với Garage Bainier.Từ năm 1920 Ông E Bainier thành lập SOCIÉTÉ ANONYME DES ÉTABLISSEMENTS BAINIER, dời trụ sở về gốc đường 21 Bonard và 100-102 Nguyễn Huệ, cho xây lại AutoHall với công nghệ hiện đại thời bấy giờ (hình 1), mở rộng phạm vi thượng mãi làm đại lý cho nhiều hiệu xe như Unic,Dodge, Darracq và Citroen.
Garage Bainier được xây dựng dùng công nghệ cao, tận dụng ánh sáng và không gian, được xem như một phòng trưng bày xe hơi đẹp nhất vùng Viễn Đông (http://www.entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Bainier-Auto-Hall-Saigon.pdf)
Ông Emile Bainier đến Saigon làm trường thợ máy (mechanic foreman), năm 1911 ông làm Giám đốc cho công ty Ippolito. Sau đó ông rời Ippolito thành lập công ty riêng SOCIÉTÉ ANONYME DES ÉTABLISSEMENTS BAINIER năm 1914 địa chỉ số 40 Bonard.
Ông Emile Bainier mất năm 1941 ở Saigon, gia đình ông tiếp tục kinh doanh cho đến năm 1953 thì trở về Pháp. Vợ chồng hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Thi và Nguyễn Thị Nguyệt Nga mua lại tòa nhà Bainier và phá đi để xây lên khách sạn Rex, rạp chiếu phim Đại Nam năm 1958.
Công ty Bainier lúc đầu làm đại lý cho Citroen (xem Hình 1) nhưng đến năm 1931, quyền đại lý giao cho Mr Henri Hospital chủ Garage Citroen, 37 đường D’ Espagne (Lê thánh Tôn) đến năm 1936 trở thành công ty trực thuộc Citroen với tên Công ty Xe hơi Viển đông (Société Automobile d’Extrême-Orient)

Công Ty Garage Citroen

hinh 3

Hinh 3:  Quảng cáo Garage Citroen

Hinh 4

Hinh 4: Garage Citroen của ông Henri Hospital số 37 đường D’Espagne (Lê thánh Tôn) .Năm 1936, Garage Citroen trực thuộc công ty Citroen với tên Công ty Xe hơi Viển đông (Société Automobile d’Extrême-Orient).The SAEO đổi thành Xe Hơi Citroën Công Ty (Société
des Automobiles Citroën) năm 1969.

Hinh 4a

Hinh 4a: Xe Citroen được trưng bày tại Garage Aviat ở Hànội năm 1952, Garage Aviat đại diện cho Garage Citroen ở Bắc (Tonkin ) và Trung (An Nam).

Công Ty Garage Charner

hinh 5

Hinh 5: Hinh chụp 1953, Peugeot 202 Cabriolet (1939-1949) chạy ngang qua Garage Charner 131-133 Nguyễn Huệ. Garage Charner được thành lập năm 1923, đại diện chính thức cho xe Renault (bây giờ là khách sạn Kim Đô-Royal City Hotel ).

hinh 6

Hinh 6: Garage Charner là đại lý độc quyền bán các xe hơi Delage, Renault, Panhard, Monet-Goyou…
Toà nhà Garage Charner nằm gần thương xá GMC (Grand Magasin Charner) bị cháy tháng 6 năm 1929, được xây lại.

hinh 7

Quảng cáo xe Renault của Garage Charner năm 1931

hinh 8b

Hinh 8: Renault Monasix model RY2 -1930

hinh 9

Hinh 9 : Garage Renault 231, Bến Chương Dương (thời Pháp Quai de Belgique), phòng trưng bày xe Renault tai 59 đường Lê Thánh Tôn.

Công Ty Saigon Garage đại lý Simca (S.E.I.C)

hinh 10

Hinh 10: Công ty Saigon Garage thành lập năm 1936, góc đường Nguyễn Huệ và Công trường Garnier (công trường Lam Sơn thời VNCH-công viên nằm đối diện với Hạ Viện-bây giờ Nhà Hát Thành Phố)

hinh 10a

Hình 10a: Saigon Garage S.E.I.C năm 1961

Công ty Olympic đại lý xe Anh Mỹ trên đường Hồng Thập Tự

hinh 11

Hình 11: Ảnh chụp 1953 Cinéma (nằm giữa) và Garage Olympic tọa lạc tai số 97-99 đường Hồng Thập Tự (Chasseloup Laubat) sau này là rạp cải lương Kim Chung. Trong ảnh có thể nhìn thấy xe Citroen 11 và xe Vauxhall Velox 1952-53.

Công Ty xe hơi Jean Comte-Etablissements Jean Comte

Tọa lạc tại địa chỉ 34 đường Norodom (Thống Nhất-Lê duẩn), được thành lập năm 1911 bởi hai ông Laroche và ông Le Comte.

Click to access Comte-Saigon-Pnom-Penh.pdf

hinh 12

Hình 12 – Ảnh chụp 1952-53. Etablissements Jean Comte, số 34 Boulevard Norodom (Thông Nhất (VNCH) và Lê duẩn) nằm sau nhà thờ Đức bà. Sau 1975 tòa nhà công ty bị phá bỏ để xây trung tâm thương mại Diamond Plaza). Công ty Jean Comte hoạt động ở Cochinchine từ năm 1920, đại lý các loại xe Peugeot, Hotchkiss, Dodge, Packard, Saurer và xe Vélo Solex.

hinh 13
Hình 13-Phòng trưng bày xe hơi Công Ty Jean Comte-Dãy xe Peugeot 202s và một chiếc Hotchkiss vị trí cuối cùng của dãy xe, bên phải là xe Peugeot 203.

hinh 14

Hinh 14. Năm 1960 Etablissements Jean Comte trở thành Saigon Xe hơi Công Ty, trụ sở chính thức của công ty Citroen (Société Automobile d’Extrême-Orient) được thiết lập năm 1936. Sau khi lấy lại quyền đại lý Citroen từ công ty Bainier (xem hình 1) để giao cho ông Henri Hospital –Garage Citroen số 37 đường D’Espagne (Lê Thánh Tôn), (xem hinh 4). Công ty Citroen mua lại Etablissements Jean Lecome thành lập Saigon Xe hơi Công Ty.
Hình chụp 1964 (ref manhhai’s album), Saigon Xe hơi Công ty là trưng bày và buôn bán dòng xe hơi đầu tiên của Việt Nam –xe La Dalat.

http://www.ddth.com/showthread.php/399458-La-Dalat-v%C3%A0-c%C3%A1c-lo%E1%BA%A1i-xe-th%C3%B4ng-d%E1%BB%A5ng-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-S%C3%A0i-G%C3%B2n-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-1975#ixzz42NEwmey6

Công ty SCAMA Đại lý cho xe Ford (Mercury, Lincoln…)

hinh 15

Hinh 15: SOCIÉTÉ COLONIALE D’AUTOMOBILES ET DE MATÉRIEL AGRICOLE (SCAMA) đăng ký 1928, trụ sở 41 đường Tôn Thất Đạm (Chaigneau).
Năm 1936 công ty mở thêm tại địa chỉ 23-39, Boulevard Bonard (Lê Lợi), Saigon. Công ty đại diện cho hảng xe Ford, Mercury, Lincoln-hinh chụp 1952 với 3 chiếc Ford Vedette đậu phía trước
Thời Cộng hòa , công ty SCAMA có trụ sở tại số 9 đường Phạm Hồng Thái , đối diện với hội Kỵ Mã (bây giờ là nhà thi đấu Nguyễn Du?) cũng là đại lý cho xe Đức Opel, Mercedes, GMC

Click to access SCAMA-Ford.pdf

SIT Societe Indochinoise de transports

hinh 16

Hinh 16: Đại lý cho xe DeLahaye

hinh 17

Hình 17: Quảng cáo SIT Siege social -4 Filippini (đường Nguyễn Trung Trực)
Công ty khởi thuỷ nằm ở đường Nguyễn Trung Trực , thời VNCH dời về đường Ngô Tùng Châu (Lê thị Riêng). Đại lý cho xe Mỹ và Anh.

Click to access Indoch._de_transports.pdf

KYXACO Đại lý độc quyền Volkswagen VNCH

Công ty này do Ông Chí Tín (Lê Văn Ba) và hảng East Asiatic Đan Mạch lập ra. Kyxaco nhập cảng độc quyền xe Volkswagen ở Việt Nam. Trụ sở 155 đường Nguyễn Huệ, bên cạnh cinema REX góc Lê Thánh Tôn. http://antruong.free.fr/damdaiganhdao2.html

hinh 18

Hinh 18: Công ty KYXACO, 155 Nguyễn Huệ, góc Lê Thánh Tôn.
Đại lý độc quyền xe Volkswagen 1957-1975.

hinh 19

Hình 19: Công ty xe hơi Kim Long trên đường Lê Lợi, gần thương xá Tax, đại diện hãng xe Ford của Mỹ. Photo by Bruce Baumler, 1965

NHỮNG CÔNG TY XE HƠI LỚN VẨN HỌAT ĐỘNG Ở SAIGON CHO ĐẾN GIỮA 1975.

Saigon Grarage, 100 Nguyễn Huệ
Garage Charner, 131 Nguyễn Huệ
Kyxaco, 155 Nguyễn Huệ
Olympic 97-99 Hồng Thập Tự
Renault 231 Bến Chương Dương
SCAMA 9 Phạm Hồng Thái
SIT 102 Ngô Tùng Châu (Lê thị Riêng)
SàiGòn xe hơi công ty 2-B Duy Tân-34 Thống Nhất
Kim Long Garage 70 Le Loi
Lucia, Fiat Garage 11 Đổ Thành Nhân, Khánh Hội

Xe xưa trên lối cũ.

Khảo sát ảnh xưa, số lượng xe lưu thông nhiều nhất trên các tuyến đường như Tự Do, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Bến Bạch Đằng, Võ Di Nguy, Chi Lăng, …những đường thuộc quận 1, quận 3, quận 5 (Chợ Lớn) những địa điểm có nhiều du khách và quan chức Pháp Việt, ngoại quốc cùng với thương nhân khá giả, giàu có. Phần đông là xe có biểu tượng (logos) nhập từ Pháp và các xứ Âu Châu.
Sau khi Hiệp định Genève 20/7/1954 chia đôi Việt Nam. Miền Nam xây dựng thể chế Việt Nam Cộng Hòa với sự giúp đỡ của Mỹ và Đồng Minh. Đặc biệt thủ đô Saigon trở nên sầm uất, nhộn nhịp với đủ loại xe cộ có từ thời Pháp đến những loại xe du nhập từ Mỹ, Anh, Đức, Ý, Nhật…Lần đầu tiên người Saigon nhìn thấy những loại xe to, dài, nhiều màu, kiểu cách do người Mỹ đem vào mà họ gọi chung là xe Hoa Kỳ.

Bài viết gồm ba phần

Phần 1 –Xe cổ điển Pháp ở miền Nam trước 1975
Phần 2 -Xe cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở miền Nam trước 1975.
Phần 3- Xe chở khách, xe buýt xưa – trước 1975

                                                PHẦN 1 -XE CỔ ĐIỂN PHÁP Ở MIỀN NAM TRƯỚC 1975

.Phần lớn các công ty xe hơi đầu thế kỷ 20 có trụ sở trong địa hạt quận 1 trước 1954, một số có công ty đại diện ở các tỉnh lớn, Hà Nội Hải Phòng, làm đại lý cho hãng xe Pháp Peugoet, Citroen, Renault, Simca, Packard, Panhard, hãng xe Mỹ như Ford, Chrysler, General Motors, xe Anh như Vauxhall, Austin, Morris và xe Đức như Opel, Volswagen, xe Ý như Fiat, Nhật như Toyota, Honda..

Biểu hiệu xe Pháp (logos) thường thấy ở Việt Nam

hinh 19ahinh 20

Hinh 20: Ảnh chụp khoảng đầu thập niên 1940s, có thể nhận được loại xe peugeot 202, Traction 11 L (Legère) và xe buýt Renault. Có người lính ″mã tà ″ đội nón cối trắng điều khiển lưu thông.

hinh 21

Hinh 21. Xe Panhard, Austin 1100, Chevrolet, Renault , Volswagen, Simca, Peugeot, Jeep, Dauphine… chen chúc trên đường một chiều trung tâm quận nhất Saigon năm 1967.

hinh 22

Hinh 22: Xe đậu vị trí trước nhà hát Tây (thời VNCH là trụ sở Hạ Viện), đầu thập niên 1950s

Khảo sát hình 22, bãi xe đậu trước nhà hát Tây – trước tháng 5/1975 là Hạ Nghị Viện, sau 1975 mang tên nhà hát Thành phố. Tiệm Nouveautés Catinat của ông Lucien Barthet (Khởi thuỷ xây cất năm 1887 là tiệm Bách hóa department store, nằm ở góc đường Catinat và Bonard, đến thời VNCH trở thành Phòng thông tin triển lãm Quận 1 (hình 23, bây giờ Louise Vutton 2015).

hinh 23

Hinh 23: Phòng thông tin trước Hạ Viện 1972 (nhà hát Thành Phố sau 75)
Đường Catinat trước 1975 là đường Tự Do và Bonard là Lê Lợi
Trên bải xe ̣ (hinh 22) , các loại xe hơi có thể nhận dạng gồm có Citroen Traction Avant, Renault 4CV, Traction 11, Peugeot 202, Peugeot 203, possible Land Rover, Panhard Dyna X 1953, Peugeot 203.
Đây là quang cảnh điển hình thời Pháp, nói chung xe xuất xứ từ Pháp chiếm đa số, đi đâu cũng thấy phần đông Renault 4 CV, rồi đến Simca, Dauphine, Renault, Peugeot, Citroen và một số xe từ các nước ở Âu Châu như Đức, Ý, Anh… Cuối thập niên 1950s, và thập niên 60s, khi người Mỹ và đồng minh cùng các công ty ngoại quốc bắt đầu vào miền Nam họ mang vào các loại xe sản xuất từ Mỹ-mà người Nam gọi là xe Hoa Kỳ, đặc điểm chung là kích thước lớn, dài, kiểu đột phá táo bạo, bumper (cây cảng-hãm xung) mạ kền, đuôi vẩy cá (fintail), sơn hai ba màu. Trên đường phố Sàigòn, cuối thập kỷ 40 và bắt đầu thịnh hành từ thập kỷ 50 có nhiều loại taxi xuất hiện- xe Renault 4CV, Simca Dauphine loại xe khách như Citroen Traction và cùng các loại xe Hoa Kỳ (thường được mướn làm xe “hoa” hay cho những cơ hội đặc biệt).
Người đọc chú ý, từ taxi dùng trong bài viết cho những loại xe chở khách có gắn taximetre (taximeter) để tính tiền. Trong hình kế tiếp 24, bức ảnh cho thấy loại xe khách mà người Pháp gọi là taxi đã xuất hiện ở Saigon năm 1905-12? bên cạnh xe lôi pousse-pousse (có người kéo mang bảng số 1100 )

hinh 24

Hinh 24: Xe chở khách năm 1912 ? –Saigon –chạy ngang tháp đồng hồ-hai phu xe pousse-pousse đứng trên thềm đá tháp đồng hồ- nổi tiếng thời bấy giờ -nhìn vào trường đua Phú Thọ.

Panhard cars

Công ty Panhard và Levassor đã được thành lập vào năm 1887, một thời nổi tiếng là một trong những công ty xe hơi tiền phong sớm nhất và quan trọng hơn bao giờ hết với chiếc xe đầu tiên sản xuất vào năm 1891 dựa trên một giấy phép của các bằng sáng chế của Daimler. Nhưng thay vì động cơ đặt phía sau như xe Daimler Benz, Panhard đặt động cơ và bộ tản nhiệt radiator- ở phía trước, điều khiển bánh xe phía sau, và một truyền trượt bánh răng thô. Cách cấu tạo này trở thành và được biết đến như là “Système Panhard”
Nhưng sau Thế chiến II, Panhard quyết định thay đổi, sản xuất xe cho tầng lớp trung lưu và phát triển một loại xe nhẹ, chi phí sản xuất thấp nhằm đáp ứng như cầu dùng xe phổ quát trong xã hội thời kỳ hậu chiến, dự kiến loại xe nầy sẽ trở thành phương tiện thông dụng di chuyển của mọi người. Đây cũng là chiến lược mà Citroen đã áp dụng để sản xuất 2CV, được biết như Panhard Rod thời bây giờ.

hinh 25

Hinh 25: Panhard Model X 86 Saloon 1952. Máy đặt phía trước (traction-avant), 2 cylinder car.

Hinh 25a

Hinh 25a: Panhard Model X 86 Saloon 1952 và Traction 11 trên đường Tự Do năm 1955
Dyna Panhard X, sedan 4 cửa , nhẹ, gọn là công trình thiết kế có tầm nhìn xa của kỹ sư Jean Albert Grégoire, đầu tiên được trưng bày Dyna AFG Paris Motor Show 1946. Sản xuất thương mại bắt đầu từ cơ xưởng Panhard ở Ivry (Paris) năm 1948 và trở thành xe mẫu (pattern) cho những loại xe Panhard khác, cho đến khi ngừng sản xuất năm 1967.
Dyna X còn được gọi là Dyna 110, Dyna 120 và Dyna 130 dựa theo tốc độ 110, 120 hay 130 km/giờ do sự tăng tiến của ỗ máy
Dyna X bị thay thế bởi loại xe lớn hơn, mạnh hơn Dyna Z năm 1954.

hinh 26.jpg

Hinh 26: Panhard dyna model Z (1963). Panhard xáp nhập (absorbed) với Citroen năm 1965.

http://www.thetruthaboutcars.com/2010/03/an-illustrated-history-of-panhard/

hinh 26a

 

Hinh 26: Panhard dyna model Z (1963). Panhard xáp nhập (absorbed) với Citroen năm 1965.

Simca cars

Tên SIMCA (Société industrielle để Méchanique et Carrosserie). Công Ty thành lập bởi Henry- Théodore Pigozzi năm 1934 sản xuất xe Fiat (của Ý) cho thị trường Pháp. Khởi thủy Piozzi là đại diện phân phối xe Fiat trong nước Pháp công ty SAFAF (Société Anonyme Franais des Automobiles FIAT), dần dà bắt đầu nhập càng các bộ phận và được phép (under license) lắp ráp xe Fiat bán trên thị trường nội địa Pháp. Sau đó, cơ hội đến, ông mua lại cơ xướng cũ ở Nanterre và bất đầu sản xuất Simca tự do.
Mẫu Fiat 500 Topolino được sản xuất từ năm 1937, loại xe nhỏ, 569cc với 85km/giờ, máy đặt phía trước, ổ bánh phía sau ( rear wheel drive), 2 cửa. Fiat 500 Topolino được biến đổi thành SIMCA 5 (Cinq), và loại Fiat sinh sau Fiat 1100 được thay thế bởi SIMCA 8 (Huit.)
Sau thế chiến thứ hai, Simca cho ra mắt Aronde năm 1951, với thiết kế công nghệ monocoque (unitary body) của Simca, Simca Aronde được cho ra đời để cạnh tranh trực tiếp với Peugeot 203. Trong năm đầu tiên đã là xe bán chạy nhất so với Simca 8. Năm 1959 trở thành công vượt bực cho Simca, sản xuất 200,000 chiếc. Năm 1954, SIMCA mua lại cơ xưởng Poissy của Ford Pháp-vào thời này đang sản xuất Ford Vedette. Sau đó Simca sản xuất Vedette nhưng vẫn giữ bảng hiệu cũ. Cơ xưởng nầy thành cơ xưởng chính của SIMCA trong khi cơ xưởng cũ ở Nanterre bán lại cho Citroen năm 1961.
Sự thành công lớn của SIMCA cho phép Simca thâu tóm hãng xe Talbot (Từ đó Talbot biến mất trên thị trường), để trở thành món mồi ngón cho Chrysler sau này.

hinh 27
Hinh 27: Simca 1000 Rallye model năm 1963

Simca 1000 là loại sedan 4 cửa, máy đặt phía sau. Ổ máy 4 cylinders .9L sản xuất 43 Bhp ($3.6PS/32.1 kW) với tốc độ tối đa là 116km/giờ. Xe cân nặng 700kg

hinh 28

Hinh 28: Mẫu xe Simca 9 Aronde-1300 sản xuất đầu tiên năm 1951-55

hinh 29

Hinh 29: Sản xuất trong khoảng 1951-1963 SIMCA Aronde –thiết kế Pháp với nhãn hiệu Aronde/hirondell/chim nhạn. Trong suốt 12 năm với bốn kiểu xe Simca 8, 9 , 1300 và P69 Simca thành công nhất với các dòng xe này- Xe được sản xuất từ Pháp và Úc.
Simca 9 Aronde thấy ở Saigon sản xuất khoảng 1951-55, không phải là traction avant nhưng máy cũng đặt phía trước, năng xuất khoảng 1.2L. The Aronde rất phổ biến ở Pháp, giúp Simca trở thành hãng sản xuất xe hơi lớn thứ hai bên Pháp vào khoảng cuối thập niên 1950s, Simca ngừng sản xuất Arondecuối năm 1963.

hinh 30

Hinh 30: Simca trên đường Nguyễn Huệ

hinh 31

Hinh 31: Simca Aronde chết vì bị đặt chất nổ .

Hinh 32

Hinh 32: Simca 6-1947-50 đậu trên đường quê.
Simca 6 là một chiếc xe nhỏ sản xuất và bán nội địa (Pháp) giữa năm 1947 và 1950. Simca trước đó đã được thành lập như là một công ty con của công ty Fiat (Ý), Simca 6 được phát triển dựa vào mẩu Simca 5. Simca 5, bản thân chính là loại Fiat Topolino và sản xuất tại Pháp được bán dưới nhản hiệu Simca.

Với sự ra mắt, tại 1947 Paris Motor Show, của Simca 6 thể hiện tư thế thiết kế độc lập cho một mô hình sản xuất Simca. Các Simca được tách từ nguồn gốc của nó bởi độ Mỹ hoá xe Fiat, mở rộng đặt hạ lưới tản nhiệt thấp, phía trước, hai bên là đèn pha được lên tích hợp(integrated) vào các tấm cánh (wing panels), tương tự như các dòng xe Peugeot 203 và Renault 4CV thời bấy giờ.

hinh 33

Hinh 33: Simca Aronde 1968 trên đường Lê Lợi, phia sau International Havester Scout 800-1967

hinh 34

Hì̀nh 34: Simca 5-2 cửa-569cc (Fiat 500- Topolino đổi huy hiệu (rebadged)-động cơ phía trước (front engine) ổ bánh sau (rear wheel drive). Đừng lầm lẩn với Peugeot 202 là phiên bản cải tiến dựa trên lọai xe SIMCA 8 -4 cửa

hinh 35

Hinh 35: The Fiat 500, thường được biết là “Topolino”, loại xe nhỏ sản xuất ở thành phố Topolino ở Ý từ 1936 đến 1955.

hinh 36

Hinh 36: Simca 1000 Ralye

Simca Rallye 1.3 (Simca 1000), xe sedan 4 cửa, máy đặt phía sau Simca Pháp sản xuất từ năm 1961 đến 1978. Thuộc loại xe hạng nhẹ, cân 700kg, đạt tốc độ tối đa 116km/giờ

hinh 37

Hinh 37: Xe cộ trên đường Trần Hưng Đạo 1969 – picture Bob Carolan

Renault cars

Sản phẩm trí tuệ của một kỹ sư nhiệt tình tên là Louis Renault , công ty Renault được thành lập cùng với hai người anh em của ông ở Pháp vào năm 1899 , những người em lo về tài chính , trong khi ông chú trọng về cơ học, máy móc” . Thành lập cơ xưởng cạnh sông Sein năm 1899. Louise Renault sản xuất loại xe đầu tiên từ 1898-1903, loại xe nhỏ Renault Voiturette.
Khủng hoảng kinh tế 1929-31, cũng như các hảng xe hơi khác đều phải giảm giá, cắt nhân công, tăng hiệu quả năng xuất, mang giá thành sản xuất xe xuống thấp, công ty Renault trở thành công ty đa dạng sản xuất xe buýt, xe chở hàng trucks, xe lửa điện electric railcars, máy cày và cả động cơ cho máy bay.
Do nhiều cuộc đình công gây rắc rối cho các nước trong khu vực, Renault đã được quốc hữu hoá năm 1945 để tránh phá sản như Citroen đã làm trước đó vài năm. Các dự án đầu tiên được thực hiện bởi công ty mới sản xuất 4CV nhỏ, nhưng bị hoãn lại cho đến sau Thế chiến II. Đối với thị trường châu Âu, xe nhỏ là tương lai vì giá rẻ, dể mua và duy trì. Sau khủng hoảng kinh tế và thế chiến, sự cách biệt giữa Âu Châu và Mỹ càng ngày càng lớn. Louis quyết định tối tân hóa cơ xưởng, bắt chước lối sản xuất dây chuyền của hảng Ford (Ford dùng công nghệ này bắt đầu năm 1912 sản xuất hàng loạt Ford T2)
Ngày nay Renault hòa hợp với Nissan (công ty xe hơi lớn của Nhật) trở thành một trong 4 hãng sản xuất xe hơi lớn nhất trên thế giới.

hinh 38

Hinh 38: Xe 4 bánh Renault đầu tiên-Renault Voiturette 1989-1903

Dòng xe 4CV, được giới thiệu vào năm 1946, là một thành công lớn so với dự kiến ban đầu. Với sự thành công này công ty thực hiện bán, mua lại và phát triển máy móc hạng nặng để giúp gia tăng sản xuất. Renault sau đó quay trở lại với lĩnh vực chế xe hạng nặng và qua việc sáp nhập với hai công ty hiện có Latil và Somua-cả hai là công ty sản xuất xe tải chở người và hàng hoá- họ và tạo ra một công ty mới, hoàn toàn dành riêng để làm xe tải, buýt với tên Saviem.
Dòng 4CV được thay thế bằng dòng xe Dauphine xuất hiện vào năm 1956. Đây là dòng xe thành công lớn kể cả trên thị trường Mỹ. Dauphine ngừng sản xuất năm 1961, được thay thế bởi hai dòng xe Renault 4 va Renault 8
Renault bắt đầu những năm 70 với những dòng xe thành công khác, thể thao hơn và nhanh nhẹn hơn nhưi dòng xe Renault 5, vì xe xài tiết kiệm nhiên liệu nhất là trong thời gian khủng hoảng dầu trong thập niên 1970s

Cũng trong những năm 70s, Renault bắt đầu mở rộng ảnh hưởng của mình và mở ra các nhà máy ở Đông Âu, châu Phi, Úc cũng như hợp tác với công ty Mỹ AMC đến năm 1979. Vào đầu những năm 80, Renault gặp rắc rối tài chính một lần nữa nên công ty ra khỏi hoạt động đua xe hoàn toàn, cũng như bán tất cả các phi tài sản và giảm chi mọi mặt.
Năm 1987 công ty bắt đầu biến cán cân nghiêng về lợi nhuận, do đó, vào đầu những năm 90, một loạt xe mới được phát hành trên thị trường và tất cả các mô hình đều thành công: Clio Espace, Twingo và Laguna. 1995 Renault Megane là chiếc xe đầu tiên để đạt được Euro NCAP (New Car Assessment Program) đánh giá bốn sao về an toàn .
Cũng trong những năm 90, Renault trở lại Formula 1 racing đua thành công, sau khi giành chức vô địch năm 1992, 1993, 1995, 1996, 1997. Trong năm 1996, Công ty chuyển hướng, cho rằng một tình trạng nhà nước sở hữu công ty sẽ không được hưởng lợi lâu dài nên công ty đã được tư nhân hóa một lần nữa. Renault đã đầu tư hơn nữa tại Brazil, Argentina và Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau năm 2000, tuy thất bại với một loạt xe kém thành công như Avantime và Vel Satis, nhưng cũng tiếp tục thành công với hàng loại xe cũ như Clio, Laguna và Megane.

Read more: http://www.autoevolution.com/renault/history/#ixzz44kGHFLHk

hinh 39

Hinh 39: Renault Floride-Caravelle

Floride, còn được biết đến với cái tên Caravelle, là dòng xe thể thao 2 cửa, 2 + 2 chỗ ngồi của hãng xe Pháp Renault, được sản xuất trong giai đoạn từ 1958 – 1968.
Renault ghen tị với sự thành công phát triển ở Bắc Mỹ của dòng xe Volkswagen / Beetle quyết định tìm kiếm những phương cách để Renault có được sự thành công như hãng Volkswagen-Đức. Renault quyết định thay đổi xe Renault Dauphine của mình. Tại một hội nghị của các nhà phân phối ở Bắc Mỹ diễn ra ở Florida, người kinh doanh Renault ở Hoa Kỳ kêu gọi thành lập một Dauphine coupe / cabriolet sẽ cải thiện hình ảnh của Renault tại thị trường quan trọng của Mỹ. Chủ tịch Renault, Pierre Dreyfus đồng ý, và kể từ khi khái niệm đã được sinh ra tại một hội nghị đó ở Florida cho đến lúc nổi tiếng trong công ty gọi xe là “Renault Floride”. Tuy nhiên tên “Floride” được coi là không phù hợp với các tiểu bang khác của Hoa Kỳ, nên một tên khác, “Caravelle”bắt đầu được sử dụng cho khu vực Bắc Mỹ và các thị trường lớn khác (bao gồm cả Anh)

hinh 40

Hinh 40: Renault Caravelle sản xuất khỏang 1947-1961

hinh 41

Hình 41: Dáng hao hao giống Renault Caravelle, 1968 VW Type 3 Fastback của nhân viên Úc trong khuôn viên Tổ chức hỗ trợ quân sự của thế giới tự do ( Free World Military Assistance Organization (FWMAO), hiện nay là địa chỉ khách sạn Kỳ Hoà 238 ba tháng hai (trước 1975 Trần Quốc Toản) thuộc quận 10.

Hinh 42

Hinh 42: Xe buýt Renault 6C-2 vào năm 1951 trên đường Bonard (Lê Lợi), Saigon ?.
Trong ảnh này, phia sau xe bus, tòa nhà hát Tây –sau là Hạ Viện trước 1975 – là công trình xây cất của kiến trúc sư Pháp Eugene Ferret năm 1897.

hinh 43

Hinh 43: Renault Juvaquatre -4CV- berline trên đường Saigon 1968. Juvaquate sản xuất đầu tiên 1939, chấm dứt 1955.

hinh 44

Hinh 44: Renault Juvaquatre ảnh chụp 1969 chạy trên đường Pasteur 1969 , bên trái phía xa là Saigon xe hơi công ty, bên phải qua hàng cây cao là Vương Cung Thánh Đường –nhà thờ  Đức  Bà. Xe được sản xuất vào khoảng 1936-1948, loại xe sedan 4 chổ. Đến năm 1947-48 Juvaquatre được thay thế bằng loại xe 4CV cho đến năm 1961. Juvaquatre được hồi sinh 1950-1960 biến chế thành panel van hay station wagon với nhãn hiệu Renault Dauphinoise

hinh 45

Hinh 45: Renault Dauphinoise fourgonnette là loại xe panel van hay station wagonwagon, sản xuất từ năm 1950-1960.

hinh 46

Hinh 46: Renault Novaquatre mẫu YN2 1934, ảnh chụp 1946

Renault Novaquatre (4CV) kiểu 1934 đậu trước trường Chasse Loup-Laubat 1946 (bây giờ Lê Quý Đôn) – so với Juvaquatre, hai đèn phía trước nằm trên 2 vành bánh xe, phía sau chiếc Renault là loại xe Jeep thời thế chiến hai 1941-45.

hinh 47

Hinh 47: Renault Monaquatre 1934

hinh 48

Hinh 48: Bến Taxi ở đường Lê Lai (Boudonnet) bên hông tường ga xe lửa Saigon (bây giờ là khu khách sạn New World). Rạp hát xưa Aristo năm đối diện bến xe taxi khoảng 1950

Taxi – Renault 4CV

Renault 4CV mà người Việt gọi là xe 4 ngựa- quatre cheveaux, xe con cóc, sản xuất khoảng 1946-61 là thối thân của xe Juva Quatre và tiền thân của Renault Dauphine . Rất thông dụng thời bấy giờ và được dùng làm taxi vì xe nhỏ, nặng 620kg, rẻ tiền, thiết kế giản dị, dể sửa ,4 chỗ ngồi, máy đặt phía sau, ổ bánh phía sau, phía trước có đặt đồng hồ tính tiền. Đầu thập niên 1960s , chính phủ với chương trình “Hữu Sản Hoá” người nghèo, nhập cảng loại xe mới Renault Dauphine, bán góp cho người muốn chạy xe taxi làm kế sinh nhai. Thành phố Saigon lại xuất hiện nhiều taxi Dauphine, bên cạnh taxi Renault 4CV 750 và 760 phân khối.
Chiếc xe này cho người viết cảm giác đi taxi đầu tiên vào khoảng năm 1952-53,người tài xế cũng là người thân vừa mua xe để chạy taxi làm nghề sinh sống, cũng muốn chạy quanh thành phố cho quen nên người viết được tháp tùng. Thời VNCH, thân xe sơn hai màu-màu bơ và xanh lá cây, có mui trần được mở, nhìn lên bầu trời như chạy đua với trăng sao lùa những luồng gió mát thổi vào xoa dịu cái nóng của thành phố vừa ngả về đêm.

hinh 49

Hinh 49: Taxi Renault 4CV chạy quanh bồn nước góc đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi khoảng thập niên 1960

Hinh 49a

Hinh 49a : Taxi mẫu 1952.

hinh 50

Hinh 50: Bến Taxi Renault CV (mẫu 1957), 2 chiếc taxi Renault 750 (747cc), bên cạnh là xe La Dalat chiếc xe hơi sản xuất đầu tiên ở Việt Nam.
Những ai đã từng đặt chân đến Sàigòn trước 1975 mà không nhớ đến những chiếc taxi Renault chạy khắp nẻo đường Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định,miền Nam, chứng kiến bao nhiêu cảnh vui buồn, thương hận trước 1975. Có thể nói taxi quatre cheveaux là một thứ văn hóa của dân Saigon, miền Nam là một cái gì mới, xa lạ với người miền Bắc trước 1975.

hinh 51

Hinh 51: Renault 760 (760cc) trên đường Tự Do

hinh 52

Hinh 52: Renault 4 R4 1961, phía sau là Taxi Renault 4CV 750 (747cc)

hinh 53

Hinh 53 : Renault 4 R4

http://www.taringa.net/posts/autos-motos/11752930/Entra-Autos-Que-Quedaron-En-La-Historia-Argentinaa.html
Renault 4, còn được gọi là 4L (phát âm là “Quatrelle”) hay 4R, là loại xe không đắt, tiết kiệm (economy) mở ra phia sau (hatchback ) được sản xuất bởi hãng Renault từ năm 1961 đến 1992
Renault 4 là một thiết kế xe nhỏ sản xuất hàng loạt đơn giản nên rất phổ biến, thông dụng trong đô thị và vùng phụ cận. Đây cũng là ứng dụng đầu tiên kỹ thuật lực kéo áp dụng trên chiếc Renault chở khách Estafette vào năm 1958 (máy đặt phía trước, ổ bánh xe phía trước (front engine, front wheel drive) Cũng la kết quả sau khi khảo cứu, khai thác những ưu điểm và nhược điểm của xe Citroën 2 CV 1948 .
Xe được bắt đầu sản xuất từ tháng 8 năm 1961 đến cuối năm 1992 tại 28 quốc gia

Renault Dauphine

Dauphine sản xuất từ năm 1956 đến 1967 , loại xe thông dụng máy đặt phía sau , thân khung liền vỏ , hộp số tự động có ba số, không tự động có 3 hoặc 4 số , 4 cửa, động cơ 845 phân khối. Dauphine được đưa ra thị trường nhằm thay thế cho dòng xe rất thành công trước đó 4CV
Một số lớn Dauphine được nhập cảng vào VNCH qua chương trình Hữu Sản Hoá 1968 làm taxi. Cùng thời với Volkswagen Beetle, Morris Minor, Mini and Fiat 500, đây là những dòng xe đi đầu trong chiến lược sản xuất xe thông dụng, giá phải chăng ở Âu Châu thời bấy giờ

hinh 54

Hinh 54 Tem thư phát hành khuyến khích phong trào Hửu Sản Hóa.
Chương trình Hửu Sản Hóa
https://www.facebook.com/notes/nam-r%C3%B2m/h%E1%BB%AFu-s%E1%BA%A3n-h%C3%B3a-tr%C6%B0%E1%BB%9Bc-75-v%C3%A0-qu%E1%BB%91c-h%E1%BB%AFu-h%C3%B3a-sau-75-/483065861887422/

hinh 55

Hinh 55: Xe nhà Dauphine chạy gần dinh Độc Lập.

hinh 56

Hinh 56: Taxi Dauphine –góc Nguyễn Huệ và Lê Lợi, Tòa nhà trắng bên trái là thư viện Abraham Lincoln, phía sau là Tòa Độ Chính 1967.

hinh 57

Hinh 57: Renault –Dauphine mẫu 1956

hinh 58

Hinh 58 : Taxi Dauphine trên đường Công lý, phia sau là chiếc Chevrolet 1950s

hinh 59

Hinh 59 : Renault Fregate model 1951 trên đường Norodom (bây giờ là lê duẩn) năm 1953.

hinh 60

Hinh 60: Renault Fregate 1954 (NBF 338), Renault 4CV Taxi (NBI 992) và Volswagen Beetle NBP… trên đường Tự Do 1961.

hinh 61

Hinh 61 : Renault Fregate đường Nguyễn Cư Trinh, bùng binh Cống Quỳnh quận Nhì (giờ là Q1), phía sau xe van Renault Goelette dừng lại cho người qua đường.

hinh 62

Hinh 62: Renault 8 (mẫu 1962) Saigon 1969-70 – Ngã tư Trần Hưng Đạo-Đề Thám.

hinh 63

Hinh 63: Renault 8 Gordini -4 đèn pha phía trước , sản xuất khoảng 1964-1970

hinh 64

Hinh 64: Renault Estafette trên đường Tự Do năm 1965, phía trước van Estafette là đuôi xe Citroen DS

hinh 65

Hinh 65: Xe Van Renault Estafette được sản xuất từ năm 1959 đến năm 1980 với tổng số 533,209 chiếc- Estafette là loại xe van đầu tiên ra mắt của công ty với công nghệ ổ diã xe đặt phía trước (front wheel drive)
Thiết kế thân xe có 3 cửa phía sau (three-part tailgate) cửa trượt bên hông (sliding side door) dựa vào sự thành công của Type H van Citroën.

hinh 65a

Van estafette có ba cửa mở ra phía sau.
Sau khi xe Van Estafette tung vào thị trường năm 1959, Renault là hảng chế tạo xe hơi duy nhất trên thế giới sản xuất các loại xe với 3 kỷ thuật công nghệ khác nhau:
Má đặt trước với ổ dỉa xe đặt phía trước ( the front engined front wheel drive ) như Van Estafette, máy đặt sau với ổ dỉa xe đặt phía sau (rear engined rear wheel drive ) như dòng xe Dauphine và máy đặt trước với ổ dỉa xe đặt phía sau (front engined rear wheel drive ) như dòng xe Fregate.

hinh 66

Hinh 66: Renault Estafette và bến xe buýt Renault-Saviem màu xanh-ngà, bùng binh chợ Bến Thành 1961

hinh 67

Hinh 67: Renault Goelette fourgon 1950 của trường nữ trung học Áo tím Gia Long

hinh 68

Hinh 68: Renault Goelette chở khách hàng trên quốc lộ 1 –Saigon Mỹ tho 1968 (photo Lance Nix)

hinh 69

Hinh 69: Renault Goelette Bien Hoa 1968 và Volswagen Van có cửa sổ., phía sau cùng xe Citroen Ami 6.

Peugeot cars

Peugeot là một trong số hãng sản xuất xe hơi lâu nhất, tuy nhãn hiệu lúc đầu- không phải đó làm xe hơi- bắt đầu năm 1842 (buôn bán máy nghiền cà phê, muối và tiêu). Người đầu tiên quan tâm đến chuyện làm xe hơi là ông Armand Peugeot và sau khi gặp ông Gottlieb Daimler, chiếc xe Peugeot đầu tiên được sinh ra – loại xe ba bánh- chạy bằng hơi nước vào năm 1889 .

hinh 70

Hinh 70: the Serpollet-Peugeot, xa ba bánh với động cơ bằng hơi nước ( steam powered tricycle) 1889
Năm sau, máy chạy bằng hơi nước được thay thế bằng xe bốn bánh với máy chạy xăng của Daimler.
Sau thế chiến thứ nhất, xe hơi trở thành phương tiện cần thiết và không được xem như hàng đắt giá, công ty khá thành công với hàng loạt dòng xe chạy xăng sản xuất từ hàng Societe Anonyme Des Automobiles Peugeot , xưởng sản xuất ở Adincourt. Công ty này là công ty tách ra từ công ty mẹ đó bà anh em Peugoet thành lập. Năm 1929 dòng xe Peugeot 201 được tung ra cùng với cách định mẫu các dòng xe độc đáo về sau bằng 3 con số, với số không nằm ở giữa.

Trong thời gian thế chiến 2, Peugoet bị ảnh hưởng nặng phải sản xuất các loại xe hơi và dụng cũ chiến tranh cho Đức. Khí thế chiến 2 chấm dứt hầu hết cơ xưởng Peugeot bị phá hủy cần phải được xửa chữa vì thế đến năm 1948 Peugeot mới cho ra dòng xe mới, dòng xe 203. Thời nầy Pháp trở lại ViệtNam và cho nhập cảng loại xe này rất nhiều!
Read more: http://www.autoevolution.com/peugeot/history/#ixzz44dNoqRG9
Các dòng xe Peugeot và năm được tung ra trên thị trường
• 104 (1972), 106 (1991), 107 (2005), 108 (2014)
• 201 (1929), 202 (1938), 203 (1948), 204 (1965), 205 (1983), 206 (1998), 207 (2006), 208 (2012)
• 301 (1932), 302 (1936), 304 (1969), 305 (1977), 306 (1993), 307 (2001), 308 (2007), 309 (1985), 301 (2012)
• 401 (1934), 402 (1935), 403 (1955), 404 (1960), 405 (1987), 406 (1995), 407 (2004), 408 (2010)
• 504 (1968),
Nhung dòng xe thường thấy ở Viet Nam , nhất là Miền Nam.
Peugoet 202, 203, 302, 403, 404 and 504

hinh 71

Hinh 71: NHA TRANG 1904-1907 – Gabrielle Vassal dans une voiture – Bà Gabrielle Vassal ngồi trên xe hơi ở Nha Trang. Có thể là biến thể của dòng xe Peugeot 33 -1901

https://www.google.com.au/#q=Gabrielle+Vassal+dans+une+voiture

hinh 72

Hinh 72 : Peugeot 202 và xe vận tải nhỏ Renault trên đường Charner 1950s

hinh 73

Hinh 73: Peugeot 202 thùng, chở hàng hóa (đầu 1950s)

hinh 74

Hinh 74: Taxi renault 4 CV, Jeep, Toyota Corona, Peugeot 404 , xe Hoa Kỳ trên đường Nguyễn Huệ.

hinh 75

Hinh 75: So sánh Peugeot với Simca
Đừng nhầm lẩn Peugeot với Simca 5 hoặc 8 (1946-50) –Peugeot 202 thiết kế với hai đèn trước nằm sau vỉ sắt tản nhiệt-radiator grill.

hinh 76

Hinh 76: Simca 5 hoặc 8, hai đèn trước nằm bên trong vỉ sắt
Peugeot 202 được sản xuất từ giữa năm 1938 -1942 và rồi sau đó bắt đầu sản xuất lại cuối năm 1945 , được bán trên thị trường đến năm 1949, thì được thay thế bằng Peugeot 203.
Peugeot 202 được trang bị động cơ làm mát bằng nước 1133 cc , cho tối đa là 30 PS (22 kW) tại 4000 rpm và tốc độ tối đa khoảng 100 km / h (62 mph).
Máy gắn phía trước tới bánh sau thông qua hộp số 3 tốc độ . Nhiên liệu được dẩn qua van trên cao , tại thời điểm đó đối thủ cạnh tranh rõ ràng nhất là Renault tung ra chiếc Renault Juvaquatre, vẫn cung cấp nhiên liệu qua van bên cạnh máy.

hinh 77

Hinh 77: Peugeot 302. Để ý sự khác biệt bên hông xe và kính trước.

Peugeot 302 là tiền thân của 202. Được giới thiệu tại Paris Motor Show 1936 và chỉ sản xuất trong 18 tháng, cho đến tháng tư năm 1938. Động cơ bốn xi lanh 1.758 cc làm mát bằng nước , tương tự như động cơ được trang bị cho peugeot 402, với tốc độ tối đa 105 km / h (65 mph).

hinh 78

Hinh 78: Peugeot 402 B.E 1939

hinh 79

Hinh 79 : Peugeot 203 , VW Kombi, Peugept 404, Simca Aronde góc đường Tự Do và Lê Lợi, bên hông khách sạn Continental Saigon 1968 – Photo by John F. Cordova – Café Givral bên trái và Continental Palace Hotel bên phải

Peugeot Taxi

Hinh 79a : Peugeot 203 taxi

hinh 80

Hinh 80: Peugoet 203 có thùng, dùng làm xe cứu thương và chở hàng nằm trong kho thương cảng Saigon 1951.

hinh 81

Hinh 81: Peugeot 203 Familiale khoảng đầu thập niên 1950s, 3 hàng ghế, chở đến 6 người.

hinh 82

Hinh 82: Peugeot 203-1955

hinh 83b

Peugoet 203 (late 1940s) Peugeot 1950s và Traction Legere 11
Hinh 83: Peugeot trên đường quê, thời Pháp thuộc trước 1954

hinh 84

Hinh 84: Peugeot 403 sản xuất từ 1955 đến 1966, với kiểu Pininfarina với 1468cc. Chiếc xe này hiện được trưng bày trong phòng triển lãm ở Saigon.

hinh 85

Hinh 85: Peugeot 403- 1960

hinh 86

Hinh 86: Peugeot 403 trên đường Tự Do, trước Hạ Viện 1968 (bây giờ nhà hát Thành phố)

hinh 87

Hinh 87: Peugeot 403 trên đường Thống Nhất, trước dinh Độc Lập

hinh 88

Hinh 88: Peugeot 403 trước Vương Cung Thánh Đường 1966 (Tom Briggs)

hinh 89

Hinh 89: Peugeot 404 trên đường Nguyễn Huệ

hinh 90

Hinh 90: Peugeot 404 SAIGON 1971 – Ngã tư Đoàn Thị Điểm – Phan Đình Phùng
Nay là ngã tư Trương Định – Nguyễn Đình Chiểu – Photo by Dick Leonhardt

hinh 91

Hinh 91: Peugeot 404 station wagon

hinh 92

Hinh 92: Peugeot 404-1964 hiện được trưng bày trong bảo tàng viện xe cổ ở Saigon.

http://www.thetruthaboutcars.com/2012/09/no-credit-no-problem-uncle-hos-used-cars-has-a-low-mile-zis-for-you/#comments

hinh 93
Hinh 93: Ford Fairlane 500 model 1957, Peugeot 404 1960 and Renault 12TS (1970s) hay Peugeot 504 trên đường Tự Do trước Hạ Viện (bây giờ Nhà hát thành phố)

hinh 94

Hinh 94: Peugeot D3A Camionette 1954 trên đường Phan Đình Phùng.

Citroen cars

hinh 94a

SOCIÉTÉ ANONYME DES ÉTABLISSEMENTS BAINIER
21, bd Bonard và 100-102, bd Charner
Traction Avant, tiếng Anh là front-wheeled drive –FWD-lực kéo xe đặt ổ bánh phía trước được thiết kế bởi hai ông André Lefebvre và Flaminio Bertoni khỏang cuối năm 1933, đầu năm 1934. Tuy không phải là những người sản xuất FWD đầu tiên (xe Alvis được thiết kế FWD năm 1928 ở Anh, L29 từ năm 1929-1932 tại Hoa Kỳ và DKW F1 năm 1931 tại Đức) Traction Avant áp dụng công nghệ FWD vào khung liền vỏ – unitary body. Cùng với dòng xe DKW 1930s của Đức, Traction tiên phong trong công nghệ FWD được tung lên thị trường sản xuất xe khối ở Âu Châu (European mass car market).
Trong năm 1930, hãng Citroen đã đấu tranh để cạnh tranh với các hảng đối thủ như Peugeot và Renault. Andre Citroen nhìn thấy công ty của ông cần một thiết kế mới với tiềm năng cách mạng hóa ngành công nghiệp xe hơi. Ông sang Mỹ và tìm được cảm hứng ấy sau khi thăm viếng Tổng công ty Budd tại Hoa Kỳ. Nơi đây ông chứng kiến xe hơi được thiết kế theo kiểu khung liền vỏ (vỏ xe ̣không phải là vỏ bánh xe -tiếng Anh Unitary Body or Unibody), kết cấu thân xe và khung xe (chassis) vào một đơn vị nhẹ. Thiết kế của công ty Budd bao gồm sáng kiến mới, đặt máy xe (engine) và bộ phần truyền tải (transmission) phía trước của xe, lợi thế công nghệ này làm nội thất xe rộng hơn, trung tâm trọng lực gravity thấp hơn và như vậy giúp cho việc xử dụng xe hoàn hảo (superior) hơn.
Cấu trúc Traction Avant dựa trên khung và vỏ sườn hàn lại với nhau-gọi chung là khung vỏ như đã nói trên. Hầu hết các xe khác của thời đại này dựa trên một khung riêng biệt (chassis) và vỏ (thùng) xe được hàn vào. Công nghệ khung vỏ –unibody or unitary body thân đơn nhất- đưa đến kết quả sản xuất xe nhẹ hơn, và vì thế công nhiệp này được sử dụng cho hầu như tất cả các công trình xe sedan về sau.
Mẫu Traction Avant ban đầu là một saloon nhỏ với 2.910 mm (115 in) chiều dài và 1.303 cc (79.5 cu in) động cơ, mô hình này được gọi là 7A. Chỉ sau 2 tháng, với khoảng 7.000 xe được sản xuất, 7A được nối tiếp trong tháng sáu năm 1934 bởi dòng xe 7B với động cơ 1.529 cc với hai cần gạt nước (screen wipers) thay vì một gạt nước duy nhất của dòng xe 7A . Dòng xe 7Bs được thay thế bởi dòng xe 7C mạnh hơn với động cơ 1628cc
Mẫu xe về sau dòng 11 (tung ra tháng 11, 1934) với 1,911 cc (116.6 cu in) bốn xy lanh và dòng 15 (tung ra khoang tháng 6, 1938), với 2,867 cc với 6 xy lanh. Dòng 11 có hai kiểu 11BL (“légère”, or “light”), có cùng kích thước với dòng 7 CV, và 11B (“Normale”, or “normal”) với bánh xe (wheel) to hơn và bề ngang bánh xe rộng hơn.
Nhin qua, không thấy sự khác biệt to lớn giữa 7CV và loại sinh sau 11CV và 15CV, tuy vậy những dòng xe này được thiết kế hài hòa, thú vị, được ham chuộng thời ấy, mặc dù không phải là loại xe có chiến lược viễn kiến Traction Avant trở thành một trong những dòng xe đặc biệt nhất, mở màn cho những loại xe sinh nửa thế kỷ sau-dòng xe “cách mạng” Citroën DS.

Các dòng xe Citroen và thời gian sản xuất

Citroen 7CV –1934-41
Citroen 11CV -1934-57
Citroen 15CV-1938-56
Citroen DS 19-1955
Citroen DS 21-1970
Citroen DS 23-1973

hinh 95

Hinh 95: Citroen cổ xưa AC4 model 1927-đậu trước hảng xăng dầu Shell , góc đường Norodom-Luro (Thống Nhất Cường Để thời VNCH sau nầy Lê duẩn-Tôn đức thắng), công ty được thành lập đầu thập niên 1930s với tên Companie Franco Asiatique des Petroles

hinh 96

Hinh 96 : Xe xưa Citroen, Peugeot và Renault, góc đường Catinat (Đồng Khởi ) và Bonard ( Lê Lợi) phía trước nhà hát Thành Phố-bên hông là công viên Garnier trước 1954. (Manhhai photo albums)

hinh 97

Hinh 97: Traction 11B Cabriolet RHD 1937 và Traction 11B Sedan 1937

hinh 98

Hinh 98: Traction Avant 11B –cabriolet 1937 tân trang đậu trên đường phố Saigon

hinh 99

Hinh 99: Traction Onze BL 11 (Legere=nhẹ) bên phải và Traction 11 màu trắng bên trái với thùng xe phía sau to gấp đôi được giới thiệu với kiểu xe 1952 (Ra mắt vào tháng năm 1934), 1.911 cc , động cơ bốn xy-lanh.

hinh 100

Hinh 100: Citroen traction-avant 11 model 1953.

hinh 101

Hinh 101: Xe Citroen và Vedette đậu ở góc đường Lê Lợi và Pellerin (Pasteur) ngày xưa có khu giải trí và rạp hát Casino Saigon

hinh 102

Hinh 102: Traction 15 ra mắt tháng 6 năm 1938 với 2,867 cc, sáu xy lanh

hinh 103

Hinh 103: Chiếc xe Traction 11 đậu trước nhà hàng Sing Sing, phía sau xe Traction là ngã tư Phan Đình Phùng & Đoàn Thị Điễm.

hinh 104

Hinh 104: Traction 11 xưa trên đường phố Saigon 1969

hinh 105

Hinh 105: Traction 11 kiểu sau 1935, chỉ có một ống bơm xăng và có thể mở cóp sau để chứa đồ. Traction sản xuất trước 1935 có 2 ống bơm xăng 2 bên.

hinh 106

Hinh 106: Traction Onze BL (legere) mẫu 1937

hinh 107

Hinh 107: Citroen đậu tại bến xe lô-ca-xông đường Phạm Ngũ Lăo gần Chợ Bến Thành năm 1969.Người Saigon một thời dùng xe này như xe khách, gọi là xe lô-ca- xông (location).

hinh 108

Hinh 108: Xe traction đậu trên đường Bonard (Lê Lợi)  năm 1953- Chiếc đầu là custom-made (làm theo kiểu đặt hàng) traction avant  Onze 11, sau đó là chiếc traction 11, kế tiếp là Renault Monaquatre.

Citroen DS
Citroen tung vô thị trường loại xe DS thay thế Traction Avant 11.Mẫu đầu tiên DS 19 được tung ra năm 1955, trong khi dòng ID rẻ hơn, máy yếu hơn được tung ra năm 1957. Dòng xe DS và ID luôn luôn được cái thiện trong suốt quá trình sản xuất 20 năm. Đầu tiên DS 19 với 1911 phấn khối- mang qua từ Traction Avant, sau đó được thay thế bởi DS 19a với 1985 cc (phấn khởi) năm 1965 (còn gọi là DS 20 từ năm 1969). Cùng năm DS 21 được tung ra với 2175 cc, máy mạnh hơn nhờ bộ phận phun nhiên liệu cửa hãng Bosch được gắn vào xe đầu tiên năm 1970. DS 21 trở thành một trong những loại xe đầu tiên bán trên thị trường khối (mass market) với bộ phun nhiên liệu điện tử năm 1970.
Sau cùng dòng DS 23 được giới thiệu vào năm 1973 với lòng máy 2347 cc, với 2 lựa chọn với bộ máy hòa khí (carburator) hay bộ máy phun nhiên liệu điện tử. Dòng DS 23 với bộ máy phun khi là dòng xe mạnh nhất sản xuất 141 hp (105 kW). Cũng nên biết 1Hp=.7457Kw

hinh 109

Hinh 109: Hinh quảng cáo DS 19, năm 1957, trước cổng Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt
http://www.dsinasia.com/Vietnam/history.html

hinh 110

Hinh 110: Citroen DS 19 trên Bến Bạch Đằng (Tôn đức thắng) góc đường Hàm Nghi, tòa nhà là trụ sở Tổng Cục Quan thuế trước 1975- Trong ảnh có thể nhìn thấy cả xe taxi Dauphine và Peugoet 203. Ảnh chụp khoảng cuối thập niên 1960s.

Khi Citroen tung DS 19 năm 1955 vào thị trường báo chí thời bấy giờ ca ngợi chiếc xe này như được thiết kế từ một hành tinh nào đó trong vũ trụ.
Hệ thống nhúng treo thuỷ khí (Hydro-pneumatic suspension), Hệ thống phù trợ cho tay lái (assistance systems for the steering), thằng –phanh (brakes) và cần đổi số (gearshift lever), and inboard đĩa thắng trước (inboard front disc brakes) là những tiến bộ tiền phong của loài thiết kế đặc biệt-khác thường này.

hinh 111

Hinh 111: Citroen DS 19 series đậu trước hội trường Diên Hồng- trụ sở Thương Nghị Viện thời Việt Nam Cộng Hoà (bến Chương Dương)-bây giờ là Sở Giao dịch Chứng khoán ( 45-47 Bến Chương Dương, Quận 1)- trong thời gian hội nghị Colombo.

hinh 112

Hinh 112: DS 19 đậu trước khách sạn Continental

hinh 113

Hinh 113 : DS 19 trên quốc lộ 1 Saigon–Trung Lương 1968 (Lance Nix)

hinh 114

Hinh 114: DS 21 and DS 19 tại Càphê 30/4 trong khuôn viên Định Độc Lập (Hội trường Thông Nhất bây giờ) đường Huyền Trân Công Chúa.

hinh 115

Hinh 115: DS 23 là loại xe DS hiếm thời bấy giờ, chiếc nầy được đồn đại là của Tổng Thống Thiệu, Đệ Nhị Cộng Hoà, sau lọt vào tay tướng Trán văn trà.

Những tính năng như hệ thống nhúng treo tự cân bằng, đèn pha hướng, phanh trợ lực( power brakes) và trợ lực tay lái- power steering (tất cả được điều khiển bởi hệ thống thủy lực treo ( hydraulic suspension) xác nhận vị trí Citroen một lần nữa ở đỉnh cao của sự sáng tạo xe hơi thời bấy giờ.

DS 21 (1968-1975)
DS 21 đến thị trường 16 năm sau DS19, về cơ bản là một cải thiện quan trọng của dòng xe DS. Sự khác biệt kỹ thuật chủ yếu là động cơ công suất lớn hơn DS 19 và là một trong những Citroëns đầu tiên với hệ thống phun nhiên liệu.
DS 23
Với động cơ 2347cc đến trong cả hai hệ thống phun nhiên liệu fuel injection và các hình thức dùng bộ chế hòa khí carburetor. Các mẫu xe dùng hệ thống phun nhiên liệu điện tử đã sản xuất DS mạnh nhất mọi thời đại, với 143 HP. Các dòng DS biến thể (variant) mới nhất này đi kèm với sự lựa chọn loại hộp số: một bốn số tự động gọi là “HYDRAULIQUE” (four-speed automatic called “Hydraulique”), một ba số tự động từ Borg-Warner và hai không tự động (manuals) với hộp số gồm 4 hoặc 5 tốc độ (4 or 5 speeds)
(http://www.autoevolution.com/cars/citroen-ds23-1973.html#aeng_citroen-ds23-1973-23-117-hp)
Chú ý Citroen tung lên thị trường dòng xe DS bên cạnh dờng ID được tung ra thị trường nội địa Pháp với giá rẻ hơn. Tuy bề ngoài khó phân biệt, ID có lòng máy nhỏ hơn nên công xuất yếu hơn cộng với bộ thằng đĩa không tân tiến.

Citroen 2 CV (citroen deux cheveaux)-xe con coc

Citroen 2CV (tiếng Pháp: “deux chevaux” tức là “deux chevaux-VAPEUR” (dịch nghĩa “hai con ngựa hơi”, hay tax hores power “hai thuế mã lực”) là một FWD (Front Wheel Drive) ổ đĩa bánh trước , máy mát bằng không khí, xe được giới thiệu tại hội chợ 1948 Paris Mondial de l’Automobile , Citroën sản xuất năm mẫu xe trong khoảng thời gian 1948-1990.
Được thai nghén bởi Phó Chủ tịch Pierre Boulanger nhằm cơ giới hóa số lượng lớn nông dân vẫn còn sử dụng ngựa và xe ngựa kéo trong năm 1930 Pháp, 2CV được ghi nhận từ sự kết hợp tối đơn giản về kỹ thuật sáng tạo và tiện dụng, đơn giản thân xe bằng kim loại – khởi thủy uốn như tôn vượn sóng làm tăng thêm sức mạnh cho thân xe mà không cần thêm trọng lượng. 2CV đặc trưng với giá bình dân, chi phí thấp, bảo trì và vận hành, một động cơ làm mát bằng gió ,tiêu thụ nhiên liệu thấp, và một hệ thống nhúng treo, nhẹ nhàng off-road, sàn xe cách cao mặt đất , và điều chỉnh chiều cao hệ thống nhúng bằng cách kéo dài / rút ngắn của thanh kéo (tie rods) . Thường được hóm hỉnh, thân mật gọi “một chiếc ô-dù trên bánh xe”. 2CV có điểm nổi bật là mui trần có thể mở cuốn lại (canvas, rolled back sun roof) kéo dài tới gần cản sau của xe, cho phép xe tải vật dụng quá khổ.
Sản xuất tại Pháp giữa năm 1948 và 1989 (và cuối cùng hai năm ở Bồ Đào Nha 1989-1990), hơn 3,8 triệu 2CVs đã được sản xuất, cùng với hơn 1,2 triệu xe tải thùng nhỏ giao hàng 2CV được biết đến như Fourgonnette. Citroen cuối cùng đưa ra một số dòng xe biến thể giống nhau về cơ học bao gồm cả dòng Ami (hơn 1,8 triệu chiếc); các Dyane (hơn 1,4 triệu chiếc); các Acadiane (trên 250.000 chiếc); và Mehari (hơn 140.000 chiếc ). Tổng cộng, Citroën sản xuất hơn 8,8 triệu “A Series” xe, gồm các biến thể 2CV được biết đến.
Một đánh giá kỹ thuật 1953 của tổ chức Autocar (Anh) mô tả “sự khéo léo phi thường của thiết kế này, mà chắc chắn là độc đáo nhất kể từ Model T Ford của Henry Ford ở Mỹ”. Năm 2011, The Globe and Mail (Canada) gọi đó là một “chiếc xe độc nhât không có đối thủ”.

hinh 116

Hinh 116: Citroen 2CV Mẫu 1959 và mẫu 1962.

hinh 117

Hinh 117: Citroen mẫu 1970 và Citroen mẫu 1955.

hinh 118

Hinh 118: Citroen 2CV mẫu 1955 chạy trên Bến Chương Dương–đầu đường Tự Do

hinh 119

Hinh 119:Citroen 2 CV fourgonnette AU 1951-1962

hinh 120

Hinh 120: Citroen 2 CV sedan và Citroen 2CV fourgonnette AU 1951-1962 chạy phía trước góc Tự Do và công trường Lam Sơn.

hinh 121

Hinh 121: 1966 Citroen Ami 6 Berline Sedan

hinh 122

Hinh 122: Ami 8 1971

Citroen Ami được tung ra thị trường ngày 25 tháng 4 năm 1961, bốn tháng trước Renault 4 R 4 (xem hinh 50). Cả Renault 4 và Citroen Ami đáp ứng nhu cầu thị trường cần một chiếc xe hơi cỡ lớn hơn và it mộc mạc hơn 2CV. Ami là một 2CV với thân xe được làm lại , máy lớn hơn so với 1950 2CV), để bù đắp cho trọng lượng tăng thêm. Lúc tung ra trên thị trường, xe được trang bị máy làm mát bằng không khí với 602 cc hai xy-lanh động cơ phẳng.
Bộ khung chính và hệ thống nhúng treo tương tự như 2CV. Ghế của Ami dễ dàng tháo rời. Citroen Ami loại xe siêu nhỏ (supermini) được sản xuất từ năm 1961 đến năm 1978, là một trong số năm mẫu xe bán chạy nhất tại Pháp. Sản xuất đạt 1.840.396 đơn vị. Amis được thay thế bằng Visa Citroen từ năm 1978.
Cũng nên biết, ở Pháp biệt danh 3CV còn được dùng cho dòng xe Ami 6, nhưng không bao giờ được áp dụng cho dòng Ami 8.

hinh 123

Hinh 123: Citroen Ami 6 trên đường Lê Lợi –công trường Lam Sơn 1971

Xe La Dalat-Xe hơi sản xuất đầu tiên ở VietNam.

hinh 124

Hinh 124: Xe La Dalat-xe hơi sản xuất từ Việt Nam lần đầu tiên với sự yểm trợ công nghệ từ Citroen. Ảnh chụp “Saigon June 1974 – Hàm Nghi boulevard” by Jack Garofalo-Paris Match via Getty Images, và giao lộ Tôn Thất Đạm) (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=872558386132787&set=g.865130223501356&type=1&theater)

hinh 125

Hinh 125: Các kiểu xe La DaLat
http://saigoneer.com/saigon-technology/3129-made-in-vietnam-la-dalat

Sau thế chiến thế nhất, công ty Ford tung ra loại xe hơi thực dụng – rẻ tiền, để đáp ứng nhu cầu di chuyển của dân Mỹ- Ford Model T2. Sự thành công của Ford Model T2 do tài sáng tạo thiên tài của Henry Ford qua công nghệ sản xuất dây chuyền. Ford Model T được bầu là xe có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 trong cuộc thi Car of the Century-Xe hơi của thế kỷ năm 1999, trước các dòng xe BMC Mini, Citroën DS, và Volkswagen Type 1
(https://en.wikipedia.org/wiki/Ford_Model_T)
Cũng thế, để đáp ứng nhu cầu về phương tiện di chuyễn của dân Pháp sau thế chiến 2 , Citroen đã tung ra thị trường chiếc xe 2CV, sau khi gặt hái thành công trong việc sản xuất một chiếc xe rẻ tiền, bền bỉ, bảo trì và sửa chửa dễ dàng, thực dụng cho dân chúng thời hậu chiến. Citroen tiếp tục tung ra Citroën Dyane 6 và Méhari sản xuất cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60. Xe Citroën La Dalat sản xuất ở Việt Nam là loại xe căn bản dựa trên kiểu Citroën Baby Brousse sản xuất ở Côte d’ivoire, dựa theo kiểu xe Méhari.
Như đã biết Citroen đã xuất hiện ở Đông Dương (Indochine) từ đầu thập niên 1930s qua các đại lý, nổi tiếng nhất là Công Ty Bainier ở góc đường Bonard và Charner. Từ năm 1937, quyền đại lý cho Citroen chuyển qua cho Công Ty Saigon-Citroen của ông Henri Hospital ở 37 Lê Thánh Tôn.

hinh 126

Hinh 126: Cơ xưởng sản xuất La Dalat ở Bến Vân Đồn 1971.

Từ năm 1971 Xe La Dalat được lắp ráp sản xuất tại Bên Vân Đồn (đường Tôn Thất Thuyết) nơi tọa lạc của hãng thuốc lá Bastos ngày xưa.
Xe hơi Citroen Công Ty đổi về địa chỉ Establishments Le Comte ở đường Thống Nhất (bây giờ Diamond Plaza) rồi biến thành Saigon Xe hơi Công Ty là nơi trưng bày, bán sản phẫm Citroen và xe La Dalat.
Đầu tiên Citroen nhập cảng vào Việt Nam những bộ phận chính như máy, tay lái, bộ nhúng, bộ thắng… Phần còn lại như đèn, kèn báo hiệu, ghế, giàn đồng, mui xe được chế tạo tại Việt Nam. Lúc tung ra thị trường vào năm 1970, tỷ lệ cơ phận nhập cảng so với cơ phận nội địa là 75/25 cho đến năm cuối cùng khi hảng Citroen đóng cửa vào năm 1975 là 60/40. Có tất cả là 4 kiểu La Dalat: loại 4 chổ ngồi hoặc 2 chổ ngồi với thùng chở hàng (hinh 122).

hinh 127

Hinh 127 : Citroen Mehari

Delahaye cars

hinh 128

Hinh 128: Quảng cáo xe Delahaye của công ty Bainier, Saigon

hinh 129

Hinh 129: Delahaye 235 mẫu 1951-54

Hãng xe hơi Delahaye do Emile Delahaye thành lập từ năm 1894 tại Tours, Pháp. Năm 1896, xe Delahaye tham gia cuộc đua Paris–Marseille–Paris và đứng hạng 8 với tốc độ trung bình 20 km/giờ. Một thành tích đáng nể vào thời đó.
Hiệu xe Delahaye chấm dứt hoạt động năm 1954 nhưng đã để lại một tiếng vang khá lớn trong giới yêu xe cổ. Nổi bật nhất là ca sĩ Elton John với chiếc Delahaye 178 Drophead Coupé được sản xuất năm 1949.
Không thấy dấu vết của loại xe này tồn tại ở Vietnam.

hinh 130

Hinh 130: Xe Delahaye của ca sĩ nổi tiếng người Anh, Sir Elton John.

Phụ Lục:

Bằng cấp lái xe của người viết 1968.

Bang Cap lai xe hoi 1968

Citroen 11

Citroen, xe hơi đầu tiên thiết kế với ổ bánh lái phiá trước (Front Wheel Drive FWD), năm 1934 là chiếc xe Citroen Traction Avant (FWD) nguyên mẫu (prototype) với máy 1300 cc trên thân khung liền vỏ (unibody). Mặc dầu thành công với Citroen 7, Andre Citroen yêu cầu kỹ sư của ông cưa chiếc 7 ra làm đôi và làm bề ngang rộng thêm khoảng 12 cm . Dòng xe thứ nhất ra đời vẫn với 1300cc cho công xuất 23,5kW (32 Hp), so với trọng lượng xe 1000kg, máy hơi yếu. Dòng xe thứ hai ra đời máy mạnh hơn với công xuất 26.5 kw (36hp) 1628 cc và cuối cùng với 1911 cc cho ra công xuất 34 Kw (46 hp) cho đến hết đời của traction 11 năm 1957.

Đặc điểm công nghệ, máy, bộ hợp ly (clutch) và bộ hộp số có thể tách rời ra bộ phận riêng làm cho việc bảo trì, sửa chữa dễ dàng, ổ bánh trước (FWD) với nhúng treo độc lập, chiếc xe có chiều dài nên trọng lực thấp, sàn thấp làm cho xe dễ lái và bắt đường (road holding).

Vì khả năng dễ lái và chạy nhanh Traction 11 rất được yêu thich và phổ biến trong giới xã hội đen(gangster), nên còn được mệnh danh là xe của dân xã hội đen.
Citroen hầu hết sản xuất loại sedan 4 cửa, nhưng cũng có một số ít mẫu Coupe và roadster.

hinh 131

Hinh 131: Trái, Traction 7; Giữa, Traction 11 ; Phải, Traction 15

Renault 2CV

Trích từ http://hoangkimviet.blogspot.com.au/2013/05/xe-con-coc-citroen-2-cv.html
Cuộc phiêu lưu Paris-Tokyo bằng 2 CV

hinh 132

Thập niên 50 có hai người pháp gốc Lyon tổ chức một chuyến đi từ thủ đô Pháp Quốc, Paris đến Tokyo, nước Nhật Bản băng qua 2 lục địa, châu Âu và châu Á. Chuyến đi khởi hành ngày 2 tháng tám 1956 và đến Tokyo ngày 19 tháng tư 1957 với đường về không ngưng nghỉ trong một tháng trên một chiếc xe Citroën 2 CV kiểu A sản xuất năm 1939.

hinh 133.jpg

Với 9 tháng thám hiểm trên các nẻo đường. Jacques Cornet và Georges Kim đã chứng kiến từng khuôn mặt thay đổi trên những chặng đường đi qua. Vừa có tính cách mạo hiểm đầy thể lực mà cũng là kinh nghiệm cho con người. Họ đã quan sát và nhìn tận mắt những phong tục tập quán, những chế độ chính trị, những phong cảnh của Á châu đầy cảm xúc. Mổi một quốc gia mà họ đi qua, để lại hàng lớp những bất ngờ, điều tốt và xấu, những tai nạn năng nề hoặc dí dỏm nhẹ nhàng.

hinh 134.jpg

Họ đã chống chỏi với thiên nhiên, vượt qua những chặng đường chưa có xe cộ lưu thông hoặc những chặng đường biến mất trong những cơn lũ dưới những cơn mưa tầm tã của vùng nhiệt đới.

hinh 135.jpg

Họ cũng hưởng được những sự tiếp đón nồng hậu của các sắc dân á châu, chia xẽ cuộc sống với những dân du mục trên sa mạc và củng hưởng những xa hoa tráng lệ của những nhà triệu phú.

hinh 136.jpg

Trên đường về, thật là một cuộc chạy đua với thời gian đã đưa họ về đến Paris dưới 1 tháng, sự hư hỏng máy móc nhiều khi làm họ khốn đốn trên sa mạc. Khi họ khởi động lại được cổ máy để tiếp tục con đường, nhờ vào trí thông minh tháo vát và năng động, họ vẫn thành công bắt chiếc xe phải hoạt động và đưa họ trở về nhà.

hinh 137.jpg

Đại lý hảng xe hơi ỏ Hà Nội.

Nguồn :https://36hn.wordpress.com/2015/07/24/xe-hoi-va-cac-hang-xe-o-ha-noi-xua/

ha noi auto hall

ha noi sim ca

(http://tranthanhnhan1263.blogspot.com.au/)

ha noi hang peugeot

Tham Khảo:

http://saigon-vietnam.fr/
http://stubs-auto.fr/
http://www.hemmings.com/

Volvo PV544 1962

http://www.avant-train-latil.com/hanoi.php
http://www.antiqbrocdelatour.com/
http://www.dsinasia.com/Vietnam/history.html
http://www.flickriver.com/photos/photiste/8169524851/
http://motoburg.com/549-citroen-type-a-tourer.html
1949 Delahaye Type 178 Drophead Coupe - Elton John car - rvr
http://belleindochine.free.fr/Automobile.htm
http://www.renaultoloog.nl/autos-francais.htm
https://en.wikipedia.org/wiki/
http://www.entreprises-coloniales.fr
http://www.erclassics.fr/voitures-francaises-de-collection.php
https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums (manhhai albums)
British family cars of the fifties . Michael Allen
Martin Buckley and Chris Rees .The Complete Illustrated Encyclopedia of Classic Cars
David Lillywhite et al. The Encyclopedia of Classic Cars

http://hoangkimviet.blogspot.com.au/2013/05/xe-con-coc-citroen-2-cv.html

Y Nguyen  Mai Tran 4/2016

Xem phần 2-Xe cổ điển không phải từ Pháp ở miền Nam trước 1975

Xem phần 3-Xe chở khách miền Nam trước 1975


Vang tiếng một thời.

Vang tiếng một thời: Tiếng Lóng Tiếng Xưa miền Nam Lục Tỉnh

Y Nguyên Mai Trần

Kỷ niệm du hành xuyên suốt miền Tây thời tuổi trẻ, hình ảnh sông nước bao la , ẩn hiện xóm nhỏ dọc bờ kinh, mái lá, phiá trước nhà có bàn Thiên, một bình cấm nhang, chung nước,  những bờ đê phân biệt những cánh đồng lúa xanh, vàng theo hai mùa mưa nắng. Chằng chịt những con rạch, đi luồn vào những vườn cây ăn trái. Những con kinh xuôi ngược với thuyền rộng đò ngang, tắc ráng, ghe chở hàng hoá từ vùng sâu ra phố chợ, thỉnh thoảng có những chiếc ghe dừng “chân” thả vịt, loáng thoáng có câu hò, câu vọng cổ văng vẳng đó đây. Miền Tây của tấm lòng hào sảng, chân thật có gì ăn đó, có gì nói đó, của những câu nói mộc mạc, tả chân. Miền Nam sau 1954, với cuộc di cư đổi đời lần thứ nhất, văn hóa phía Bắc vĩ tuyến 17, loan tỏa, ảnh hưởng, tác động mạnh vào văn hóa miền Nam, Bắc 45, Bắc 54 rồi Bắc 75, mổi thời gian không gian nào đó, trong đời sống ngôn ngữ thường ngày biến đổi thích ứng với hoàn cảnh chính trị và xã hội lúc bấy gìờ.

Một số “tiếng xưa” “tiếng lóng” trước 75, ngôn từ dân giả thường dùng thời Pháp thuộc có nguồn gốc tiếng Pháp, tiếng Miên, tiếng Hán pha trộn tiếng Việt-Nam Trung Bắc (trước 75) đã một thời thịnh hành, phương tiện chuyên chở cái hay, cái đẹp, mỉa mai châm biếm, dặn dò, răn đe, của những khung trời, hoài niệm thân thương. Xin gởi đến người đọc, bài viết thuộc loại nhớ gì viêt đó với một số ít tham khảo trên mạng, không mang tính cách khảo cứu tiếng Việt nhưng như là một lưu niệm, thỉnh thoảng “giở gương xưa tìm bóng “, một nụ cười nho nhỏ, “tay anh đây xin xem đường quá khứ, khúc nào buồn em bỏ bớt cho vui.

“Bàn toán” cái dụng cụ người Tàu dùng tính tiền khi xưa

“bài kía” giấy chứng nhận sở hửu chủ (thường là gia cầm, heo, bò, trâu…) thời Pháp thuộc.

“ăn kết”  điều tra, mả tà ăn kết vụ ăn cắp gà ở Xóm Gà .

“phú lít” cảnh sát từ chử police mà ra.

“mả tà”  cảnh sát, phát âm trại từ tiếng Pháp matraque (dùi cui, một loại vủ khí cảnh sát đeo lủng lẳng bên hông).

“sơn đầm, sen đầm” cảnh sát đặc biệt (hiến binh) thời Pháp thuộc, phát âm trại  gendarme.

“ông Cò”  tiếng người dân trong Nam gọi ông cảnh sát trưởng thời Pháp thuộc. Có một bài thơ nổi tiếng nói về ông cò của Tú Xương (Trần tế Xương), không biết cái ông cò này có giống như ông Cò quận Chín trong tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca không ? Tưởng cũng nên biết quận 9, không có thật khi Hoa Phượng và Ngọc Điệp viết tuồng cải lương này (1965). Sau đó vài năm mới có quận Chín nằm bên vùng Thủ Thiêm.

Hà Nam danh giá nhất ông cò

Trông thấy ai ai chẳng dám ho.

Hai mái trống toang đành chịu giột

Tám giờ chuông đánh phải nằm co

Người quên mất thẻ âu trời cãi

Chó chạy ra đường có chủ lo

Ngớ ngẩn đi xia may vớ được

Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to

“tem cò”  tem thư, có lẽ là cò bay mang thư khắp nơi chăng? .

“cò mồi”  người dụ dẩn người khác vào chuyện lừa đảo, bịp bượm.

“thầy cò” người sửa bản in ở  toà  báo, người làm đơn thuê hành chánh hay kiện cáo.

“tiền cò” tiền hoa hồng , tiền môi gìới, có lẽ có nguồn gốc tiếng Pháp commission.

“ốm như cò ma”  gầy óm nhom.

“nhảy cò cò”  trò chơi  trẻ em nhảy theo hình vẻ ra trên đất.

“sức mấy”  không thể xảy ra,  còn lâu, sức mấy mà dám làm, sức mấy mà buồn.

“xưa rồi Dìễm” cụm chử này, có lẽ bắt nguồn từ bài hát Diễm Xưa của TCS, có nghĩa biết rồi, không cần nhắc đi nhắc lại nữa.

“thôi đi tám, bỏ đi tám”  đừng dốc láo nữa, láo vừa phải thôi.

“bà tám” nhiều chuyện.

“đi bum” đi party , đi nhảy đầm.

“đi xế hộp” đi xe hơi.

“chim gái” tán gái, cua gái.

“nghể gái, ghế”  ngắm gái trên đường phố.

“bắt bò lạc” cũng đi cua gái, thường ban đêm nhưng có ý tưởng xấu hơn.

“hết sẩy” ngon lành, không chê được.

“chiến”  bảnh bao, ngon lành, ngon cơm.

”bắt địa” tìm cách, dụ dổ làm tiền.

“chôm chỉa”  ăn cắp bất chấp là cái gì.

“Xù” không giữ hẹn, từ bỏ,  bị ghế (con gái) xù rồi  (có nguồn gốc từ tiếng Anh chăng shoo?).

“chầu bà” Sợ vợ.

“khứa”  thằng đó.

“nhật trình” báo hằng ngày.

“tin xe cán chó”  chuyện không quan trọng.

“tiểu thuyết ba xu” truyện dở.

“tịch, hui nhị tì, ngũm cù đèo, đi mua muối”  chết.

“Ok Salem”   Salem (Sao em làm anh mệt) là loại thuốc lá Mỹ rất thông dụng, ý nói đồng ý, được  rồi.

“Anh hùng xa lộ”  có lẻ bắt đầu từ lúc có xa lộ Sàigòn Biên Hòa, lái xe bạt mạng, nghỉa bóng  không nể nang pháp luật.

“xộ khám, vô chí hoà nha con”  ở tù, bị bắt giam.

“cúp cua”  nghĩ học lén, không xin phép ai.

“ đi ăn chè” ngoại tình lén lút xuất xứ từ chuyện nhạc sỉ P.D dẩn tài  tử K.Ng (em dâu) ra nhà Bè ăn chè, bị bắt gặp đang du dương trong túp lều tranh. Rồi sau một thời gian đó  “Nữa hồn thương đau” ra đời.

“cưa đôi” chia hai đồng đều.

“đàn(g)  thổ “ người Miên.

“bộ đồ vía, diện kẻng”  ăn mặc sang trọng, khác ngày thường.

“đầu gà đít vịt”  người Tàu lai.

“bán nới”  bán rẻ một chút.

“chó lửa”  súng lục, một loại súng nhỏ cầm tay, như rouleau (trục lăn chứa 6 viên đạn).

“thịt bệu” thịt hư.

 “bú thép” bú nhờ.

“ dốt dốt” chưa được khô lắm.

“quần xà lỏn”  quần đùi.

“qua”  tiếng xưng hô tôi, tao.

“bậu”  bạn.

“lấy le”  làm dáng, khoe khoan.

“thua me, gở bài cào”  đừng lo thua keo này gầy keo khác.

“xếp re”  im lặng chịu thua

“ám đọc”  bài học thuộc lòng.

“hớt cua”  hớt tóc ngắn cao, âm trại court

“xăng xái” muốn bắt tay vào việc ngay.

“bác vật” khoa học gia

“nhờ piston”  nhờ quyền thế chạy chọt.

“đánh phép” gian lận thi cử.

“đì”  bị trù yếm không cho thăng tiến.

“chạy mánh”  tìm cách giải quyết bằng phương tiện thường là bất hợp pháp.

“cà ròn”  bao đan bằng đệm, giống như bao bố.

“hỏng chừng hỏng đổi bất thường”  thay đổi không đoán được.

“măng đa”  giấy nhà băng (ngân hàng) báo (uỷ quyền) đi lảnh tiền , trại âm pháp ngữ mandat.

“phi dê”  uốn tóc, âm trại tiếng Pháp frisé.

“ông chánh”  ông tỉnh trưởng.

Có câu ca dao ‘Mười giờ ông Chánh về Tây.

Cô Ba ở lại chịu đời đắng cay’.

“quất ngựa truy phong” bỏ chạy vì tình, vì nợ.

“cái quần chin núm”

Ca dao rất xưa nói về một nguời làm ruộng, quần rách có lỗ thì buộc chổ  rách lại thành một núm.  Mẹ chồng thấy con dâu phơi quần có chin núm bèn vá lại và đem phơi trên sào, người dâu về , tìm quần không thấy bèn hát lên

(Từ bi ba lá từ bi

Cái quần chin núm nó đi đằng nào ?)

Người mẹ chồng thấy thế trả lời

(Cái quần mẹ giắt trên sào

Con hãy bước tới lấy vào mà thay

Người dâu thấy quần vá lành lặn, bèn cảm khái

(Người hiền lại gặp người hiền

Cái quần chin núm nó liền như xưa)

“u ấp”  trò chơi trẻ em hai phe cùng số người cách nhau bởi một đường thẳng vẻ trên đất, từng nguời thay phiên nhau chạy sang phần đất nghịch cố gắng chạm vào hoặc  đánh trúng người nào rồi trở vế phía bên đất mình mà không đứt khoảng hơi thở, mà không bị bắt lại, thì nguời đã bị chạm phải/đánh trúng phải rời cuộc chơi. Bên nào không còn người nào nữa là phe thua. Tiếng U là âm phát ra liên tục từ khi chạy sang đất địch cho đến khi hết thở kể cả khi không chạm /đụng được đối thủ và phải chạy về, nếu không bị địch bắt, địch đè xuống (ấp) hơi thở bị ngắt quảng, là  bị thua cuộc phải rời cuộc chơi.

“ thẩy lổ lạc, đánh đáo”  trò chơi ném bạc cắc, xu vào lổ khoét nhỏ trên đất, phần lọt vào lổ thì người thẩy được giữ, phần lọt bên ngòai thì người thẩy phải chọi trúng một đồng xu cắc nào đó đã đựợc chỉ định bởi những người cùng chơi đang đợi tới phiên mình. Số tiền nhiều ít tùy sự đóng góp đồng đều của những người cùng chơi.

“đánh gồng, đánh chỗng” trò chơi nơi vùng quê đất rộng, gồm 1 cây que ngắn (khoảng gan tay) và một cây que dài hơn (khoảng 3 gan tay) dùng để đánh. Trên đất đào 1 lổ dài nhỏ, sâu đủ để một phần que ngắn “ngẩn” đủ một đầu cao hơn mặt đất, lúc chơi lấy cây que dài đập vào đầu nhẩn lên cuả cây que ngắn cho nó nhảy tung lên, nguời chơi phải đánh trúng cây que nhỏ thật mạnh để cây văng càng xa càng tốt và nhất là không ai chụp được (nếu bị chụp, thì phải thua).  Khi rơi xuống đất, người đánh gồng dùng cây que dài để đo khoảng cách chiều dài từ nơi que ngắn  rớt xuống  đến miêng lổ. Người nào sau cùng đánh xa nhất, dài nhất thắng cuộc.

“cái rộng”  cái lu thấp đựng cá hay lươn.

“thằng cốt đột”  thằng khỉ.

“chơi lật hình” người nào lật sách, có nhiều trang có hình là kẻ thắng cuộc.

“công nho” tiền quỹ  của làng xã.

“nhảy bao”  cho hai chân vào bao bố, ai nhảy đến đích trước là kẻ thắng cuộc.

“bông dụ” hột xí ngầu, trò chơi cờ bạc, có 6 mặt từ 1 nút tròn đến 6 nút tròn.

“đề pô” đại lý hoặc kho chứa hang.

“cây thông/song  hồng”  cây bằng sắt hay gổ xỏ vào hai khoen dùng gài cửa.

“xây kim tỉnh” xây mộ chuẩn bị trước cho người còn sống.

“gà mái biết gái” người đàn bà cầm quyền.

“ly nguyên tử” ly nội hóa thủy tinh pha nhựa plastic, khó bể.

“viết nguyên tử” viết/bút viết bằng mực dầu, xài xong mua cây khác, còn được gọi duới cái loại viết thông dụng có nhản hiệu Bic.

“cái trả”   nồi lớn để nấu bánh tét.

“cà ràng ông táo”  lò nấu ăn bằng đất sét, phần đầu có ba chấu để nồi,  phần đuôi dài để than , gổ chụm không bị đổ ra ngoài .

“bù ngót”  loại  cây nhỏ , lá xanh  thường dùng nấu canh với rau dền (với tôm khô) hay với măng chung với  cá, nước canh vị ngọt, rất ngon.

“có đường tương chao”  ý nói có hy vọng, có tương lai khá hơn.

“mò tôm”  thủ tiêu bằng cách bỏ vào bao liệng xuống nước.

“cù bơ cù bất”  đơn côi, bơ vơ, không nơi nương tựa.

“xuống song lang” ca vọng cổ xuống chổ mùi (âm chử có dấu huyền), khán giả vổ tay.

“vầy duyên can lệ “  nên nghĩa vợ chồng.

“lộng giả thành chân”  lấy giả làm thiệt.

“lát xưa”  người chỉ chổ ngồi cho khán giả trong rạp hát, tiếng Pháp placeur, tiếng Anh usher.

“tuối quá bán”  tuổi trên  40 .

“đồng tịch đồng sàng”  chung chiếu chung giường.

“bán tháo”  bán gấp bằng mọi giá rẻ kể cả thua lổ.

“mở hàng”  mua hay bán lần đầu buổi sang.

“dân thương hồ”  nguời mua hay bán trên ghe.

“ăn dộng, dộng”  ăn, tiếng thô lổ.

“xấp xỉ “  vào khỏang.

“tuổi cập kê” tuổi bắt đầu biết chuyện trai gái yêu đương.

“tam sên”  ba người hợp nhau,  nghỉa đen dỉa đồ cúng gồm một miếng thịt luộc,  một con tôm và một trứng luộc.

“tổng khậu”  đầu bếp chuyên nghiệp.

“đúng trân”  đúng một trăm phần trăm.

“liếc dao”  dùng cái  khu chén/tô mài dao sơ qua vài lần trước khi cắt cái gì .

“nhà dây thép “ bưu điện.

“bù trớt” không đâu vào đâu, không liên hệ gì .

“vòng do Tam quốc” ăn nói dài dòng, lăng nhăng.

“liên tu bất tận” không kịp nghỉ, nói không ngừng.

“đắt mèo”  được nhiều đàn bà con gái yêu thích.

“o mèo” cua gái.

 “trà nước”  hối lộ, đưa tiền để “bôi trơn” việc gì.

“hầm bà lằng” Trộn lẩn đủ thứ không cần phân biệt.

“xáp lá cà” gần sát-đánh xáp là cà= cận chiến.

“thỏ đế” nhút nhác sợ hải.

“phần phật”  động tác nhanh, phát ra nhanh như gió

“sít sát”  rất gần nhau

“trần ai khoai củ” phải cực nhọc lắm mới đạt được

“con khỉ”  thứ tiền bạc cắt thời Tây mới đến

“chầm bầm”  vẻ mặt không bằng long, giận dổi

“sở trường tiền” sở công chánh

“cô hãng, bà hãng”  vợ chủ nhà buôn (nhà doanh nghiệp)

“thớ lợ” hay xớ lợ  không quen thuộc nhiều

“áng, ná” tiếng miền Nam xưa gọi cha,mẹ

“nong nả” nóng ruột , không yên muốn làm việc gì

“trân trân”  yên, không lay chuyển

“lân lí” chòm xóm, xưa năm nhà là một lân, năm lân là một lí

“dể duôi” coi không ra gì, khinh khi

“con hát” ca kịch sĩ

“bác vật”  kỷ sư

“nước” mưu kế, tính hết nước rồi.

“dần lân” được mòi cứ quen thói làm tiếp đến chuyện khác.

“hạ bạc” nghề hạ bạc = nghề chài lưới, đánh cá, kẻ hạ bạc = kẻ thấp hèn (cung cách khiêm nhường).

“tam bành, lục tặc” nổi nóng làm chuyện không nên (ba tà thần Bành Sư, Bành Chất , Bành Khiển có sẳn trong người, đợi dịp xúi dục làm chuyện sai trái; lục tặc hay lục nhập là 6 thứ giặc làm hại nguời tu hành: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp ).

“xa lắc xa lơ” xa lắm

“xây cá nại ” tách cà phê sửa nhỏ.

“ba xí ba tú “ nói quàng xiêng không biết rỏ

“cắc ké” không ra gì, không đáng quân tâm

“đi lô ca chưn”  Đi bộ

“dế” chỉ người như con dế, nhỏ con, đẹt

“đi mua muối; chầu Diêm Vương” đã chết rồi.

“hết xẩy” Không chê được

“mút mùa” dài , dài đăng đẳng

Tưởng nhớ Phong-Hưng Lưu Nhơn Nghĩa.

10/2012

Y Nguyên Mai Tran 


Du hành trên tuyến tàu xưa Gò Vấp-Sài Gòn

Du hành trên tuyến tàu xưa Gò Vấp-Sài Gòn

Y Nguyên-Mai Trần

Thàng Cưng, lực lưỡng nhanh nhẹn so với số tuổi của nó, khoảng 9, 10 tuổi gì đó mà được lái xe…bò. Mấy thằng bạn đàng em của nó lúc nào cũng tìm cách leo xe bò đi với nó cho vui. Gia đình thằng Cưng cũng thuộc loại khá thời đó, nhà gạch có chái, gian gìữa nhà cũng có bàn thờ tổ tiên khảm xa cừ đặt  sau một bàn gỗ đen với sáu cái ghế và luôn luôn một bình trà  đựng trong vỏ trái dừa để giữ ấm.

Ba nó không biêt làm nghề chuyên chở bằng xe bò từ lúc nào nhưng người trong xóm gọi ông là chú Tư xe bò – Cụ Phó-một nhân vật được mọi người kính nể trong xóm, cụ vào Nam từ Nam Định, nghe nói cụ đã từng giữ chức ông Phó cho hảng tàu đi đại dương của Pháp Charguers Réunis- không hiểu sao lại gọi ông với một danh từ dí dỏm  ông Tư “pilot” xe bò. Ba thằng Cưng thỉnh thoảng cho nó lái xa bò ở nhửng khúc đường vắng khi xe không chở gì, chú Tư sống bằng nghề chở vật dụng xây nhà vì đồ nặng không tiện dùng xe ba bánh.

Khi rảnh rối thằng Cưng hay rủ bạn đi tắm sông ở cầu Bình Lợi, trong những nhánh sông nhỏ bao quanh là những rặng dừa nước, nhìn ra phía xa thì thấy sông Saigon. Sông khúc gần cầu Bình Lợi nước chảy xiết, nhiều chổ nước xoáy , thỉnh thoàng có nghe người chết mà người ta gọi là bị ma da kéo. Mấy đám nhỏ thường rủ nhau chơi đá banh ở sân vận động Lê văn Duyệt (giờ không còn nửa) thỉnh thoảng lại lén nhà đi tắm sông luôn, phần đông đứa nào cũng biết lội lại dùng bập dừa để nổi nên cũng khá an toàn. Tắm xong chạy về nhà thì quần khô hết nên gia đình không hay biết.

Hình 1  Tuổi thơ  trong xóm

Hình 2 Xe bò trên đường Lê Lợi khoảng đầu thế kỹ 20

Thằng Cưng thỉnh thoảng theo ba nó lái xe bò ra đến Khăn Đen Suối Đờn -một khu xóm đối diện với trường Võ thị Sáu bây gìờ (Lê văn Duyệt cũ), thấy xe “lửa” đậu ở ga Xóm Gà cho người lên xuống là nó ước ao một ngày nào đó nó sẻ lái xe lửa, xe bò chậm quá. Thỉnh thoảng nó đưa má nó ra ga Xóm Gà giúp má nó mang trầu-cây nhà lá vườn-ra chợ Bà Chiểu bán, nhưng thường thì má nó đi xe thổ mộ

Đường làng 15 (đường Lê Quang Định)  lúc bấy gìờ hầu hết chỉ có người đi xe đạp, thỉnh  thoảng có vài chiếc mobylette hay xe nhà binh của Pháp chạy qua,  lẫn tiếng xe thổ mộ lóc cóc trên đường. Khoảng đầu thập niên 50, phương tiên di chuyển chính là thổ mộ. Xe thỗ mô (xe làm bằng gỗ có hai bánh cũng bằng gỗ hai  bên thùng xe, thường sơn màu nâu đậm rất thịnh hành ở vùng Bà Điểm, Hóc  Môn, Chợ Cầu, Gò Vấp, Bà Chiểu, chợ Đất Hộ (Đakao) Tân Định ra tận đến Sài Gòn, xe nào cũng có 4 cái mốc, mỗi bên hai cái bên hông xe để người đi treo dép hoặc gồng gánh. Ai đi xe thổ mộ củng phái ngồi xếp bằng, co ro trong thùng xe, xe chật dĩ nhiên chuyện cọ sát với nhau là thường, anh nào còn trai tráng thường phải ngồi phía sau, hoặc ngồi phía trước đối diện với anh lái xe thổ mộ.

Người đi thường là bạn hàng mang hàng xuống từ Hóc Môn, Bà Điểm, chợ Cầu, trái cây, hoa, rau, trầu cau, thuốc rê Gò Vấp.

Thằng  Cưng ngoài tắm sông lén, thỉnh thoảng xuống Gó Vấp đi  xem “hát bóng”  ở rạp Lạc Xuân, rạp này bên hông chợ Gò Vấp, thường hát phim cũ nên thỉnh thoảng bị đứt  phim, nhưng tiền vé rẻ. Mùa nóng xem phim mà cứ đợi nối phim , thiên hạ thường la ó.  La thì la vậy chớ đi xem vẫn đi vì rẻ cho dân địa phương.

Truóc khi tới quận lỵ Gò Vấp, có ga xóm Thơm (tên địa phương, nhưng cũng gọi là tên ga Gò Vấp). Ga Gò Vấp là một ga nối vì từ ga này đi ra các tỉnh miền Trung, Nha Trang, đi Lái Thiêu, Thủ Dầu Một, dĩ nhiên đi ra Sài Gòn (ngừng tại ga xe lửa Mỹ (Mỹ Tho, cũng gọi là ga Sài Gòn, bây giờ là công viên 23/9 gần chợ Bến Thành)-rồi từ ga Saigon đi Chợ Lớn Bình Tây hay đi Mỹ Tho.
Tuyến đường Gò Vấp Saigon được đưa vào xử dụng ngày 7/9/1897, lúc đầu chạy bằng nưóc sau bằng điện, từ năm 1913.

Cũng từ sau 1913 các tuyến đường khác được xây dựng từ Gò Vấp đi Hóc Môn, Gò Vấp đi Lái Thiêu-Thủ Dầu Một. Từ chợ Bình Tây Chợ Lớn đi Phú Nhuận-Dakao-Tân Định

 

Hình 3  Ga Xóm Thơm (Gò Vấp Xưa, đầu thế kỷ 20)

chợ Gò Vấp xưa

Hình 4 Chợ Gò Vấp đầu thế kỹ 20

Hình 5 Chợ Gò Váp cuối thập niên 1950 ?

Tuyến xe đi từ Gò Vấp ra Sài Gòn qua Ga Đông Nhì, lúc rạp Đông Nhì (cùng chủ với Đại Đồng Nguyễn văn Học và Đai Đồng Cao Thắng, Bàn Cờ, cũng là chủ rạp Đại Đồng Hà Nội di cư vào Nam, có tài liệu cho biết Đại Đồng Hà Nội là rạp chiếu bóng đầu tiên của người Việt Nam cho người Việt Nam )
Rạp Đông Nhì là rạp bình dân, chiếu toàn phim cũ nhưng mới hơn Lạc Xuân, có đặc điểm hát thường trực, lúc nào mua vé vào xem và xem bao lâu cũng được.

Rời Ga Đông Nhì thì đến ga Xóm Gà , ga này có mái che và xây bằng gạch nằm trước tiệm tạp hóa chú Xi . Chú Xi , gia đình ngườì Tàu sang Việt Nam đã lâu nên con cái chú ăn mặc theo kiếu Việt Nam và các con nói tiếng Nam rành rọt, tiệm chú Xi bán tạp hóa nên cái gì cũng có kể cả nước màu (nước đường nấu lên cho có màu nâu đen dùng để kho thịt hay cá,xin đọc bài viết về Xóm Gà trong Blog https://maivantran.wordpress.com)

Sau khi bỏ khách xuống thì xe điện chạy đến ga Bình Hòa, ga này nằm đối diện với cây xăng Bình Hòa hiện tại vẩn còn, mỗi lần xe lửa chạy là có cây chắn ngang hạ xuống chận lưu thông trên đường Nguyễn Văn Học, xe điện tiếp tục chạy qua khu chợ Ngã Tư Bình Hòa, dọc theo đường làng 15-đường Lê quang Định  ra Bà Chiếu.

Trước 1960, nơi đây vẫn còn dấu vết ga Bình hòa trên tuyến đường Gò Vấp-chợ Bến Thành

Chợ Bình Hòa tuy nhỏ nay vẫn còn, nhưng mang lại cho Nguyên  biết bao kỷ niệm. Bà Nguyên có một chỗ bán trầu cau, rất nổi tiếng trong chợ, chỗ bà là chỗ duy nhất, mằc dù thỉnh thoảng vẫn có cạnh tranh, người ta gọi bà là “bà Mười bán trầu cau” bà là người rộng lượng và biết cách chìều đãi khách hàng, người buôn bán với bà rất trung thành với bà, có chuyện, bà nghỉ thì họ vào tận nhà để mua. Bà quê Hóc Môn, sản phẩm  “mười tám thôn vườn trầu”  nên bà có móc nối mua cau, trầu tươi từ Hóc Môn Bà Điểm,  mua thuốc lá từ Gò Vấp và cau khô từ những tiệm đại lý ở Chợ Lớn đem  vể nhà sàng lọc, sắp xếp rồi đem ra chợ.  Nguyên thỉnh thoảng đến thăm bà ngoài chợ, bà hay đưa cho Nguyên  đem đồ ăn về nhà và mua bánh trái gần đó cho Nguyên ăn, nhất là những món ăn đặc biệt chỉ có bán hôm đó. Có lần chiếc xe đạp của Nguyên  đậu gần bà mà cũng bị mất cắp-chiếc xe đạp với “ghi đông” cao đầu tiên của Nguyên!

Lúc chợ tan, những người bạn hàng bán không hết đồ gạ bán cho bà, trái cây đủ loại, cá cua, rau cải, có khi họ đem tới nhà để đổi trầu cau! Nhà Nguyên vì thế cũng ăn thêm món cua luộc hẩu như 2, 3 lần  một tuần.

Bà Nguyên hay nuông chiều cháu trai đầu lòng, nên nếu Nguyên bị ba má rầy la thì bà can ngăn, nhưng Nguyên cũng sợ bà vì bà đánh đau lắm.

Bà Nguyên cả đời hy sinh, trong hoàn cảnh luân lý đạo đức khắc nghiệt ngày xưa, bà ở một mình không tái giá mà chẳng có bồ bịch gì từ năm 21-22 tuổi cho đến lúc mất đi được 88 tuổi . Niềm an ủi của bà là ba Nguyên và cô Côi-cô có tên Côi vì khi ông Nội Nguyên chết thì cô còn nằm trong bụng mẹ, cô  Côi người có đầu óc phóng khoáng, mạo hiểm rồi cũng sang ở luôn bên Pháp năm 1954. Bà mất trong hoàn cảnh cơ cực của gia đình sau cuộc đổi đời 75  không thấy lại Nguyên cũng như cô Nguyên.  Một nén hương lòng và sự khâm phục vô bờ của một người cháu ở phương xa

Từ Ngã tư Bình Hòa, nếu ta đi trên đường Nơ trang Long (Nguyễn văn Học) hướng về Thủ Đức và Bình Dương sẽ phải qua ngã Năm Bình Hòa nơi đây đã xẩy ra cuộc oanh tạc khốc liệt của máy bay trực thăng năm Mậu Thân 68. Ngã năm là giao điểm của hai đường Nơ Trang Long và Phan văn Trị và một đường đi vào xóm Lò Vôi thẳng ra luôn tới rạch nước mà bây gìờ gọi là rạch Bến Bôi.  Từ Ngã Năm đường Nơ Trang Long đi thẳng qua cầu Băng Ky đến cầu Bình Lợi.

Đường Nguyễn Văn Học đoạn gần cầu Bình Lợi trước 75 có hãng Vissan-Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản-” sản xuất sản phẩm gia súc theo đường lối dây chuyền và xưởng kỹ nghệ mền len Sakymen (Sài Gòn Kỹ nghệ Mền Len). Từ Nguyễn văn Học quẹo trái về Phan Văn Trị hướng Gò Vấp có công ty lớn may dệt Vinatexco.

Đường Phan văn Trị có hai ngôi chùa với đồng mả bao quanh, chùa Thập Phước (Tập Phước) và chùa Bảo An. Hai chùa này cổ này giờ vẫn còn tuy nhiên đồng mả bao quanh không còn nữa và đất chùa bị thu hẹp rất nhiều. Ngày xưa, ban đêm ít ai đến vùng này vì nghe tiếng nhiều ma.  Má Nguyên kể lại chuỵện ngay cả ban trưa, chú tiểu thường thấy bóng người  đưa võng cho mình ngủ mà chùa thì vắng lặng chỉ có một mình.

Hình 6 Xe hơi sắp sang Cầu Bình Lợi.

Đường Nơ trang Long (Nguyễn văn Học cũ)  đi về hướng  trường Vẽ, sau này lại đổi nhiều tên khác như Mỹ nghệ thực hành, Cao Đẳng Mỷ Nghệ rồi sau 75 là trường cao đẳng Mỹ Thuật nằm ngay cuối đường Nơ Trang Long-trên đường Phan Đăng Lưu (Bạch Đằng). Đường Nguyễn văn Học đầu này có hàng điệp, phượng vĩ xen lẫn với me. Mùa hè đoạn đường rất đẹp vì Điệp, Phượng nở đỏ.

Trên đường này có sân vận động Nguyễn Văn Học (không còn nữa, tiếc thay!) kế đó khu vực nhà thương Nguyễn Văn Học,  trước 75, khu bịnh viện được xây dựng lại với Viện Ung Thư và bịnh viện Nguyển Văn Học Gia Định. Khoảng năm 64, khu đất kế bên được người Mỹ giúp xây theo mô hình hiện đại làm trung tâm thực tập Y khoa cho Đại học Y khoa Sài Gòn, trang bị máy móc tối tân để dạy và trị bệnh, sau đổi thành bịnh viện Gia Định-sau 75 có tên là bịnh viện Nhân dân Gia Định. Viện Ung Thư là cơ quan y tế  chuyên về ung thư cho cả nước. Viện Ung Thư nay gọi là Viện Ung Bướu đang trong tình trạng quá tải, nên người dân nói vào cửa trước, ra cửa sau thẳng vào nhà Xác. Thật sự phía sau các bệnh viên này là nhà Xác chung.

Gần sân vận động Nguyễn Văn Học, thì có rạp chiếu phim Đại Đồng

Hình 7  Rap Đai Đồng không còn chiếu phim nữa, bây giờ là nhà in

Cạnh  rạp Đại Đồng có cả một khu hồ bơi, rất nổi tiếng thời này, có nhiều hồ bơi kích thước khác nhau cho đủ mọi hạng người và cả các quán ăn nhỏ. Khu này đúng ra là một địa điểm giải trí  khi xưa- hơn cả hồ tắm Chi Lăng, nếu ai còn nhớ.

Hình 8  Khu bơi lội vẫn còn-nhưng đầy nhà cửa

Hình 9 Đại Đồng đường Cao Thắng

Đầu đường Lê Quang Định đối diện với chợ Bà Chiểu, ở góc đường là trường tiểu học Nam Tỉnh lỵ, có lúc  tên là trường Trương Tấn Bửu, những ngày đầu mới khai sinh trường nữ sinh Lê Văn Duyệt tá túc ở trường này và trường Hồ Ngọc Cẩn trước khi chuyển đến vị trí hôm nay-trên đường Đinh tiên Hoàng (trước 1975 là Lê văn Duyệt) với cái tên xa lạ Võ Thị Sáu.

Hình 10 Trường trung học Hồ Ngọc Cẩn, sau 75 trường tiểu học Nguyển Đình Chiểu

Xe lửa chạy dọc Lê Quang Định ra Bà Chiểu rồi ngừng cho khách lên xuống. Tấp nập, kẻ đi Đât Hộ (Dakao), Sài Gòn , người xuống chợ Bà Chiểu, đi thăm Lăng Ông, đi xin xâm vì tin rằng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt  hiển linh.

Hình 11 Ga Bà Chiểu năm 1913

Cuối Lê Quang Định, đối diện chợ Bà Chiểu quẹo trái  đi vào đường Hàng Xanh (sau là Bạch Đằng) để đi Thị Nghè hoặc Cầu Sơn, Bình Qưới. Nếu đi thẳng là đường Bùi Hữu Nghĩa (xưa là đường Nhà Thờ (Rue de L’Eglise))

Hình 12 Xe điện chạy dọc theo đường Bùi Hữu Nghĩa Gia Định

Rời ga Bà Chiểu xe lửa chạy dọc hông chợ theo đường Bùi Hữu Nghĩa (l’Eglise) , qua khu nhà thờ Bà Chiểu qua cầu Sắt tới Đất Hộ (Đa kao) thuộc quận nhất.

Hình 13 Toà Bố-Toà Tham Biện- Gia Định khoảng đầu thế kỷ 20 sau Tòa Hành Chánh Gia Định

Cuối đường Lê Quang Định quẹo phải đi đến Toà Bố (Uỷ ban ND Quận Bình Thạnh bây giờ) , đối diện với tòa bố là cửa sau Lăng Tả Quân Lê văn Duyệt, kế đó là chợ Bà Chiểu.  Đường  Chi Lăng (bây giờ là Phan đăng Lưu) đi ngang trường vẽ  (Mỹ Nghệ Thực Hành) đi về hướng Phú Nhuận ngày xưa gọi là đường hàng Keo vì đường này có trồng hàng cây keo và cũng nổi tiếng vì bót công an Hàng keo và trường trung học tư thục Đạt Đức.

Đường Bạch Đằng có tên là Hàng Xanh đi ra hướng Thị Nghè, Cầu Sơn. Khúc Cầu Sơn, Bình Qưới xưa là đồng ruộng it người ở chỉ có hảng sắt  kỹ nghệ  của ông Võ Hồng Nho (một thời bầu gánh cải lương Trăng Mùa Thu với cô đào chánh Bích Sơn, em cô Bích Thuận) thông ra đến sông Sài Gòn. Bây giờ mùa mưa, vùng Thanh Đa, Cầu Sơn, Bình Quới thường bị ngập là chuyện khó tránh, vì nước không có chỗ thoát.

Trên đường Bạch Đằng có rạp chiếu bóng Cao Đồng Hưng, rạp này sinh sau đẻ muộn so với rạp Huỳnh Long trên đường Châu Văn Tiếp (nay Vủ Tùng) , gần cửa chính của Lăng Ông. Rạp Cao Đổng Hưng trang bị toàn ghế bằng sắt có lỗ nhỏ, phía sau gần cửa vào thì có cả vài hàng ghế cây,  học trò Hồ ngọc Cẩn rất  “thân quen” với rạp này, đối với Nguyên kỷ niệm là rệp cắn, vì lần ấy rạp CĐH được biến đổi để hát cải lương, vì cô Nguyên quen với bầu đoàn Thủ Đô nên được mời ngồi hàng ghế đầu, suốt buổi em gái Nguyên cứ cựa quậy, ngồi không yên, một số người ngối gần có vẻ không vui, Nguyên hỏi em thì em nói tại rệp cắn, vì em mặc “jupe”, em còn nhỏ nên chả biết gì về cải lương nên cứ ngọ ngậy bắt rệp, rồi Nguyên cũng thấy rệp cắn, thế là anh em Nguyên xin phép ra về sớm. Lý do cũng dể hiểu vì không ai ngồi hàng ghế đầu khi xem phim, thế là rệp tha hồ làm ổ, chỗ nào đánh hơi có thịt người là …làm luôn.

Hình 14 Rạp Cao Đồng Hưng bây giờ là tiệm sách.

Lăng Ông


Hình 15 Lăng Ông 1954,  bên phải trước cổng là cây thốt nốt

Cửa chính vào lăng nằm trên đường Châu Văn Tiếp (nay Vũ Tùng) với đặc điểm có trổng hàng cây thốt nốt

Hình 16 Lăng Tả Quân 1970

Hình 17  Mộ Tả quân Lê Văn Duyệt và Phu Nhân Đổ Thị Phần

Figure 18  Lăng Ông Tết Tân Mão 2011

 

Đi xa hơn cổng lăng về hướng chợ Bà Chiểu thì sẽ thấy rạp Huỳnh Long, Đây là một rạp hát bình dân, hay chiếu phim Việt Nam và Ấn Độ. Rạp này lúc chiếu phim Tề Thiên Đại Thánh họ cho đốt nhang ở một góc trước màn chiếu có lẽ vì trong phim có xuất hiện phật bà Quan Âm và Đường Tam Tạng.

Nếu các bạn muốn biết vế Lăng Tả Quân xin vui lòng xem video

http://www.youtube.com/watch?v=fhMzSpmqf98&feature=mfu_in_order&list=UL

Phía Lăng Ông hướng về Đakao, trước khi đến Cầu Bông có một khu vực có cái tên rầt huyền hoặc “Khăn đen Suối đờn”

Đây là khu xóm ngày xưa đối diện với trường Lê văn Duyệt. Khu xóm này kéo dài đến gần Cầu Bông , chiều ngang từ ranh giới đường Lê  Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng) đến đường Bùi Hữu Nghĩa. Cả khu này và khu trường Lê Văn Duyêt nằm trong khu đất ruộng nên có nhiều cầu ván để đi, chính trường Lê Văn Duyệt cũng nằm trên khu đất bồi để giảm  thiểu chuyện ngập nước thường xảy ra trong mùa mưa và do thuỷ triều của rạch Thị Nghè- mà người địa phương vẫn gọi là sông Cầu Bông. Người xưa cho biết nơi đây là nơi buôn bán loại khăn đen làm ở Suối Đờn, tên một khu du lịch nồi tiếng thời trước 1945 ở Thủ Dầu Một (Bình Dương). Loại Khăn Đen Suối Đờn này được dân Nam ưa chuộng, họ đến đại lý ở đây mua hàng, lâu dần truyền khẩu thành khu Khăn Đen Suối Đờn, chớ không có điển tích gì đặc biệt cả.

 

Hình 19 Trường nử trung học Lê Văn Duyệt 2011

Trường Lê Văn Duyệt lúc mới xây xong giống nằm trên một hòn đảo vì  hầu như xung quanh trường là ruộng nước.  Một hai năm đầu trường chưa cất phải tá túc với trường Nam Tỉnh lỵ (rồi Trương Tấn Bửu) và Hồ Ngọc Cẩn.

Tên Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân xưa ai cũng gọi là sông Cầu Bông không biết do đâu mà có, nhưng có thể ngày xa xưa người ta tụ tập ở bến sông buôn bán bông?  Ai là người Sài Gòn  xưa có lẻ còn nhớ bài này, nhại theo bài  Gạo Trắng Trăng Thanh, một thời nổi tiếng với đôi danh ca  cũng là cặp vợ chồng ngoài đời Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết

“Ai đang đi trên cầu Bông,

Té xuống song ướt cái quần ni lông

Vô  đây  em dù trời khuya anh vẫn đưa em về ”

Cho tới bây gìờ không ai biết xuất xứ của nó và vì sao. chỉ có điều nặng mùi Nam rặt, bình dân giáo dục nhưng hậu ý tốt.

Qua khỏi cầu Bông là vào quận Nhất khu Đakao

Đất Hộ-Đa kao

Đa Kao còn gọi là Đất Hộ, thuộc quận nhất Sàigòn, Đakao có rất nhiều trường tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khương Ninh (Đường Huỳnh Khương Ninh) giờ vẩn còn, Huỳnh thị Ngà (đường Trần Nhật Duật), Les Lauriers sau đổi tên Tân Thịnh (đường Đinh Công Tráng), Văn Hiến, Việt Nam Học Đường (đường Đặng Tất) , trên đường Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mai Thị Lựu ngày xưa có trường chuyên dạy Anh Ngữ Trần Gia Độ, có lẽ mở cùng thời với trường dạy Anh Văn Ziên Hồng của hai anh em Lê Bá Kông Lê Bá Khanh ở đường Kỳ Đồng

Xuống dốc  cầu Bông trước khi đến Trần Quang Khải có tiệm thịt quay, heo, gà vịt vẩn còn mở đến ngày nay, nhìn  xuống sông khoảng thập niên 50s có trại cưa Trần Pháp. Quẹo phải vào đường Trần Quang Khải , phía bên trái có đình thờ với hình ông cọp trên tường và cây da bên trong sân, đối diện xéo một chút là bót TQK và đường hẽm đi vô xóm Vạn Chài, phía ngoài đầu hẻm có trường tư thục Văn Hiến (hiệu trường là Phan Ngô). Kế đó là rạp Văn Hoa và tiệm cà phê Văn Hoa rất thanh lịch kế bên. Râp Văn Hoa sang trọng, có máy lạnh và hệ thống âm thanh tối tân, màn ảnh lớn nhưng giá rẻ hơn Eden hay Rex.

Trần Quang Khải quẹo vào Nguyễn huy Tự là chợ Dakao , gần chợ có con đường nhỏ Trương Hán Siêu nơi đây có đền thờ của cụ Phan Chu Trinh, đi thẳng Phan Chu Trinh băng qua Đinh Tiên Hoàng thì gặp bánh cuốn Tây Hồ , thực sự không có gì đặc biệt nhưng gía bình dân, nơi đây có bán dầu cà cuống.

Nối dài Nguyễn Huy Tự là Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mạc Thị Lựu, trên đường này có một chùa cổ, chùa Đakao hay là chùa Ngọc hoàng http://vnexplore.net/destination/253

Hình 20 Chùa Đakao -Ngọc Hoàng Xưa

Hình 21 Chùa Ngọc Hoàng 2011

 

Nguyễn Huy Tự quẹo trái sẽ vào đường Bùi Hữu Nghĩa qua cầu Sắt về Bà Chiểu. Quẹo phải sẽ gặp đường Nguyển văn Giai băng qua Đinh Tiên Hoàng, gần cuối Nguyển văn Giai là trường Huỳnh Khương Ninh cuối Nguyển Văn Giai là Phan Liêm, chạy dọc theo nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi (bây gìờ là công viên Lê Văn Tám)

Đoạn Đinh Tiên Hoàng giới hạn bởi Phan Đình Phùng (Nguyễn Đình Chiểu) và Phan Thanh Giản  (Điện Biên Phủ) có nhà ăn Pháp rất nổi tiếng như Chez Albert, La Cigale và hai quán café nổi tiếng Hân và Duyên Anh

Casino Đakao

Hình 22 Casino Dakao

Hình 23
Casino Sài Gòn  không còn nữa : bây giờ chỉ là tiệm bán buôn

Chè Hiển Khánh

Trưoc 75, nêu ai có đến vùng này nhất là đám sinh viên, học sinh lớn ngày xưa chắc đã đến thăm thường thạch chè Hiển Khánh, tiệm này nằm sát Casino Đakao, chuyên bán thạch sợi nhỏ trắng với đá bào,chè đậu xanh nấu đặc, chè thạch đựng trong chén nhỏ, nên đôi khi phải gọi hai chén mới đã. Rồi thì bánh xu xuê, bánh gai, mùa nóng đi đâu về ghé đây là tuyệt. Chủ người Nam trung niên lịch sự với khách (đã lâu rồi không nhớ tên được.) Sau 75 có tiệm chè thạch Hiển Khánh (ở Sài Gòn và Little Saigon) ra mắt bà con -goị là thạch chè nhưng nơi đây bán đủ bánh chè và cũng không phải là của chủ xưa.

Qua khỏi Casino Đakao về phía đường Hiền Vương (bây giờ  Võ thị Sáu) rồi quẹo phải vào Nguyển phi Khanh, nơi đây có một quán cơm tấm bì chả nổi tiếng sau có tiêm bán bún than Như Ý, đặc biệt có dầu cà cuống.  Chỉ cần nhỏ môt hai giọt tinh dầu cũng đủ hương vị  Mùi cà cuống khá mạnh nên không được thông dụng.  Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm.

Khi còn non cà cuống giống như con gián, mình dài khoảng 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tròn và to, miệng là một ngòi nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

Cà cuống có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 45cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới phình to chứa một thứ nước có mùi hôi. Sát ngay bầu chứa nước nầy là hai ngòi nhọn mà con cà cuống có thể thò ra thụt vào được. Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển.

Tinh dầu cà cuống nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế.

(theo Wikipedia)

Hình 24 Nguồn : Wikipedia

Nếu ai muốn thử đến tiệm bánh cuốn Tây Hồ trên góc đường Đinh Tiên Hoàng-Huỳnh Khương Ninh. Bánh cuốn nơi đây được làm tại chỗ nên đông khách. Quán Tây Hồ có từ lâu, trước ở trong khuôn viên đền thờ cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh, nên người Đa Kao gọi là Bánh cuốn Tây Hồ.

Cũng đặt tên như vậy, tiệm mì nổi tiếng Cây Nhản, lấy tên cây nhản được trồng trong sân rộng dùng làm tiệm mì đối diện với khu trường tiều học Đakao.

Phía đầu đuờng Hiền Vương trước khi đến nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi (nay công viên Lê Văn Tám) Đakao có đền đức thánh Trần.  Những dịp Tết hay giỗ ông người ta đổ xô vào lễ,  gây trở ngại lưu thông trên đường huyết  mạch dẫn vào Ngã Sáu-Công Trường Dân Chủ- Theo các nhà khảo cổ, Công Trường Dân Chủ là vùng Mả Ngụy- Mồ chôn tập thể của những người theo Lê Văn Khôi 1833-1835 (ref  http://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A3_ng%E1%BB%A5y).

Hình 25  Đền đức thánh Trần

  • Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh năm 1231 tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc, ­­­­­­­­huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

Vốn có tài quân sự mà cũng không màng ngôi vua mặc dù được thôi thúc bời  thân sinh Trần Liểu. Ông giúp các vua Trần ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, Đặc biệt  những lần chống Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên – Mông ra khỏi đất nước.

Sau khi kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 3 thành công. Đất nước thanh bình Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đã dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập thành phố, bản doanh làm phòng tuyến chiến lược giữ mặt Đông Bắc của  Đại Việt. Ông là một anh hùng đởm lược, được nhân dân trong vùng tôn vinh, qúy mến. Muà thu tháng 8, ngày 20 năm Canh tý, Hưng Long thứ 8, tức ngày 5-9-1300 ông mất. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào bình đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Sau khi ông mất triều đình phong tặng là Thái sư Thượng Phụ quốc công Tiết chế Nhân Võ Hưng Đạo Vương. Nhân dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đã có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ Ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Dân ta kính trọng vinh danh Ông là Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương lập đền thờ Đức Thánh Trần ở nhiều nơi.

Từ đền đức thánh Trần, quẹo trái vào đường Phan Tôn bên hông nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi.

Hình 26  Xe điện trên đường Phan Thanh Giản (giờ là Điện biên Phủ)

Hội Việt Mỹ-bây giờ dùng làm trụ sở Mặt trận Tổ quốc

Hình 27 Địa điểm Hội Việt Mỹ xưa, nay Mặt trận Tổ Quốc TPHCM

Trên đường Mạc Đĩnh Chi còn có Hội Việt Mỹ dạy tiếng Anh từ lớp 1 dén lớp 12 để lấy Certificate of Effiency in English. Trụ sở Hội Việt Mỹ bây giờ là Mặt Trận Tổ Quốc thành phố HCM.

Song song với đường Mạc Đĩnh Chi có đường Phùng Khắc Khoan có tư gia tòa Đại Sứ Mỹ. Đây là con đường đẹp với nhiều dinh thự, hai bên đường có hàng me to.

Khu Dakao, trên đường Nguyển Bỉnh Khiêm có Thảo Cầm Viên và hai trường trung học nối tiếng Võ Trường Toản (nam) và Trưng Vương (nữ).

Figure 28 Trường Trưng Vương

Hình 29 Trường Võ Trường Toản

Trên đường Đinh Công Tráng bây gìờ nổi tiếng môn bánh xèo, trước có trường tư thục Tân Thịnh (trước nữa là Les Lauriers) , tiệm chụp hình nổi tiếng Văn Minh và Duy Hy (không còn nữa)

Xe điện rời ga Đất Hộ (Đakao) chạy dọc theo đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu)   rồi quẹo vào đường Mạc Đĩnh Chi (rue de Bangkok) ra đường Thống Nhất (Norodom thời Pháp, nay Lê Duẩn) rồi dọc theo Cường Để , Bến Bạch Đằng (nay Tôn Đức Thắng) rồi quẹo vào Hàm Nghi (de la Somme về chợ Bến Thành.

Ngày xưa đường Phan Đình Phùng nằm cuối khu vực Nguyễn Bỉnh Khiêm (kho đạn cũ, sau lưng đài phát thanh Quân Đội ) và kéo dài ra đến đường Lý Thái Tổ (nay Nguyễn đình Chiểu)  Sô 3 Phan Đình Phùng là đài phát thanh Sài Gòn

Đường Đinh Tiên Hoàng bắt đầu từ đường Hồng Thập Tự (bây gìờ là Nguyển thi Minh Khai + Sô Viết Nghệ Tỉnh) về phía Đakao có sân vận động Hoa Lư, về phía đường Thống Nhất (Lê Duẩn) có khu đại học trước là thành lính Pháp rôi thành của Lữ Đoàn Phòng Vệ  Phủ Tổng Thống.


Hình 30  Lối vào thành lính Pháp 1873 xây trên thành cổ Gia Định (xây 1790) trên đường Cường Để-Đinh Tiên Hoàng

Đường thẳng vào cửa chính là Cường Để (thời Pháp Boulevard Luro, sau 75 là Tôn Đức Thắng, phía trước là đường Norodom -Thống Nhất- sau Lê Duẩn,  kiến trúc bên trái sau 1963 xây dựng lại thành Đại Học Dược Khoa, bên trái là Văn khoa, phía sau hai kiến trúc này là  Cao Đẳng Nông Lâm Súc có lúc đổi tên là Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp. Nơi đây người ta sẽ tìm thấy sinh họạt chính trị và văn nghệ sôi nổi cúa một thời sinh viên thập niên 60 và đầu thập niên 70, chúng ta sẻ thấy Khánh Ly , Hoàng Oanh, Thanh Lan,  Trịnh Công Sơn và các tay lành đạo tổng hội Sinh Viên Saigon.

Hình 31  Đại Học Dược Khoa, Cao Đẳng Nông Lâm Súc

Xe điện chạy dọc theo Cường Đề qua xưởng Ba Son, xưởng đầu tiên ở Sài Gòn, do Nguyễn Ánh (vua Gia Long)  lập ra đề đóng chiến thuyền. Xưởng Ba Son nằm trên ngã ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài Gòn và rạch Thị Nghè, có diện tích 26 hecta, có đường ven sông 2000m, trong đó có 6 cầu cảng tổng cộng 750m.Ngày xưa nơi đây vùng sình lầy nước đọng nên thường được dùng làm nơi đậu tàu và sửa chữa tàu. Sau khi chiếm được Sài Gòn – Gia Định, năm 1861 Pháp cho làm ụ tàu trên thủy xưởng đã có, tức là mảnh đất Ba Son bây giờ.
Ngày 28/4/1863, Pháp chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài Gòn trực thuộc Bộ Hải quân Pháp. Năm 1884, Pháp cho đào và xây ụ lớn bằng đá, chi phí gần 8 vạn quan. Nhiều công nhân người Việt, trong đó có thợ máy Tôn Đức Thắng đã làm việc ở đây. (http://thodia.vn/xuong-ba-son-ho-chi-minh.html)

Hình 32  Xưởng Ba son thời Pháp-sau là Hải Quân Công Xưởng thời VNCH

Xe điện sau khi rời đường Cường Để (Luro thời Pháp, nay Tôn Đức Thắng)  đi dọc theo Bến Bạch Đằng, thời Pháp Le Myre de Vilers, nay Tôn Đức Tháng), Công trường Mê Linh, công trường này thời Pháp khoảng 1910 có tượng của Đô đốc Rigault de Genouilly và Doudard de L’Agree)  Thời VNCH có tượng Hai bà Trưng. Đây là địa điểm hẹn hò, hóng gió mát từ sông Sài Gòn của giới trẻ.

Hình 33 Công Trường Mê Linh , thời Pháp Rigault de Genouilly

Hình 34 Công trường Mê Linh khoảng 1910 có tượng của Đô đốc Rigault de Genouilly

Hình 35 tượng Hai bà Trưng thời đệ nhất cộng hòa bị phá sập sau 11/1963

Nếu xuống xe điện trạm Mạc Đĩnh Chi bước ra đường Norodom phía  rạch Thị Nghè -Thảo Cầm Viên thì gặp Bảo Tàng Viện thời Pháp Thuộc nằm trên đường Norodom gần phía đại học Dược khoa trước 75

Hình 36

Hình 37 Bào Tàng Viện thời Pháp thuộc nằm trên đường Norodom (nay  Lê Duẫn)

Con đường lịch sử, tráng lệ và quan trọng nhất miến Nam: Thống Nhất, thời Pháp thuộc gọi là Norodom (nay Lê Duẫn)

Hình 38  Đường Norodom  khoảng 1876

Ở hai đầu đường này là Dinh Toàn Quyền và Sở Thú-Thảo Cầm Viên

Hình 39  Dinh Toàn Quyền 1882-xây từ 1868 đến 1875 theo kiểu Baroque thời Napoleon I I I

Hình 40  Đường Norodom hậu cảnh là Dinh Toàn Quyền và tượng Gambetta -thống đốc Nam Kỳ 1906

Hình 41 Nơi có tượng Gambette bây giờ là Bồn Hoa sau lưng nhà thờ Đức Bà 2011

Hình 42 Dinh Toàn Quyền 1908

Hình 43 Dinh Toàn Quyền 1942

Hình 44 Dinh Toàn Quyền 1945

Hình 45 Dinh Toàn Quyền 1948

Hình 46  Dinh Độc Lập bị dội bom 1962- Bà Nhu (vợ Ngô Đình Nhu) đang quan sát thiệt hại sau cuộc dội bom của Phạm Phú Quốc và Nguyễn văn Cử

Hình 47 Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vả chính phủ VNCH xây cất lại 1971

Hình 48 Tấm biển này gắn trên tường của dinh Tổng Thống (nay HT Thống Nhất)

Công Viên Tao Đàn-Vườn Bồ Rô

Sau lưng dinh Đôc Lập nay là Hội trường Thống Nhất là công viên Tao Đàn, người xưa gọi là vườn ông Thượng (đức Thượng công Lê Văn Duyệt, có người cho là toàn quyền Maurice Long-không đúng) hay là vườn Bồ Rô. Ngày xưa cả dinh và vưỡn nằm trong khuôn viên dinh Toàn Quyền. Năm 1869 người Pháp cho xây con đường Miss Clavell (đường Huyền Trân Công Chúa) tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt còn lại là rue Chasseloup-Laubat (trước 75 là Hồng Thập Tự) về  phía bắc, rue Verdun  (Trần Cao Vân) về phía tây, và rue Taberd ( Nguyển Du) về  phía nam.  Người Pháp gọi khu vườn  là “Jardin de la Ville”  hay Jardin Maurice Long (toàn quyền Pháp)

Trong khuôn viên vườn có khu Câu lạc bộ Thể thao (Cercle Sportif Saigonais) năm 1902 gồm sân đá banh (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá banh đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội banh ngoại quốc đến, người viết đã có dịp xem trận đá đèn giữa đội AJS Saigon và đội banh người Áo  (Austria) , lâu quá không còn nhớ đến kết quả nhưng kỹ niệm này vẩn hằng sâu trong tâm tưởng.

Tiện đây cũng nên biết trường trung học đầu tiên được Pháp xây dựng gọi là Chasseloup-Laubat nằm trên đường Chasseloup Laubat (trước 75 Hồng Thập Tự, sau 75 Nguyễn thị Minh Khai) sau đổi thành Jean Jacques Rousseau rồi Lê Quý Đôn tới ngày nay.

Hình 49 Trường Chasseloup-Laubat thời Pháp

                                                                         Hình 50 Trường Lê Quý Đôn năm 2009

Tưởng cũng nên nhắc lại trên đường Phan Đình Phùng (nay Điện Biên Phủ) có trường nữ trung học đầu tiên ở Saigon-trường Gia Long được xây cất 1913 , xưa gọi là trường Áo tím, vì nữ sinh mặc áo dài màu tím đi học.  Trường thay đổi nhiều tên chính thức nhưng người Nam luôn gọi là trường Gia Long

Hình 51 Trường Gia Long đầu thập niên 1920

Hình 52 Trường Nguyển thi minh Khai 2011

Đi về phía Đông Nam (phía đường Lê Lợi) là 2 hai tòa nhà lịch sử quan trọng.  Pháp Đình Sài Gòn- còn gọi là tòa Thượng thẩm Sài Gòn nằm trên đường Công Lý (nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Hình 53 Pháp Đình Saigòn trên đường Công Lý (nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

Góc đường Công Lý và Gia Long  có dinh Gia Long , nơi đây là chỗ ở dành cho thượng khách viếng thăm VNCH, trước đó là dinh thự của Thủ hiến Cochinchina

Hình 54 dinh Gia Long thời Pháp

Hình 55 Trước 75, dinh Gia Long được dùng làm trụ sở Tối Cao Pháp Viện

Thảo Cầm Viên-Sở Thú

Sở Thú nằm trên đường Nguyên Bỉnh Khiêm, cuối đường Thống Nhất (Lê Duẫn) về phía Đông, đối diện với Dinh Toàn Quyến.

Hình 56 Bên trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên có Viện Bảo Tàng Quốc Gia và đền thờ Hùng Vương

Hình 57 Thảo Cầm Viên cạnh rạch Thị Nghè (Arroyo de l’Avalance)

Hình 58 Chuồng Gấu- Sở Thú thời Pháp thuộc 1912

Hình 59 Voi trong sở thú

Hình 60 Đèn Thờ Vua Hùng Vương trong Thảo Cầm Viên thập niên 60

Hình 61 Bảo tàng Viện trong Thảo Cầm Viên thập niên 60

Trên đường -Thống Nhất- Lê Duẫn về phía dinh Độc Lập (nay Hội trường Thống Nhất) có nhà thờ Đức Bà được bắt đầu xây dựng năm 1877 và được khánh thành 1880, nhưng mãi đến năm 1895 mới xây thêm hai tháp chuông.

Phía trước nhà thờ Đức Bà người Pháp cho xây tượng đồng Giám Mục Pigneau de Béhaine (Adran) và hoàng tử Cảnh .

Hình 62 Nhà thờ đức Bà

Hình 63  Quang cảnh Nhà thờ đức Bà

Nhà Thờ Đức Bà thập niên 1940- Garage Jean Comte nằm trên đường Norodom sau đổi thành Saigon Xe hơi công ty. Ngày nay là tòa nhà  thương mãi Diamond Plaza

Hình 64 Saigòn xe hơi công ty trước 75.

Bên hông nhà thờ là Bưu Điện Sài Gòn thời Pháp.

Hình 65  Phía trước nhà thờ Đức Bà có tượng Bá Đa Lộc  (giám mục D’ Adran) và Hoàng tử Cảnh hướng về đường Tự Do (nay Đồng Khởi) được đặt tại đây 1902, bên tay phải giơ bản hiệp ước Versailles 1787, bảo đảm viện trợ của nước Pháp cho vua Gia Long.

(http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ba-111a-loc/).

Phía sau nhà thờ Đức bà có bùng binh và tượng Gambetta

Hình 66  Bùng binh và tượng Gambetta trên đường Norodom

Tượng Gambetta trên đường Norodom , mặt quay về phía sau lưng của nhà thờ Đức bà , phía sau lưng của Gambetta là đường Duy Tân (nay Phạm Ngọc Thạch). Con đường “trả lại em yêu” Duy Tân cây dài bóng mát của một thời sinh viên thơ mộng, mơ mộng. Nơi đây có hồ Con Rùa, có Viện Đại Học Saìgon, đại học Luật khoa nơi Tô Lai Chánh đã từng làm chủ tịch sinh viên Liên khoa trong biến cố đau buồn của lịch sử Việt Nam 1963

Hình 67 Hồ Con Rùa thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20

Hình 68 Hồ Con Rùa 1968

Hình 69 Hồ con Rùa 2010

Sau khi  ghé thăm con đường lịch sử Norodom-Thống Nhất , chúng ta trở lại trạm xe điện trên đường Mạc Đĩnh Chi để ra chợ Bến Thành.

Xe điện chạy dọc theo Cường  Để, dọc theo bến Bạch Đằng (nay Tôn Đức Thắng) quẹo phải vào đường Hàm Nghi (De La Somme), chạy ngang trước chợ Bến Thành rồi về ga Saìgòn

Hình 70 Ga Sài Gòn 1881

Hình 71 Đường xe lửa trước  chợ Charner tiền thân của chợ Bến Thành (thập niên 1880) nằm trên đường Nguyễn Huệ (Charner)

Hình 72 Bên trong ga Sài Gòn khoảng  thập niên 1910

Hình 73 Đường rầy xe điện trước chợ Bến Thành và sở Hỏa Xa Đông Dương

 

Hình 74 Xe lửa chạy trên đường Hàm Nghi (de La Somme) vào trước chợ Bến Thành rồi quẹo trái vào ga Sài Gòn, bây giờ là khu công viên 23/9

Hình 75 Đường xe điện trước chợ Bến Thành

Hình 76 Dấu tích đường xe điện trên đường Trần Hưng Đạo  thời đệ nhất Cộng Hoà trước 1963  (nhìn về phía chợ Bến Thành )

Hình 77 Từ ga Sài Gòn cũng có tuyến đường chạy đến chợ Phú Nhuận, Chợ Tân Định. Đường rầy xe điện trong ảnh đi cạnh tòa nhà Quốc Hội trước 75, chạy từ đường Nguyển Huệ (Charner) Lê Lợi (Bonnard )

Hình 78 Xe điện quẹo mặt vào đường Nguyển Huệ từ Bến Bạch Đằng (Tôn Đức Thắng)

Từ ga Saigon còn gọi là ga xe lưả Mỹ ) đi Mỷ Tho) có tuyến đường đi Chợ Lớn –Bình Tây, đi Mỹ Tho

Hình 79 Từ ga Chợ Lớn đi về ga Sài Gòn

Hình 80 Đường rầy xe lửa-lớn nhỏ trên đường Hàm Nghi

Hình 81 Một góc cạnh khác của tuyến đường Hàm Nghi, là tramway (xe điện nhỏ) chạy quanh từ chợ Sài Gòn dọc Hàm Nghi xuống bến Bạch Đằng qua công trường Mê Linh sau tòa Nhà Quốc Hội  (nhà Hát Thành Phố bây giờ) dọc theo đường Lê Lợi (Bonnard).

Hình 82 Đường rầy ở công trường Mê linh

Hình 83 Chạy ngang nhà hát thành phố

Hình 84  Xe điện chạy từ  đường Lê Lợi  (Bonard) ra chợ Bến Thành khoảng 1901

Xuống ga Saigon đi về đường Lê Lợi, con đường tình sử, con đường xưa em (anh) đi, con đường của những buớc chân chiều chủ nhật và thành ngữ bát phố. Chiếu cuối tuần nào cũng thế là chiều của riêng mình, của học sinh sinh viên, của em hậu phương anh tiền tuyền , của những tà áo như cánh bướm muôn màu, của những bộ đồng phục chải chuốt, của mọi người không phân biệt giai cấp của quán kem Mai Hưong, Bạch Đằng, Pole Nord , của nước mía Viển Đông hay chỉ một vòng ngắm cảnh.

Trưóc 75, cơ sở nghỉ từ trưa thứ bảy, chiều nào thiên hạ cũng đổ xô ra đường, mỗi người tìm vui trong cái ồn ào náo nhiệt cho riêng mình  Thú vui tùy túi tiền, ngay cả hoà mình vào dòng người bát phố chỉ cần một cây kem hay môt ly nước mia, kẻ vào nhà hàng Thanh Thế , Kim Sơn , Thanh Bạch , kẻ giàu sang có máu mặt vào Continental, Caravelle, kẻ ngắm nhìn mẫu hàng mới trong Passage Eden để ước mơ, để ước gì mua được tặng nàng.

Hình 85 thời Pháp Thuộc, địa điểm nhà hàng Caravelle là khách sạn Terrasse

Hình 86 Nhà Hàng Continental thời Pháp Thuộc 1931

Cũng có những người tìm vui trong sách vở với nhà sách Khai Trí, Vỉnh Bảo  trên đường Lê Lợi , hay nhà sách Xuân Thu đường Tự Do. Nhà sách này chuyên bán những loại sách đặc biệt, sách ngọại quốc , nhà sách có gắn máy lạnh, giá cao, khách lai vãng thường là người ngoại quốc hoặc dân sang, thời Pháp thuộc nơi đây là tiệm thuốc Tây Pharmacie Normale.  Sinh viên học sinh có chút vốn Anh ngữ thì vào thư viện Abraham Lincoln ở góc đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi vừa thoải mái đọc sách vì thư viện có gắn máy lạnh.  Vào thời Pháp chổ này là hãng vừa bán và sửa xe hiệu Citroen Bannier (1930)

Hình 87 Tiệm thuốc Tây Pharmacie Normale (nay nhà sách Xuân Thu đường Tự Do)

Hình 88 Thư viện Abraham Lincoln góc Nguyển Huệ-Lê Lợi, trước đó nhà bán và xửa xe Citroen Bannier

Hình 89 Công Ty Bannier trưng bày xe, gần sát bên là rạp Rex truớc 75, bây giờ là khu khách sạn Rex

Cùng phía băng qua đường thì có thương xá GMC sau là thương xá TAX

Hình 90 Thương Xá TAX thời Pháp trước  1948

Hình 91 Thương xá TAX khoảng 1966 với tiệm kem có máy lạnh Pole Nord

Đầu đường Nguyễn Huệ (Charner) có dinh Xã Tây-sau 1954 gọi là Tòa Đô Chánh

Hình 92 Dinh Xã Tây khoảng đầu thế kỷ 20.

                                                                               Hình 93 Dinh Xã Tây 1908

Hình 94 Toà Đô Chánh 1955

Toà Đô Chánh 1955 và ông Trần Văn Hương là vị Đô Trưởng đầu tiên . Cũng nên nhắc lại cụ Trần văn Hương là chính trị gia sanh ở Vỉnh Long nổi tiếng thanh liêm và trong sạch, Trần Văn Hương (1902-1982) là cựu thủ tướng hai lần (1964–1965 và 1968–1969), sau đó phó Tổng Thống (thời Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu (1971-1975, và rồi  Tổng Thống 7 ngày 21/4/75 đến 28/4/75.  Sau 30/4/75 ông nhất định ở lại Sài Gòn, không chịu xuất ngoại tỵ nạn chính trị và chết ở Sài Gòn năm 1982.

Hình 95 Tòa Đô Chánh (nay Uỷ Ban Nhân Dân TPHCM) 2011

Từ tòa Đô Chánh nhìn ra bồn nước, bên trái có rạp chiếu bóng Eden, bên phải có rạp Rex

Giới sành điệu , ký giả, người lịch lãm thì vào Givral ở góc đường Lê Lơi Tự Do hoặc Brodard trên đường Tự Do (Đồng Khởi) hay La Pagode góc đường Tự Do Lê Thánh Tôn

Hình 96 Brodard thập niên 60

Hình 97  Nay là cà phê Gloria Jeans 2011

Quán Brodard trước ở Góc đường Tự Do (nay Đồng Khởi) và Nguyễn Văn Thinh (nay Mạc Thị Bưởi), sau này dời vào Mạc thị Bưởi không còn giữ được danh tiếng ngày xưa (bánh không ngon như xưa. Địa điểm ở góc đường bây gìờ là Gloria Jeans )

Hình 98 Pharmacie principale Solirene, nay là Givral 2009

Địa điểm Pharmacie principale Solirene  là tiêm thuóc Tây đầu tiên ở Saigon, về sau là nhà hàng Givral, cùng với nhà hàng khách sạn Continental , hai địa điểm nằm ở góc đường Tự Do và Lê Lợi, nổi tiếng trên thế gìới vì đây là nbửng nơi lai vãng của bao nhiêu danh nhân, ký giả, những nguời lịch lãm khắp nơi ghé bến Saigon, thời ấy được mệnh danh là Hòn Ngọc Viển Đông.

Hình 99 Givral khoảng 2000, nay 2011 đả bị phá hủy để làm trung tâm thương mại

Góc Tự Do –Lam Sơn (Place Garnier) có khách sạn nổi tiếng Caravelle khánh thành 12/1959, thời Pháp  gọi là Terrasse hotel,  thập niên 1960 thời VNCH nơi đây là tòa Đại sứ Úc, Tân Tây Lan và trụ sở của NBC, ABC và CBS các hãng truyền hình Mỹ.

Hình 100 Terrasse hotel thời Pháp nay Caravelle

Hình 101  Khách sạn Caravelle khánh thành 12/1959

Hình 102 Nhà hàng La Pagode góc đường Tự Do Lê Thánh Tôn

Trước mặt Givral là tòa nhà hát thành phố thời Pháp xây năm 1900 được VNCH dùng làm Quốc Hội  Hạ Viện nơi đã chứng kiến bao cảnh thăng trấm của một chế độ dân chủ phôi thai

Hình 103 Hạ Viện thời VNCH, thời Pháp Opera de ville

Phía trưóc Hạ Viện (nhà hát thành phố) có một vườn hoa (thời Pháp gọi là Place Francis Garnier- trước 75 công trường Lam Sơn thời VNCH có bức tượng đài tưởng niệm Thủy Quân Lục Chiến, nhưng bị phá hủy sau 30/4/75

Hình 104 đài tưởng niệm Thủy Quân Lục Chiến

Đi  qua khỏi vườn hoa, trở lại đường Nguyển Huệ, ngày xưa đường này là kinh đào có tên là Kinh Lớn chạy từ sông Sài Gòn đến phía trước cùa dinh Xã Tây

Hình 105 Kinh đào nằm trước Chợ Charner, gọi là Kinh Lớn vận chuyển cung cấp thực phẩm hàng hóa cho Saigon được xây năm 1860

Hình 106 Kinh Lớn phía trước chợ Charner, chạy dài đến trước dinh xã Tây góc trên trái

Hình 107 Năm 1887 Kinh Lớn bị lấp đi thành đường Kinh Lấp, sau đó đỗi tên thành đường Charner

Hình 108 Chợ Charner vào thập niên 1890.

Chợ Charner vào thập niên 1890 có đường xe lửa chạy bằng hơi nước đi qua, địa điểm nằm giữa đường Ngô Đức Kế và Hải Triều (ngày xưa người Quảng Đông buôn bán tập trung ở đây đông)

                                                 Hình 109 Quang cảnh chợ Mới-chợ Sài Gòn Bến Thành

Thay thế chợ Charner, người Pháp cho xây dựng chợ Bến Thành từ năm 1912-1914  ở địa điểm ngày nay, xưa là một vùng ao sình lầy được lấp, ảnh trên chụp khoảng thập niên 1920. Phía trước là quảng trường Cuniac (tên người Pháp lo chuyện lấp ao lập chợ) người Saigon thường gọi chợ này là chợ Sài Gòn và bùng binh Saigon mặc dù cũng gọi chợ Bến Thành nhưng không gọi bùng binh Bến Thành bao giờ.

Hình 110 Chợ Bến Thành 1922

Hình 111 Việt Minh đốt cháy Chợ Bến Thành tháng 3 năm 1950

Hình 112 Chợ Saigon-Bến Thành ngày nay.

Chuyến xe điện chuyên chở ký ức cùa một thời tràn đầy kỷ niệm, tôi không biết Saigon của bạn của những người đền Sài Gòn dung thân. Sài Gòn đến với tôi như người mẹ rộng lượng dù có biết bao người con đã làm mẹ phiền lòng. Sài Gòn trong trí  nhớ với những con đường với hai hàng sao, với những bông sao quay tròn như bông vụ những khi trời trở gió, của những mùa hè có tiếng ve kêu trên hàng cây điệp, phượng vĩ nở đỏ.

Sài Gòn mưa nắng hai mùa, mưa như có hẹn đến những buối chiều rồi lại đi, rửa sạch thành phố cho gió mát thổi về đón mừng Saigon nhộn nhịp về đêm. Thỉnh thoảng có chút lạnh, sưong sáng những ngày về cuối năm với những đống ung buông khói nhẹ lên mây theo cánh én. Sài Gòn của tôi có đàn én sếp thành hàng bay lúc màn đêm lón lén về thành phố, những chim sẻ ngụp lặn trong vũng nước mưa. Sài Gòn của những bước chân chiều thứ bảy, chủ nhật bát phố ăn kem Lê Lợi, nước mía Viển Đông của những hàng quán la liệt trên vỉa hè, trên đường Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Tự Do, Lê Thánh Tôn. Sài Gòn của những khu nhộn nhịp sinh hoạt  sinh viên như khu Duy Tân, khu đại học Cường Để, của những đêm đặc biệt như đêm Kiến trúc với những ước mơ không bao gìờ thành tựu.

Sài Gòn với những địa danh mộc mạc nhửng xóm bình dân xen lẫn khu của những tòa nhà tráng lệ của giai cấp giàu sang ít người gốc Việt, người Việt phần đông sống vùng ven như Phú Nhuận, Gia Định, Gò Vấp vào Sài Gòn làm việc.

Xóm tôi mùa hè có đom đóm bay, có những em bé bắt bỏ vào chai cho chiếu sáng, có nhửng xe mì dạo gõ lóc cóc khi chiều đến, có xe đá bào nhận,  có chú ba Tàu “đổ” xí ngầu bò viên, có bánh ướt tôm khô, bò bía,  có những người đầu đội bán rao bánh cam bánh vòng, chị bán chè rao trong đêm “ai ăn chè đậu xanh nước dừa đường cát hôn”  hay “ai ăn tàu hủ hôn”…. Sài Gòn sáng sớm với tiếng hát Hoàng Oanh, ban đêm thi văn Tao Đàn của Thi sĩ Đinh Hùng với giọng ngâm Hồ Điêp, Quách Đàm, Hoàng Oanh.  Đêm Sài Gòn có vũ trường, có đại nhạc hội, có những đoàn cải lương, có những con đường ăn uống .

Rôi chiến tranh mang đến cho bao nhiêu đau thương, xụp đổ của chia ly của những mảnh tình vừa chớm nỡ đả chết đi.

Rồi cuộc đổi đời có trăm người vui có vạn người buồn. Sài Gòn không còn gìới nghiêm, đông đảo nhộn nhịp, không ánh hỏa châu như xưa nhưng sao cảm thấy xa xôi. Sài Gòn của Nguyên vẩn còn chút gì để nhớ nhưng nhiều chuyện để quên, tìm đâu đôi chút an lành trong công viên, trong vận động trường, trong khuôn viên đại học trong nụ cười ánh mắt của một tà áo bay theo gió heo may. Tất cả hối hả đi tìm …sống.

Những chuyến xe điện đã ngừng hoạt động khoảng đầu năm 1957, nhưng hình ảnh của những đường rầy, những con đường xưa vần còn trong tâm khảm.  Dầu gì thì Nguyên vẩn được cơ hội đi về Sài Gòn xưa trong tuyến xe ký ức.  Hồi ký này hy vọng sẽ là bản đồ nhỏ cho Nguyên và bạn, những ai  đi tìm lại Sài Gòn, một thời được mệnh danh là Hòn Ngọc Viển Đông.

Mai Trần Thàng Tám 2011


Xóm Gà-Hoài niệm thương yêu

Xóm Gà – Hoài niệm thương yêu.

Y Nguyên-Mai Trần

Vùng Sài Gòn -Gia Định có nhiều địa danh rất đơn giản, biều lộ tính mộc mạc, tả chân, có gì thì nói đó của dân Nam, rải rác khắp nơi như Xóm Củi, Xóm Chiếu, Xóm Lò Gốm, Xóm Thơm, Xóm Lò Vôi, nhưng hiếm có một xóm có tên của động vật Xóm …Gà.
Tôi cũng không thấy mấy ai viết về những cái xóm này. Tôi không biết ông Cố tôi đến định cư ở đây lúc nào, chỉ biết họ gọi nhà ông tôi là nhà ông Phó, nhà cất theo kiểu Pháp ông mất đi năm 1962 tròn 92 tuổi. Tôi sinh ra và lớn lên ở Xóm Gà cho đến khi rời Việt Nam, nên kỷ niệm của tôi về Sài Gòn và Xóm Gà rất thâm sâu, không bao giờ phai nhạt.

Xóm Gà có một diện tích rất nhỏ (khoảng 3-4 cây số vuông), băt đầu từ ngả tư Xóm Gà (ngả tư Lê Quang Định và Nguyển văn Đậu, tên xưa ngả tư đường làng 15 và 20)  giáp giới với Đông Nhì (Bắc) Cây Thị (Đông) Cây Quéo (Tây) Bình Hòa (Nam)

Xóm Gà, ngày xưa  thuộc Bình Hòa Xả, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, là xả tiếp cận với quận 1 Sài Gòn chỉ cách nhau qua cầu Bông (trên đường Lê Văn Duyệt bây giờ là Đinh Tiên Hoàng) và cầu Sắt trên đường Bùi Hữu Nghĩa (xưa chỉ dành cho tuyến xe lửa ). Ngày nay thuộc quận Bình Thạnh. phường 11. Ngày xưa có ba ga xe lửa nằm trên đường Lê Quang Định (Bình Hòa, Xóm Gà và Đông Nhì) trên tuyến đường  Gò Vấp ra đến Sài Gòn. Tôi nhớ mang mán thấy đường rầy xe lửa và ga nữa. Đối diện vớí ga Xóm Gà là thành cai tổng Huy hay Qui gì đó kiến trúc đồ sộ, kiểu Pháp xưa (có lẽ trước đó là nhà của cai Tổng, sau bị trưng dụng ?) . Hồi còn nhỏ, trước 1954 tôi thấy người ta bị bắt dẫn vào thành này thẩm vấn, có lúc bị bao đầu chỉ chừa mắt để chỉ điểm (thời Tây mà !). Sau thành này là đổi thành trường trung học Tân Phương, cạnh bồn nước (giờ vẫn còn) . Sở dỉ có tên Xóm Gà là vì nơi đây là trường đá gà, chớ không phải nuôi gà nhiều (tôi không thấy ai nuôi gà nhiều ở đây, ông cố kể lại trước đây, đức tả quân Lê văn Duyệt Tổng Trấn Gia Định thành rất thich đá gà, và ở vùng Saigon- Gia định có nhiều trường gà , trường gà lớn ở Quân 1 Sài Gòn, nghe nói gần dinh Độc Lập , bây giờ là Hội trường Thống Nhất ) và nhiều trường gà nhỏ, một ở Xóm Gà ! Đức tả quân thường đến trường gà lớn để chơi đá gà. Mộ đức tả quân và phu nhân hiện nằm trong khu Lăng Ông ở Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông Bà Chiểu)   Đường Nguyễn Văn Đậu (trước đây là Ngô Tùng Châu, trước đó đường làng 20 không đèn, những ngày đầu được điện hóa, bà con đi dạo chơi như đi mở hội dưới ánh đèn vàng, không may tôi lại bị xe đạp tung vào, phải vào nằm nhà thương Chợ Rẩy mất một tuần). Đưòng này ngày xưa có một khu vườn rất lớn, gọi là vườn ông Thinh (của gia đình thủ tướng Nguyễn Văn Thinh thời Nam Kỳ tự trị ?) , đoạn đường gần ngả tư Xóm Gà cũng nên thơ lắm có hai hàng cây sao ở hai bên đường, hoa sao có hai cánh nâu lúc rơi quay như bông vụ đặc biệt  khi có gió thổi nhiều, học trò đi học về, nhặt hoa thẩy tung lên biến thành cả đàn chim cánh nâu tung bay quây tròn đẹp mắt. Tuổi thơ ngây thơ và đẹp quá phải không!. Trên đường Ngô Tùng Châu củng có một đặc điểm thời đó là nhà hàng cây vườn bán thịt dơi, gọi là Quán dơi, theo tôi đuợc biết đây là quán dơi đầu tiên ở Sài Gòn-Gia Định, chuyên bán nhiều món thịt dơi, hình như sau đó một thời gian thì đóng (không nhớ khi nào).
Ngay ngả tư Xóm Gà trước 75 có “bót” cảnh sát Nguyễn Văn Gặp và một tiệm mì-hủ tiếu-xíu mại-dầu chao quẩy-bánh bao, điển hình cho những tiệm ăn Tàu ở các ngả tư, ngả năm đông người qua lại thời đó. Thường má tôi sai tôi mang “gà mên”  đi mua đem về ăn.

Đường Lê Quang Định Xóm Gà đi về hướng về ngả tư Bình hoà, có nhà ông Thầy nước lạnh, ngày xưa , người ta đồn rằng  nước lạnh được ông làm “phép” trị bá bịnh. Dân chúng có một thời đổ xô tới đây tràn cả ra đường, nhiều khi đến hổn loạn, ngày nào cảnh sát cũng phải đến giữ trật tự. Khu đất nhà ông thầy bây giờ là cao ốc cách ngả tư Xóm Gà khoảng hơn 100m,  còn mộ của ông nằm trong Hưng Gia Tự ? phía bên kia đường cách đó khoảng 100m.

Lúc nhỏ tôi chẳng hiểu tại sao và ba tôi không bao giờ tin điều ấy, ông Thầy nước lạnh làm chung sở với ba tôi, là một viên lục sự tại tòa án Sài Gòn nằm trên đường Công Lý (bây giờ là Nam kỳ khởi nghĩa) .

Ngả tư Bình Hòa trước có quán cơm tấm rất nổi tiếng, giá bình dân, ngon nhất là cơm bì xườn, hoặc cơm với lòng heo phá lấu.  Quán của bà chỉ bán từ 5 gìờ sáng đến 11-12 giờ trưa là xong. Mì Minh Sanh nổi tiếng vùng này giống như mì Cây Nhản ở Đakao, nhưng cách nấu khác với mì Cây Nhãn-trong nước lèo không có thịt heo bầm nhỏ, thường tôi và các bạn sau một chầu dạo đêm Honda vòng quanh Sài gòn ghé đây ăn mì và Xâm bảo lượng rồi chia tay về trước giới nghiêm 12 giờ đêm. Một điểm đáng chú ý có lẻ nơi đây là nơi xuất phát món bánh mì thịt có bơ đánh hột gà và paté. Xe bán bánh mì này dĩ nhiên rất thành công, mỗi lần ba tôi “thăm” ông hớt tóc – cũng mua bánh mì về cho các con vì tiệm này sát xe bán mì-. Tất cả, bây giờ chỉ còn là kỷ niệm đẹp của một thời, ngọai trừ cây xăng Bình Hòa vẫn còn đó như còn thương chốn cũ.


Cây xăng ngả tư Bình Hòa 12-1989

 Đường Lê Quang Định Xóm Gà, đi về hướng Gò Vấp, bên phải có chùa Dược Sư,  Tịnh Thất Liên Hoa, hẻm vào chùa  Linh Ứng-bây giờ có thêm Châu An tự,  tịnh xá Ngọc Phương và chùa  Già lam, hai chùa Dược Sư và Già Lam là hai chùa nổi tiếng ở miền Nam, nhất là trong khoảng thời gian 1960-1974. Chùa Già Lam được xem là nơi lai vảng của các Hoà Thượng, Thượng Tọa thuộc khối Ấn Quang. Chùa Dược Sư chỉ dành cho sư nữ. Đối diện với chùa là viện nuôi trẻ mồ côi, bây giờ không còn nữaGià Lam

         Châu An              Dưọc SưTịnh xá Ngọc Phương

Chùa Già Lam cũng là nơi  yên nghỉ của một số nhân vật nổi tiếng miền Nam như  Nhạc Sĩ Y Vân, người đã làm bao nhiêu người nhỏ lệ với bản nhạc bất hủ Lòng Mẹ . Cặp nghệ sĩ tiền phong  khét tiếng Năm Châu và Kim Cúc hoạt động trong nhiều lảnh vực nghệ thuật : Cải lương-kịch-điện ảnh

Y Vân

                                                            Kim Cúc                                                     Năm Châu

Một vị tướng VNCH anh hùng-“chết theo thành”-tuẫn tiết ngày 1 tháng 5, 1975, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam

Được biết Thich Trí Quang trước 75 , linh hồn của khối PG Ấn quang, người đã gián tiếp đưa đến sự sụp đổ VNCH, trên 90 tuổi, đang tu thiền, tu thư kinh Phật ở chùa Già Lam.

Tiếp đó là rap Đông Nhì đối diện với trại cưa (nay không còn nửa), vượt qua cầu Hang đến chợ Gò Vấp,

bên hông phải chợ là đường Gia Long (bây giờ là Nguyễn văn Nghi) có rạp hát Lạc Xuân (không thấy được trong ảnh, nay là  nhà sách Lạc Xuân).  Đường Lê Quang Định khúc Xóm Gà bây giờ nổi tiếng gà quay về chiều tối với những hàng bán trái cây đủ loại. Ngoài những chùa kể trên, trong xóm còn có chùa Vạn Đức  (không còn nửa) , chùa Pháp Vân cách hảng nước đá lâu đời trên đường Nguyễn Văn Đậu, mà người lái Taxi trọng tuổi đều biết.

Xóm Gà còn là nơi cư ngụ , lai vảng của những văn, thi sĩ , nhà báo tên tuổi ngày xưa như Tản Đà, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Tế Xuyên, Trần Tấn Qưốc ( người đã sáng lập giải Thanh Tâm cho lảnh vực cổ nhạc Cải lưong (một trong những nghệ sĩ đoạt giải thưởng này là cô Thanh Nga) . Trước 75,  Trang Thanh Lan và một sô ca sĩ thuộc lò Tùng Lâm ở đây và một số ca kich sĩ thường hay lai vảng như Hùng Cương, Thanh Hùng…Về sau Tùng Lâm cũng nhận Xóm Gà “làm quê hương”. Cách nhà tôi không xa có một gia đình vớí tên tuổi mà hầu như ai cũng biết đến -Tô Văn Lai và Thúy Nga Paris và gia đình cha mẹ cô Thúy (tên Thúy Nga là tên ghép của cô Thúy và người bạn thân tên Nga) ở cư xá Thanh Bình 2 đường Ngô Tùng Châu (nay Nguyễn văn Đậu)

Theo Wikipedia  “Trong những ngày tháng “rong chơi” Sài Gòn, Xóm Gà cũng là nơi Trung niên thi sĩ (Bùi Giáng) đã dạo qua:

Ngoại ô
Sài Gòn bất tận ngoại ô
Xóm Gà Bình Thạnh xóm mô Chuồng Bò
Ghé thăm Chuồng Ngựa quanh co
Chạy về thẳng tắp viếng chùa Già Lam.

Năm 2001, địa danh Xóm Gà được nhắc tới lần nữa trong tập truyện Sài Gòn vang bóng của Phan Thứ Lang. Đó là bài “Xóm Gà – vùng đất của mấy tay anh chị thời xưa” và bài “Thi sĩ Tản Đà đóng Cinéma ở Xóm Gà”.

Gần đây hơn, năm 2006, sân khấu kịch Sài Gòn cũng đã ra mắt khán giả kịch bản Xóm Gà của Vương Huyền Cơ. Vở bi hài kịch này do Trần Ngọc Giàu làm đạo diễn.”

Xóm Gà trong trí nhớ của tôi không phải là khung trời văn nghệ, Xóm Gà với cái tên bình dân, khiêm nhường, bé nhỏ nhưng tràn đầy kỷ niệm thương yêu, những đêm hè có đom đóm bay trên hàng rào bao phủ mồng tơì, tiếng ve sầu vang trên xóm vắng, tiếng gà gáy bên nhà hàng xóm hay chiều về én liện trên không, đêm trăng sáng với tiếng rao bán mời mọc của các người bán hàng rong, chè, bắp, chuối nướng, tiếng cóc cóc của hai thanh gổ nhỏ đánh vào nhau của xe mì dạo.  Từ 1975 trở về trước nữa đầu thế kỷ, người xưa trong xóm mà Vương Hồng Sển gọi là người Sài Gòn xưa,  ở những vùng như Xóm Gà là nguồn cung cấp sức lao động cho Sài Gòn, ra đi khắp bốn phưong trời rồi kẻ đến muôn phương,nhà cất lên san sát, không trật tự, đổi đời, nhưng dù sao những ngôi chùa vẫn còn đó để chửng kiến bao nhiêu chuyện đổi thay, nơi dừng lại cho bao nhiêu tâm hồn rạn nứt, “tâm tình biết tỏ cùng ai”  đi tìm chút thanh thản và thầm ước an lành trong cuộc sống.


Thương nhớ Nội

Thương nhớ Nội Vô Vàn


Thương nhớ Nội


Nội có biết nơi xứ xa xăm này con nhớ nội nhiều lắm không ? Nội tóc trắng , nội gầy guộc trong tấm áo nâu, lom khom phơi cho lũ cháu từng quả cuối thơm nức mũi.

Nhớ những lần nnghỉ hè với nội, những đêm sáng trăng bà cháu mình ngồi duới hiên nhà . Gió đêm hè dịu mát, từng đợt ánh sáng huyền diệu xuyên qua cành cây kẻ lá. gối đầu lên đùi nội nghe kể chuyện xưa, chuyện đời nội, đời một người con gái từ thuở lớn khôn cho đến tuổi bạc đầu, chưa lần sung sướng. Cuộc đới làm vợ của nội cay đắng gấp vạn lần đời của một nử thi sĩ nào đả có lần thở than

Tôi vẫn đi cạnh cuộc đời

Ái ân lạc lẻo của chồng tôi

Mà tại sao ông Nội con có thể bạc bẻo thế nội nhỉ !

Thế mà nội vẫn còn yêu sau mấy mươi năm sống lặng lẽ, tủi cực nhìn chồng mình âu yếm người ta

Những lúc đó trông mắt nội xa xăm vô cùng , để  con không dằn lòng được , phải choàng dậy ôm lấy nội và khóc cho nổi bất hạnh của nội , và để được nội vổ về âu yếm , nội mơ ước sau này con lớn lên

sẽ được hạnh phúc khi con lấy chồng.

Thuở đó đứa cháu gái của nội ngoe ngẩy nói với nội là con chả thèm lấy chồng đâu vì con sợ sống cuộc đòi của nội lắm. Nội chỉ vuốt tóc con và cười hiền hòa . Tình thương nội đong đầy trong con như con nước dâng tràn con rạch nhỏ

Nội , người đàn bà quê Việt nam tuyệt diệu với ước muốn nhỏ nhoi. Ngôn ngữ nào diển tả được hết tình nội thuơng con đâu hả nội. Nhớ xưa những lần vượt hơn mấy mươi cây số đường về với nội. Thảm lúa xanh , đàn cò trắng, con tung tăng trong khung cảnh tươi mát miền quê . Rồi đến những bửa cơm tuyệt hảo:  dĩa thịt gà vàng ươm trộn với bắp chuối hột tươi sau vườn , từng bát canh ngót đong đầy tình thương của nội, chiếc cầu nhỏ bắt qua vườn cam với đầy quả  ngọt ngào. Nhớ từng sáng tinh sương, dáng nội gầy guộc với chiếc khăn sọc đỏ quấn quanh đầu , bận bịu với lũ gà vịt kêu la inh ỏi vì đói . Hình ảnh ấy đẹp biết bao, và con hiểu vì sao nội không muốn từ bỏ mảnh vườn thân  yêu nơi nội sẽ gửi thân một mai khi nằm xuống, để lên tỉnh với chúng con , để sống một cuộc sống sung sướng nhưng chật hẹp đối với nội, dù nội vẫn muốn gần lủ cháu nội cưng yêu.

Nội vẩn thích lom khom nhổ sạch đám cỏ trước nhà hơn là nằm trong chăn êm nệm ấm. Bao nhiêu sung sướng vật chất ở thánh thị cũng không làm nội bớt nhớ luống trầu hương cau. Thế rồi nội cũng nhất định về lại mảnh vườn xưa, nơi chôn bao kỹ niệm , dù là kỹ niệm đắng cay, nội vẫn thích chính tay nội bao lấy những quả mãng cầu xanh muớt , quả ớt vàng ươm hay từng chụm mận đỏ hồng cho lủ cháu cuối tuần về thăm nội.

Nhớ năm con học đệ tứ, tưởng đã phải xa nội vỉnh viển vì chứng thương hàn quái ác , nhưng rồi trước tình thương bao la của nội , tử thần cũng phải chịu thua ! Bao nhiêu nhang đèn nội đã đốt, bao nhiêu lần nội quỳ trước bàn thờ Phật , bao nhiêu bửa cơm chay khấn vái. Nội ơi, trong suốt cuộc đời còn lại của con, con biết phải làm gì để đáp đền trong muôn một tình nội thương con đây hở nội.

Rồi con mạnh dần trong nổi vui mừng ngút ngàn của nội và với dòng đời trôi nổi,  giờ đây con xa nội hàng dậm núi sông.

Con không muốn gì hơn là nội sẻ sống mãi với con , con thích nhìn nội với tóc trắng loà xoà , và để con còn tiếp tục đọc truyện cho nội nghe như ngày nào con còn bé bỏng, vả lại nôi phải sống để xem cháu nội được hạnh phúc một mai khi nó lấy chồng như ngày xưa nội thường ao ước nữa chứ.

Con biết cũng như bao người con gái khác , tình yêu rồi không cón là một ngôn từ xa lạ như những này xưa thơ dại, nhưng  con vẩn còn muốn lắm, ngụp lặn trong bể tình thương của gia đình cho đến một ngày, một ngày nào đó … làm sao con biết được hở nội

Thương về Nội

Con

B.M.T

P.S Người con gái tuyệt vời này đang nằm trong vòng tay hạnh phúc, đong đưa theo tháng ngày từ ngày con có diểm phúc gặp được nàng. Chúng con sẻ nâng niu và vun quén hạnh phúc để Nội an lòng, mỉm cười trong giấc ngủ ngàn thu.


Nhớ Tết Mậu Thân


Nhớ Tết Mậu Thân 1968.

Y Nguyên

Sáng mùng một Tết, theo thông lệ gia đình Nguyên thường quay quần chúc tụng lì xì lẩn nhau, không đi thăm ai hết vì má Nguyên chủ trương, nếu mình xông đất họ, năm đó họ không làm ăn nên ra thì họ lại quở mình. Thường thì má tự xông đất lấy – má bước ra khỏi cổng rồi quay trở lại- sau khi cúng đón giao thừa. Sau đó đi chùa trong xóm hoặc đi Lăng Ông (lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt) hái lộc. Nếu muốn thăm ai cũng phải đợi trời tối mùng một mới đến thăm.

Năm Mậu Thân, Nguyên đi thăm gia đình người bạn thân dể tính học cùng trường, rồi bày ra đánh bài, mê bài họ khuyên Nguyên ở lại qua đêm, bên cạnh bánh mức, dưa hấu đỏ, bánh tét, bánh chưng sao mà chối từ được. Đến khoảng hơn 1 giờ sáng mùng hai bổng nghe nhiều tiếng nổ lúc đầu cứ tưởng là pháo , rồi nghe kỹ lại là tiếng súng lẻ tẻ rồi liên thanh,  mở radio thì biết tin là VC mở cuộc tổng công kích khắp nơi, mọi người không được di chuyển, đâu ở đó. Nguyên bối rối nhưng quyết định phải về nhà ngay vì biết gia đình Nguyên đang hoang mang trông đợi, có gì thì gia đình đùm bọc lẩn nhau.  Sàigòn lúc này giới nghiêm 24 giờ cho tới khi có lệnh mới, tuy thế Nguyên mạo hiểm len lỏi từ hẻm nhỏ này sang ngỏ khác, phập phòng lo sợ vì nghỉ rằng VC hay lực lượng an ninh bắt được mình cũng “chết”, về đến nhà may quá không ai khiển trách nặng nề, nhưng cả đêm gia đình không ngủ được.

Dỉ nhiên tình hình khắp thành phố bất an, tiếng súng năm này thay pháo mừng xuân. Hầu như mọi người thăm hỏi tin tức lẩn nhau qua “dậu mồng tơi” hay ngoài ngỏ. Không ai tin tưởng được VC ngang nhiên phá vở không khí thiêng liêng của ba ngày Tết. Cả xóm nằm yên , đêm nặng nề, sang âu lo vắng lặng, chó xủa cũng làm bao ánh mắt con tim phập phồng.  Hoa cảnh không ai buồn chăm sóc, cúng ông bà cũng dẹp qua một bên, tiếp theo những đêm dài nằm thao thức .

Và rồi chuyện đã xảy ra cho một đêm dài không ngủ, Nguyên không nhớ là đêm mùng nào nữa, đêm ấy có những tiếng súng hòa lẩn tiếng la, tiếng chạy nghe như trong khuôn viên sân vườn, sau đó là sự im lặng , im lặng ghê sợ kéo dài cho đến sáng, nếu ai gỏ cửa thì sao ?.

Qua một đêm mệt mỏi, sáng hôm sau cả xóm thức dậy trong nổi bàng hoàng, sáng này không tiếng xe gắn máy, mà chẳng thấy ai qua lại, yên lặng ngột ngạc.  Nguyên thận trọng bước ra cổng nhìn dáo dát để may ra gặp ai đó hỏi chuyện đêm qua, chỉ thấy đầu hẻm vắng loáng thoáng bóng dáng lính Thủy Quân Lục Chiến tiến về phiá nhà Nguyên, họ đi chậm hai  hàng dọc theo hẻm trong thế hành quân. Thấy Nguyên họ không nói gì, Nguyên trở lại đứng trước cổng nhà, lang mang chuyện gì đang xảy ra, tại sao giửa Tết giữa thời khắc hưu chiến mà VC lại tấn công, sao lại thế được. Nguyên cảm thấy không sợ hải, không sợ chuyện rủi ro,  chỉ muốn biết mặt mủi lính VC “bằng xương bằng thịt” như thế nào1 . Chừng khoảng 5-10 phút sau bổng nghe tiếng hét “Nó trong bụi đó” rồi bao nhiêu tiếng thét khác theo nhau, sau đó là một tràng súng bắn vào bụi rậm ven đường hẻm cách nhà Nguyên hơn 50m hòa lẩn tiếng “coi chừng nó tung lựu đạn” sau tiếng súng, mùi thuốc súng chưa tan, họ lôi ra hai anh bộ đội mặc quần cụt, áo khaki màu xám.

  • Đúng ra ngày xưa Nguyên khoảng 5, 6 tuổi gì đó, bộ đội VC, thời đó má Nguyên gọi là Việt Minh thỉnh thoảng cứ khoảng nửa đêm về sáng, tiếng chó sủa rân báo hiệu họ sắp gỏ cửa đến thăm, mục đích là để xin tiền ủng hộ. Họ ăn mặc đồng phục đen-chỉ nhớ áo bà ba đen, trên cổ quấn khăn rằng trắng đen giống như đồng phục của mấy ông Khmer Rouge, tay cầm súng  FM, Mi-trây-dết (mitraillette), kẻ đứng ngoài sân, người trong nhà, họ gọi bà nội Nguyên bằng má, má Nguyên là chị Hai còn ba Nguyên thì họ cứ nói lần nào tới đây cũng không gặp được anh Hai thầy Hai-Má Nguyên nói ba ở lại nhà bạn ở Saigon, nhưng thật ra mổi lần họ đến là cả nhà Nguyên lên ruột ba Nguyên phải chui lên trần nhà trốn vì sợ họ đem theo. Họ lấy tiền và một số đồ ăn rồi biến đi trong bóng tối.

Chuyện xảy ra quá nhanh, Nguyên trở thành nhân chứng bất đắc dỉ.  Vài anh TQLC đã đến đứng trước cổng nhà Nguyên cũng ngạc nhiên được lệnh dừng lại, tiếng người lao xao, một vài người trong xóm  xuất hiện, xoay quanh đám lính, Nguyên bước ra khỏi cổng, họ cũng không buồn gìử Nguyên lại. Lần đầu tiên Nguyên thấy xác Việt Công, xác 2 người bộ đội trẻ, một anh TQLC móc túi áo của một anh mang AK 47 quanh lưng có băng đạn, một chứng minh nhân dân, một lá thư và ảnh của người vợ trẻ, anh này là bộ đội miền Bắc. Không hiểu sao Nguyên cũng có loáng thoáng đọc ké lá thơ này với anh TQLC, nội dung bâng khuâng về chiến tranh, bao gìờ sẻ gặp lại, mùa này Hà Nội sao đó.  Các anh TQLC nói sở dỉ họ phát hiện được là vì tiếng rên rỉ của người đồng đội bị thương, hai anh này đã chạm súng đêm qua, một anh vì tình đồng đội ở lại giúp bạn bị lạc đường và không rút kịp vì trời sáng.

Sau cuộc hành quân của TQLC, tình hình khu vực xóm Nguyên đã tạm ổn, mặc dù TQLC vẩn còn đóng chốt, mổi sáng Nguyên đạp xe vòng quanh Xóm Gà-đường Lê Quang Định-Ngô Tùng Châu, Phan  Văn Trị -Cây Thị-Gò Vấp để nghe ngóng tình hình. Hầu như mổi sáng vẩn còn xác chết VC nằm ngổn ngang ở đầu hẻm, hẻm chùa Dược Sư, hẻm chùa Liên Ứng, Già Lam, dọc đường Phan Văn Trị hướng Sakymen (hảng làm mền), ngả năm Bình Hòa, dọc đường mà bây giờ gọi là Nguyên Hồng .  Có khi họ bắt người dân thường khiên hộ những xác chết bỏ vào xe ba bánh, di chuyển về địa điểm tập trung, rồi xe quân đội GMC chở đi. Trong thời gian này, nhìn quá nhiều xác chết khiến Nguyên trở nên hơi vô cảm-không còn cảm xúc ghê rợn đối với Nguyên, Nguyên ở gần gủi với sự chết.  Có thì giờ Nguyên đi vòng các chùa Vạn đức, Liên Ứng, Thập phước (bây giờ là Tập Phuớc), Bảo An xem chùa có hư hại gì không, thỉnh thoảng Nguyên ghé chùa giây lát để tìm cái cảm giác yên lành, tỉnh mịch, một vài lời cầu nguyện thầm cho gia đình yên lành, cho các vong hồn vô danh, một vài lời thăm hỏi với mấy ông Trụ Trì, chứ một câu kinh Nguyên cũng không biết. Thời này Nguyên cũng không để ý chùa như thế nào, chỉ biết Phật tử nuôi Thầy và làm công quả cho chùa. Không bao gìờ nghe thấy chùa làm kinh tế. Chỉ riêng chùa Dược Sư là Nguyên chỉ dám rón rén nhìn vào chứ không hề bước vào trong cho đến vài năm gần đây vì chẳng qua đó là chùa sư nử.

Chùa Liên Ứng cách nhà Nguyên không xa, người trong xóm còn gọi là chùa Chín Phù, vì chùa là nhà của ông Phù, con thứ chín trong gia đình, không biết có từ lúc nào. Hồi tiểu học, mổi lần má Nguyên sai đi mua bún thì Nguyên ghé chùa vì lò bún ở gần chùa thế thôi.  Chùa nằm trong khu đất khá rộng, kiến trúc xưa, nền đất, xung quanh có mồ mả, phần chính điện hơi âm u với những cây đèn dầu không bao gìờ tắt. Không biết chùa đổi tên lúc nào, có lẻ từ khi chùa được trùng tu nằm trong giáo hội Phật Giáo Việt Nam- sau 1975.

DSC09885

Ngày xưa, trước chùa Liên Ứng là hẻm nhỏ cây mọc phủ, có đoạn đan nhau, người xưa đồn hẻm này có ma, dù vậy dân địa phương vẩn dùng làm đường tắt  đi lên chợ Gò Vấp. Năm Mậu Thân, con hẻm nhỏ trước chùa là vùng tử địa, có nhiều xác chết nhất.  Lúc còn nhỏ, mấy anh em Nguyên đoàn tụ trước sân nhà bên cạnh rổ khoai hay đậu phọng (lạc) nấu, nghe má kể chuyện ma.

Nhà bạn Nguyên ở gần chùa, thiếu úy Pháo Binh gì đó, thời trung học C giỏi hơn Nguyên, khi xong tú tài chàng quá tuổi nên phải đi quân trường Thủ Đức. Mổi lần nghe tiếng mobylette xanh là Nguyên biết C ghé thăm, những đêm trăng ngồi bên miệng giếng, dưới tàn cây hồng nhung, tán dóc tới khuya chuyện đời chuyện văn thơ, chuyện người yêu là thi sĩ. Mối tình thơ ấy cho đến bây gìờ vẩn hạnh phúc. Không nhớ rỏ, cũng trong thời điểm Mậu Thân, Nguyên và một người bạn nữa lúc này cũng lang thang tán gẩu vì sinh hoạt bình thường vẩn chưa ổn định, sáng đi rảo vẫn còn xác VC trên đường. Một hôm C đến thăm, mặc đồ thường rủ tụi Nguyên đến nhà thăm má C gần chùa Liên Ứng, vì ngày mai phải trở về đơn vị. Lâu quá cũng không thăm má C thế là ba thằng chúng tôi cẩn thận luồn theo hẻm, qua chùa Liên Ứng, cảnh vật xung quanh yên lặng lạ thường có lẻ dân còn tản cư ở những vùng lân cận. Đến nhà C, nhìn trước sau không có gì biến đổi, cây lá rụng nhiều, sơ sát hơn, tụi Nguyên chào má C thăm hỏi vài câu rồi bà đi vào trong. Ba đứa Nguyên ngồi uống trà, ăn bánh, đánh xập xám chướng trong một không gian yên lặng, chỉ có gió lay, ngoại trừ thỉnh thoảng sen lẩn với tiếng cười của “chúng mình ba đứa”. Nguyên không biết và cũng không nhớ ở đó bao lâu, và nói chuyện gì, sau buổi gặp gở   “chia tay mình ai nấy đi” hẹn lại một chầu mì Cây Nhản Đa Kao.

Một vài ngày sau bửa xập xám chướng đó, TQLC trở lại hành quân, bao vây nhà nó, tiêu diệt tổ chỉ huy VC nằm trong hầm dưới bàn thờ trong nhà.  Hú hồn.  Lúc tụi Nguyên tán gẩu, ba xạo chuyện đời thì chắc họ nghe hết chứ gì! Mô Phật, Lạy chúa tôi. Quả là có phước!

Sau này lúc Nguyên về thăm nhà dịp Tết 1974, nghe C nói lại, lý do TQLC phát hiện được tổ VC ở nhà C là vì tình báo TQLC  thấy má C đi chợ mua đồ ăn nhiều hơn bình thường, hỏi thì bà trả lời không suông sẻ lắm, có đêm thì thấy ánh đèn thỉnh thoảng rực nhá lên . Thì ra bộ đội Bắc Việt được gài lại, chụp hình trong đêm cho mục đích tuyên truyền- quân Giải Phóng vẩn còn hoạt động trong địa bàn chờ đợi để yểm trợ cho cuộc tổng nổi dậy, đang nằm yên đợi lệnh.Thế mới chết, lạy ông con ở bụi này !

Không hiểu có chuyện gì xảy ra cho C và má C không vì sau đó mất liên lạc và vì biến cố 30-4, hơn  40 năm Nguyên mới gặp lại C dù khác nhiều, vẩn còn dáng dấp bình tỉnh nhưng khắc khổ vì lam lủ để kiếm sống. Qua tô phở và ly cà phê ở một quán nhỏ bên đường, cùng nhớ lại chuyện xưa, tình thân xưa vẩn còn đâu đó, má C đả qua đời lâu rồi, C không biết chuyện má C làm,  bị bà con móc nối sao đó trong thời gian C trong quân đội không đến thăm má thường. C nói cuộc sống mệt mỏi lắm, giờ thì còn gì để mong để chờ, từ lâu nay sống nhờ tiền cho thuê nhà, ít gặp bạn bè nhưng rất mừng gặp lại bạn xưa.  Sau ly cà phê, C nhìn đồng hồ rồi xin phép Nguyên về đưa vợ khám bác sỉ, hai đứa chia tay hẹn gặp lại, trước khi đi C nói với “ Mày may mắn quá, vượt biên bao lần rồi mà vẩn còn đây, mày may mắn hơn tao nhiều, gởi lời thăm bà xả nha”. Đó là lần hai đứa gặp lại sao cùng!  Tháng 30-4 nào cũng thế có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn!

Nửa đêm về sáng 30 tháng 4 năm Tân Mảo 2011


Dì Hai Lò Nem

Dì Hai Lò Nem

                                                                        Dì Hai Lò Nem

Bảo năm Nhâm Thìn (1952) vẩn hằng in trong ký ức thâm sâu cùa tôi từ lúc lên năm. Ông cố tôi nói bảo này có ăn thua gì với bảo năm Giáp Thìn (1904), được xem  là trận bảo tàn phá lớn nhất trong lịch sử  miền Nam,  nhưng đối với tôi là cả một vùng trời kỷ niệm.  Tôi ngồi trên ngưỡng cửa sổ nhìn ra ngoài gió thổi rít lên từng hồi, cây cối ngả nghiêng theo những cơn giông, mưa không ngừng nghỉ, bầu trời xám xịt, mưa bong bóng chảy thành dòng, may mà nhà tôi  nằm trên vùng đất cao nên không bị ngập. Tôi nghe tiếng lao xao bên nhà dì Hai  vì bảo đả đánh xập gian giữa nhà dì.  Má tôi nói nhà dì sập đêm qua, nhưng may mọi người bình yên.  Mái nhà lợp bằng lá dừa , nền đất sét rất phẳng, tường  nhà cũng bằng đất sét trộn rơm, lúc tôi sang nhà dì chơi tôi thich đi chân không trên thềm đất,  rất mát mà dì cũng không cấm cản tôi muốn chạy đâu cũng được . Nhà dì kiểu  xưa trong Nam , cũng có ba gian hai chái, có bàn thờ giửa,  lư hương và hai bộ ván gổ hai bên ,mun đen mát rượi.

Trong khuôn viên nhà tôi có cả nhà dì Ba và nhà bà Mắng, nhà dì Hai gần nhà tôi hơn nên nhìn thây rỏ gian giửa bị thụng xuống vì cuồng phong và mưa nặng hạt, còn hai chái thì không sao , tôi thầm nghỉ củng may cho dì vì vẩn còn chổ làm nem.  Các cơn mưa liên tục , nước tràn đầy khắp nơi, nên má tôi không cho tôi chạy qua thăm. Dì Hai là chị của má tôi cùng cha khác mẹ, không bao giờ tôi biết đời tư của dì chỉ biết dì Hai có ba đứa con cùng làm Nem đem ra chợ bán, người trong xóm gọi dì, Dì Hai Lò Nem.  Sáng sớm dì gánh nem ra chợ, người mua sỉ thì đến thẳng nhà dì, xong chợ dì mua thịt và vật liệu cần thiết  để làm nem ngày sau, cứ như vậy từ ngày này sang ngày khác.

Tôi thích nhất anh Tư con của dì vì ngoài tài “quết” Nem-  bỏ thịt vào cối và quết thịt cho nhuyển -anh còn biết đàn và khéo tay, làm đồ mã rất giống thật (làm mô hình bằng giấy nhà cửa, xe cộ, đồ dùng, quần áo…) để đốt cúng cô hồn rằm tháng bảy, ai đặt gì thì anh làm cái đó.  Anh Tư có thói quen thích ở trần trừ khi trời trở lạnh vào khoảng tháng chạp, anh cũng có tài đờn ca Nam Ai, Lý con sáo, Xàng xê và nhất là sáu câu Vọng cổ ,  anh có máy hát dỉa kim xưa , thỉnh thoảng phải thay kim mới hát rỏ, cứ khoảng một hai giờ trưa là anh đem máy ra hát (dỉa xưa hảng Asia 78  tua thì phải), cải lương và tân nhạc đủ cả .  Muốn hát phải lên dây thiều (dây cót) để làm cho dỉa quay, khi nào  âm  phát chậm lại là phải quay thêm hát tiếp.  Cái lưong vọng cổ thì có những tên như  Bảy Cao, Phùng Há, Năm Nghỉa (ba của Thanh Nga), Tư Sạng, Tư Chơi, Năm Sa đéc, Năm Cần Thơ, Văn Vỉ (đệ nhất lục huyền cầm đàn cải lưong, vong cổ), Sáu Tửng (đàn Kìm) Bảy Bá (đàn tranh- sau này tôi mới biết ông cũng là soạn giả nổi tiếng Viển Châu) Út trà Ôn, Út bạch lan, Thanh Hương, Ba Vân,Văn Hường (hề) còn nhiều mà không nhớ hết,  tuồng hát xưa như San Hậu, hay Út trà Ôn với bài Tình anh bán chiếu, Tôn tẩn  già điên…

Những buổi trưa thỉnh thoảng tôi chạy sang coi dì làm Nem,  hoặc tước dây gói nem cho dì, anh Tư nói muốn nghe máy thì phái đi mài kim cho ảnh,  vậy là tôi bỏ cuộn dây mà tôi có nhiệm vụ tách ra thành bó 12 sợi vì một chục nem có 12 chiếc nem. Cái kim không dài khoảng 15mm mà mập và đầu phải nhọn,  anh đưa cho tôi cục đá mài và hai hộp, một đựng kim củ, một đựng kim mới mài, tôi bị anh dụ vì mài kim còn lâu hơn tước dây.  Nhưng thật ra đó là cái thú mài kim và được xử dụng máy lên dây thiều kỳ lạ của tôi lúc ấy. Mài kim thì chỉ được mài một lần mà thôi  Thỉnh thoảng anh ra Chợ Củ  mua kim và vài diả mới. Anh Tư bản lảnh thật vì sau này tôi mới biết anh có hai bà vợ nhưng chả thấy ai đánh ghen bao giờ.

Dì Hai hiền hậu, không bao giờ nghe dì lớn tiếng với ai, cậm cụi làm nem nuôi  con, lớn lên tôi chỉ biết ngày xưa dì có chồng tên Còn, con trai- anh tư Đủ, chị năm Bông, chị sáu Kiểu, đọc tên mọi người  thành Còn Đủ Bông Kiểu cũng hay. Sáng sớm dì Hai gánh nem ra chợ Gò Vấp bán. khoảng trưa xong chợ, dì mua đồ ăn lại cuả bạn hàng giá rẻ rồi chia lại với má tôi nên tôi cũng mong đợi dì về xem có quà cáp gì không-thưòng thì bánh trái, thỉnh thoảng dì cho má tôi chục nem.  Phương pháp làm nem của gì bắt đầu là “ra” thịt-cắt chọn phần thịt để làm nem,  thịt thì phải lóc mở ra –  và luộc da. Da sau đó sẽ được bào mỏng-rôì  bầm ra từng sợi nhỏ. Thông thường dì cho má tôi tép mở-mở thịt chiên đến khi chảy mở ra, lấy hết mở,  phần còn lại gọi là tép mỡ cũng là món ăn độc đáo của người miền Nam lục tỉnh, cơm cháy bỏ trên chút muối và mở,  còn nhà tôi thì ăn bánh tráng cuốn chung tép mở với trứng luộc hoặc bì và rau “sống”, trước khi ăn cơm, hầu như ngày nào cũng vậy , lâu rồi cũng thành thói quen.

Khi thịt được quết giả xong,  dì pha trộn với mở và thính (gạo rang đươc xay nhuyển) muối đường và sau cùng với da bì (còn gì nửa không thì tôi không nhớ), sau đó thịt được vo tròn sẳn sàng cho giai đoạn gói. Viên thịt được bọc  tròn trong lá vông, rồi đươc quấn bọc một lớp lá chuối trước khi  được gói trong mảnh lá chuốí to rồi đươc cột lại 12 chiếc nem thành một chục. Nem để khoảng vài ngày thì chua ăn được. Tất cả làm bằng tay từ trưa đến tối .

Sau cơn bảo một thời gian không hiểu sao dì quyết định trở về đất ông Ngoại ở Cây Thị, cất lại nhà. Ngày xưa nhà dì ở trong khuôn viên nhà Cố tôi, không phải trả tiền muớn đất, nghỉ lại tôi thấy ông tôi  rất rộng lượng và lòng thương người, quả thật hiếm có trong đời này vì ngoài nhà dì Hai còn có nhà của bà Ba (chuyên làm và bán giấy tiền vàng bạc để đốt cúng- giấy nhiều màu  in mực đen trên khung có khắc chử Tàu) và gia đình bà Mắng (bà  ngoài Bắc vào, ăn trầu, răng nhuộm đen không nhớ bà làm nghề gì). Cả ba gia đình chỉ có mẹ ở vậy nuôi con, nhà nào cũng  có mảnh sân nho nhỏ phía trước.

Dì Hai vẩn tiếp tục làm Nem một thời gian sau khi về nhà mới rồi bỏ nghề vì tuổi cao và các con không muốn tiếp tục nghề thủ công nghệ cực khổ này, thế là nem Gò vấp không còn nửa.

Má tôi kể lại chuyện dì Hai trên đường lên chợ Gò Vấp bán nem gặp ma. Dì kể một  sáng sớm mù sư ơng trời còn tối dì phải dùng đuốc mà đi, đường xóm từ nhà tôi đến chợ phài qua một con đường hẻm cây đan vào nhau, có đủ loại cây dại và dây leo như khoai mở rừng, nhản lồng, lá vang, mùa hè thì mát mẻ tràn ngập tiếng ve kêu, đêm hè có đom đóm bay trên hàng rào trà giăng mắc giây tơ hồng. Dì Hai gánh nem qua con hẻm này (vẩn còn, nhưng  nhà cất kín cả hai bên hẻm))  rồi ra con đường lớn (bây giờ là Nguyên Hồng)  để ra đường Lê Quang Định, băng qua cầu Hang đến chợ Gò Vấp. Đi cách nhà một khoảng xa, dì nhìn thấy lẻo đẻo theo dì có một con heo, dì nghỉ heo nhà ai sang sớm  xổng chuồng thế thôi , dì dùng chân đá nhẹ nó nhưng nó vẩn đi theo,  một khoảng sau lại có một con nửa đi theo, rồi cả đàn đi theo dì bưc quá vì chúng lẩn quẩn theo chân dì , dì bèn dừng lại lấy đòn gánh đánh trúng một con thì nó biến thành cục đất. Dì sợ quá nhưng cũng phải cấm đầu đi đến chợ bán xong gánh nem,  miệng không ngớt niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát thì không có heo nào theo nữa.

Má tôi tin và gần dì Hai lắm, không biết dì có biết không, má vẩn kể chuyện ma của dì nhiều lần,  dầu thời gian có làm mờ ít nhiều  kỹ niệm, những ký ức về dì Hai vẩn không phai mờ theo năm tháng .

Y  Nguyên/Mai Tran