Xóm Gà-Hoài niệm thương yêu

Xóm Gà – Hoài niệm thương yêu.

Y Nguyên-Mai Trần

Vùng Sài Gòn -Gia Định có nhiều địa danh rất đơn giản, biều lộ tính mộc mạc, tả chân, có gì thì nói đó của dân Nam, rải rác khắp nơi như Xóm Củi, Xóm Chiếu, Xóm Lò Gốm, Xóm Thơm, Xóm Lò Vôi, nhưng hiếm có một xóm có tên của động vật Xóm …Gà.
Tôi cũng không thấy mấy ai viết về những cái xóm này. Tôi không biết ông Cố tôi đến định cư ở đây lúc nào, chỉ biết họ gọi nhà ông tôi là nhà ông Phó, nhà cất theo kiểu Pháp ông mất đi năm 1962 tròn 92 tuổi. Tôi sinh ra và lớn lên ở Xóm Gà cho đến khi rời Việt Nam, nên kỷ niệm của tôi về Sài Gòn và Xóm Gà rất thâm sâu, không bao giờ phai nhạt.

Xóm Gà có một diện tích rất nhỏ (khoảng 3-4 cây số vuông), băt đầu từ ngả tư Xóm Gà (ngả tư Lê Quang Định và Nguyển văn Đậu, tên xưa ngả tư đường làng 15 và 20)  giáp giới với Đông Nhì (Bắc) Cây Thị (Đông) Cây Quéo (Tây) Bình Hòa (Nam)

Xóm Gà, ngày xưa  thuộc Bình Hòa Xả, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định, là xả tiếp cận với quận 1 Sài Gòn chỉ cách nhau qua cầu Bông (trên đường Lê Văn Duyệt bây giờ là Đinh Tiên Hoàng) và cầu Sắt trên đường Bùi Hữu Nghĩa (xưa chỉ dành cho tuyến xe lửa ). Ngày nay thuộc quận Bình Thạnh. phường 11. Ngày xưa có ba ga xe lửa nằm trên đường Lê Quang Định (Bình Hòa, Xóm Gà và Đông Nhì) trên tuyến đường  Gò Vấp ra đến Sài Gòn. Tôi nhớ mang mán thấy đường rầy xe lửa và ga nữa. Đối diện vớí ga Xóm Gà là thành cai tổng Huy hay Qui gì đó kiến trúc đồ sộ, kiểu Pháp xưa (có lẽ trước đó là nhà của cai Tổng, sau bị trưng dụng ?) . Hồi còn nhỏ, trước 1954 tôi thấy người ta bị bắt dẫn vào thành này thẩm vấn, có lúc bị bao đầu chỉ chừa mắt để chỉ điểm (thời Tây mà !). Sau thành này là đổi thành trường trung học Tân Phương, cạnh bồn nước (giờ vẫn còn) . Sở dỉ có tên Xóm Gà là vì nơi đây là trường đá gà, chớ không phải nuôi gà nhiều (tôi không thấy ai nuôi gà nhiều ở đây, ông cố kể lại trước đây, đức tả quân Lê văn Duyệt Tổng Trấn Gia Định thành rất thich đá gà, và ở vùng Saigon- Gia định có nhiều trường gà , trường gà lớn ở Quân 1 Sài Gòn, nghe nói gần dinh Độc Lập , bây giờ là Hội trường Thống Nhất ) và nhiều trường gà nhỏ, một ở Xóm Gà ! Đức tả quân thường đến trường gà lớn để chơi đá gà. Mộ đức tả quân và phu nhân hiện nằm trong khu Lăng Ông ở Bà Chiểu (gọi tắt là Lăng Ông Bà Chiểu)   Đường Nguyễn Văn Đậu (trước đây là Ngô Tùng Châu, trước đó đường làng 20 không đèn, những ngày đầu được điện hóa, bà con đi dạo chơi như đi mở hội dưới ánh đèn vàng, không may tôi lại bị xe đạp tung vào, phải vào nằm nhà thương Chợ Rẩy mất một tuần). Đưòng này ngày xưa có một khu vườn rất lớn, gọi là vườn ông Thinh (của gia đình thủ tướng Nguyễn Văn Thinh thời Nam Kỳ tự trị ?) , đoạn đường gần ngả tư Xóm Gà cũng nên thơ lắm có hai hàng cây sao ở hai bên đường, hoa sao có hai cánh nâu lúc rơi quay như bông vụ đặc biệt  khi có gió thổi nhiều, học trò đi học về, nhặt hoa thẩy tung lên biến thành cả đàn chim cánh nâu tung bay quây tròn đẹp mắt. Tuổi thơ ngây thơ và đẹp quá phải không!. Trên đường Ngô Tùng Châu củng có một đặc điểm thời đó là nhà hàng cây vườn bán thịt dơi, gọi là Quán dơi, theo tôi đuợc biết đây là quán dơi đầu tiên ở Sài Gòn-Gia Định, chuyên bán nhiều món thịt dơi, hình như sau đó một thời gian thì đóng (không nhớ khi nào).
Ngay ngả tư Xóm Gà trước 75 có “bót” cảnh sát Nguyễn Văn Gặp và một tiệm mì-hủ tiếu-xíu mại-dầu chao quẩy-bánh bao, điển hình cho những tiệm ăn Tàu ở các ngả tư, ngả năm đông người qua lại thời đó. Thường má tôi sai tôi mang “gà mên”  đi mua đem về ăn.

Đường Lê Quang Định Xóm Gà đi về hướng về ngả tư Bình hoà, có nhà ông Thầy nước lạnh, ngày xưa , người ta đồn rằng  nước lạnh được ông làm “phép” trị bá bịnh. Dân chúng có một thời đổ xô tới đây tràn cả ra đường, nhiều khi đến hổn loạn, ngày nào cảnh sát cũng phải đến giữ trật tự. Khu đất nhà ông thầy bây giờ là cao ốc cách ngả tư Xóm Gà khoảng hơn 100m,  còn mộ của ông nằm trong Hưng Gia Tự ? phía bên kia đường cách đó khoảng 100m.

Lúc nhỏ tôi chẳng hiểu tại sao và ba tôi không bao giờ tin điều ấy, ông Thầy nước lạnh làm chung sở với ba tôi, là một viên lục sự tại tòa án Sài Gòn nằm trên đường Công Lý (bây giờ là Nam kỳ khởi nghĩa) .

Ngả tư Bình Hòa trước có quán cơm tấm rất nổi tiếng, giá bình dân, ngon nhất là cơm bì xườn, hoặc cơm với lòng heo phá lấu.  Quán của bà chỉ bán từ 5 gìờ sáng đến 11-12 giờ trưa là xong. Mì Minh Sanh nổi tiếng vùng này giống như mì Cây Nhản ở Đakao, nhưng cách nấu khác với mì Cây Nhãn-trong nước lèo không có thịt heo bầm nhỏ, thường tôi và các bạn sau một chầu dạo đêm Honda vòng quanh Sài gòn ghé đây ăn mì và Xâm bảo lượng rồi chia tay về trước giới nghiêm 12 giờ đêm. Một điểm đáng chú ý có lẻ nơi đây là nơi xuất phát món bánh mì thịt có bơ đánh hột gà và paté. Xe bán bánh mì này dĩ nhiên rất thành công, mỗi lần ba tôi “thăm” ông hớt tóc – cũng mua bánh mì về cho các con vì tiệm này sát xe bán mì-. Tất cả, bây giờ chỉ còn là kỷ niệm đẹp của một thời, ngọai trừ cây xăng Bình Hòa vẫn còn đó như còn thương chốn cũ.


Cây xăng ngả tư Bình Hòa 12-1989

 Đường Lê Quang Định Xóm Gà, đi về hướng Gò Vấp, bên phải có chùa Dược Sư,  Tịnh Thất Liên Hoa, hẻm vào chùa  Linh Ứng-bây giờ có thêm Châu An tự,  tịnh xá Ngọc Phương và chùa  Già lam, hai chùa Dược Sư và Già Lam là hai chùa nổi tiếng ở miền Nam, nhất là trong khoảng thời gian 1960-1974. Chùa Già Lam được xem là nơi lai vảng của các Hoà Thượng, Thượng Tọa thuộc khối Ấn Quang. Chùa Dược Sư chỉ dành cho sư nữ. Đối diện với chùa là viện nuôi trẻ mồ côi, bây giờ không còn nữaGià Lam

         Châu An              Dưọc SưTịnh xá Ngọc Phương

Chùa Già Lam cũng là nơi  yên nghỉ của một số nhân vật nổi tiếng miền Nam như  Nhạc Sĩ Y Vân, người đã làm bao nhiêu người nhỏ lệ với bản nhạc bất hủ Lòng Mẹ . Cặp nghệ sĩ tiền phong  khét tiếng Năm Châu và Kim Cúc hoạt động trong nhiều lảnh vực nghệ thuật : Cải lương-kịch-điện ảnh

Y Vân

                                                            Kim Cúc                                                     Năm Châu

Một vị tướng VNCH anh hùng-“chết theo thành”-tuẫn tiết ngày 1 tháng 5, 1975, thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam

Được biết Thich Trí Quang trước 75 , linh hồn của khối PG Ấn quang, người đã gián tiếp đưa đến sự sụp đổ VNCH, trên 90 tuổi, đang tu thiền, tu thư kinh Phật ở chùa Già Lam.

Tiếp đó là rap Đông Nhì đối diện với trại cưa (nay không còn nửa), vượt qua cầu Hang đến chợ Gò Vấp,

bên hông phải chợ là đường Gia Long (bây giờ là Nguyễn văn Nghi) có rạp hát Lạc Xuân (không thấy được trong ảnh, nay là  nhà sách Lạc Xuân).  Đường Lê Quang Định khúc Xóm Gà bây giờ nổi tiếng gà quay về chiều tối với những hàng bán trái cây đủ loại. Ngoài những chùa kể trên, trong xóm còn có chùa Vạn Đức  (không còn nửa) , chùa Pháp Vân cách hảng nước đá lâu đời trên đường Nguyễn Văn Đậu, mà người lái Taxi trọng tuổi đều biết.

Xóm Gà còn là nơi cư ngụ , lai vảng của những văn, thi sĩ , nhà báo tên tuổi ngày xưa như Tản Đà, Phan Khôi, Ngô Tất Tố, Tế Xuyên, Trần Tấn Qưốc ( người đã sáng lập giải Thanh Tâm cho lảnh vực cổ nhạc Cải lưong (một trong những nghệ sĩ đoạt giải thưởng này là cô Thanh Nga) . Trước 75,  Trang Thanh Lan và một sô ca sĩ thuộc lò Tùng Lâm ở đây và một số ca kich sĩ thường hay lai vảng như Hùng Cương, Thanh Hùng…Về sau Tùng Lâm cũng nhận Xóm Gà “làm quê hương”. Cách nhà tôi không xa có một gia đình vớí tên tuổi mà hầu như ai cũng biết đến -Tô Văn Lai và Thúy Nga Paris và gia đình cha mẹ cô Thúy (tên Thúy Nga là tên ghép của cô Thúy và người bạn thân tên Nga) ở cư xá Thanh Bình 2 đường Ngô Tùng Châu (nay Nguyễn văn Đậu)

Theo Wikipedia  “Trong những ngày tháng “rong chơi” Sài Gòn, Xóm Gà cũng là nơi Trung niên thi sĩ (Bùi Giáng) đã dạo qua:

Ngoại ô
Sài Gòn bất tận ngoại ô
Xóm Gà Bình Thạnh xóm mô Chuồng Bò
Ghé thăm Chuồng Ngựa quanh co
Chạy về thẳng tắp viếng chùa Già Lam.

Năm 2001, địa danh Xóm Gà được nhắc tới lần nữa trong tập truyện Sài Gòn vang bóng của Phan Thứ Lang. Đó là bài “Xóm Gà – vùng đất của mấy tay anh chị thời xưa” và bài “Thi sĩ Tản Đà đóng Cinéma ở Xóm Gà”.

Gần đây hơn, năm 2006, sân khấu kịch Sài Gòn cũng đã ra mắt khán giả kịch bản Xóm Gà của Vương Huyền Cơ. Vở bi hài kịch này do Trần Ngọc Giàu làm đạo diễn.”

Xóm Gà trong trí nhớ của tôi không phải là khung trời văn nghệ, Xóm Gà với cái tên bình dân, khiêm nhường, bé nhỏ nhưng tràn đầy kỷ niệm thương yêu, những đêm hè có đom đóm bay trên hàng rào bao phủ mồng tơì, tiếng ve sầu vang trên xóm vắng, tiếng gà gáy bên nhà hàng xóm hay chiều về én liện trên không, đêm trăng sáng với tiếng rao bán mời mọc của các người bán hàng rong, chè, bắp, chuối nướng, tiếng cóc cóc của hai thanh gổ nhỏ đánh vào nhau của xe mì dạo.  Từ 1975 trở về trước nữa đầu thế kỷ, người xưa trong xóm mà Vương Hồng Sển gọi là người Sài Gòn xưa,  ở những vùng như Xóm Gà là nguồn cung cấp sức lao động cho Sài Gòn, ra đi khắp bốn phưong trời rồi kẻ đến muôn phương,nhà cất lên san sát, không trật tự, đổi đời, nhưng dù sao những ngôi chùa vẫn còn đó để chửng kiến bao nhiêu chuyện đổi thay, nơi dừng lại cho bao nhiêu tâm hồn rạn nứt, “tâm tình biết tỏ cùng ai”  đi tìm chút thanh thản và thầm ước an lành trong cuộc sống.

Advertisement

Xuân nhớ nội

Xuân nhớ Nội

Nhớ  thưở  xưa nào còn  bé bỏng,
Hè về quê Nội ở Cần Thơ,
Nội ra đón cháu trên ghe nhỏ ,
Bến vắng đò thưa sớm tinh mơ,
Mái chèo nhẹ lướt trên sông vắng ,
Đom đóm lung linh cả đôi bờ,
Mười mấy Xuân rồi không gặp Nội ,
Dù chốc lát thôi trong giấc mơ,
Chi còn di ảnh buồn  trên kệ,
Hương lạnh nhang tàn sao thờ ơ.

B.M.T


Hà Nội Ngày tháng củ

Hà Nội ngày tháng cũ

 

Xuân này lại xa cách cố hương

Hoa đào có rực rỡ phố phường ?

Hồ Gươm phẳng lặng rùa im bóng

Trúc Bạch, mưa phùn gợi nhớ thương

 

Rời Thuyền Quang anh đưa em về Yên Phụ.

Tóc mây bay mùi hoa sữa anh yêu

Đường em đi, anh vẫn nhớ nắng chiều

Hẹn Xuân sau, mình thương nhiều em nhé

                                         Y Nguyên


Thơ lồng nhạc

Thân tặng các bạn yêu nhạc vàng tỉnh tự quê hương.

Xin nhấn vào tên bài hát để xem Video nhạc.

Tôi đi tìm lại một mùa xuân
Tôi muốn, hương xưa, tuổi học trò
Lưu bút ngày xanh, trang nhật ký
Tình lở, tình xa, chuyện hẹn hò

Đường xưa lối củ, nhớ anh, khóng,
Sắc hoa màu nhớ, thung lủng hồng,
Mưa chiều kỹ niệm, hương tình củ
Tình khúc cho em, cánh thiệp hồng

Một người đi,tiển bước sang ngang
Tiếc thương, trong nổi nhớ muộn màng
Buồn trong kỹ niệm, sầu lẻ bóng
Dư âm, hoài cảm,lá thu vàng

Biết nói gì đây,nếu vắng anh
Trách người đi, ước mộng không thành
Cho người tình lở, chiều tưởng nhớ
Niềm đau chôn dấu, mộng ngày xanh

Biệt ly, biết đến bao giờ
Nghìn trùng xa cách , suối mơ, nghẹn ngào
Tình yêu trả lại trăng sao
Điệu buồn dang dở, đường nào em đi

Y Nguyên 1/2010

Nếu các bạn muốn xem Videos, xin vui lòng tìm trong mục On YouTube hay Blog Roll bên cạnh.


Bài thơ không tên


Ta yêu người hay ta yêu ta

Dù hương xưa sao nghe đậm đà

Đường yêu củ thênh thang nổi nhớ

Vết chân người ngày xưa đi qua

Nếu đã yêu sao ta hửng hờ

Không bâng khuâng đọc lá tình thơ

Tim vẩn lạnh tình người muốn ngỏ

Để ai về với ta trong mơ

Sao xưa ơi sáng mãi ngôi trời

Cho ta chỉ còn thương sao thôi

Không còn hỏi ta yêu chưa nhỉ

Thẹn thùng xưa hồng lên má  môi

B.M.T


Thương nhớ Nội

Thương nhớ Nội Vô Vàn


Thương nhớ Nội


Nội có biết nơi xứ xa xăm này con nhớ nội nhiều lắm không ? Nội tóc trắng , nội gầy guộc trong tấm áo nâu, lom khom phơi cho lũ cháu từng quả cuối thơm nức mũi.

Nhớ những lần nnghỉ hè với nội, những đêm sáng trăng bà cháu mình ngồi duới hiên nhà . Gió đêm hè dịu mát, từng đợt ánh sáng huyền diệu xuyên qua cành cây kẻ lá. gối đầu lên đùi nội nghe kể chuyện xưa, chuyện đời nội, đời một người con gái từ thuở lớn khôn cho đến tuổi bạc đầu, chưa lần sung sướng. Cuộc đới làm vợ của nội cay đắng gấp vạn lần đời của một nử thi sĩ nào đả có lần thở than

Tôi vẫn đi cạnh cuộc đời

Ái ân lạc lẻo của chồng tôi

Mà tại sao ông Nội con có thể bạc bẻo thế nội nhỉ !

Thế mà nội vẫn còn yêu sau mấy mươi năm sống lặng lẽ, tủi cực nhìn chồng mình âu yếm người ta

Những lúc đó trông mắt nội xa xăm vô cùng , để  con không dằn lòng được , phải choàng dậy ôm lấy nội và khóc cho nổi bất hạnh của nội , và để được nội vổ về âu yếm , nội mơ ước sau này con lớn lên

sẽ được hạnh phúc khi con lấy chồng.

Thuở đó đứa cháu gái của nội ngoe ngẩy nói với nội là con chả thèm lấy chồng đâu vì con sợ sống cuộc đòi của nội lắm. Nội chỉ vuốt tóc con và cười hiền hòa . Tình thương nội đong đầy trong con như con nước dâng tràn con rạch nhỏ

Nội , người đàn bà quê Việt nam tuyệt diệu với ước muốn nhỏ nhoi. Ngôn ngữ nào diển tả được hết tình nội thuơng con đâu hả nội. Nhớ xưa những lần vượt hơn mấy mươi cây số đường về với nội. Thảm lúa xanh , đàn cò trắng, con tung tăng trong khung cảnh tươi mát miền quê . Rồi đến những bửa cơm tuyệt hảo:  dĩa thịt gà vàng ươm trộn với bắp chuối hột tươi sau vườn , từng bát canh ngót đong đầy tình thương của nội, chiếc cầu nhỏ bắt qua vườn cam với đầy quả  ngọt ngào. Nhớ từng sáng tinh sương, dáng nội gầy guộc với chiếc khăn sọc đỏ quấn quanh đầu , bận bịu với lũ gà vịt kêu la inh ỏi vì đói . Hình ảnh ấy đẹp biết bao, và con hiểu vì sao nội không muốn từ bỏ mảnh vườn thân  yêu nơi nội sẽ gửi thân một mai khi nằm xuống, để lên tỉnh với chúng con , để sống một cuộc sống sung sướng nhưng chật hẹp đối với nội, dù nội vẫn muốn gần lủ cháu nội cưng yêu.

Nội vẩn thích lom khom nhổ sạch đám cỏ trước nhà hơn là nằm trong chăn êm nệm ấm. Bao nhiêu sung sướng vật chất ở thánh thị cũng không làm nội bớt nhớ luống trầu hương cau. Thế rồi nội cũng nhất định về lại mảnh vườn xưa, nơi chôn bao kỹ niệm , dù là kỹ niệm đắng cay, nội vẫn thích chính tay nội bao lấy những quả mãng cầu xanh muớt , quả ớt vàng ươm hay từng chụm mận đỏ hồng cho lủ cháu cuối tuần về thăm nội.

Nhớ năm con học đệ tứ, tưởng đã phải xa nội vỉnh viển vì chứng thương hàn quái ác , nhưng rồi trước tình thương bao la của nội , tử thần cũng phải chịu thua ! Bao nhiêu nhang đèn nội đã đốt, bao nhiêu lần nội quỳ trước bàn thờ Phật , bao nhiêu bửa cơm chay khấn vái. Nội ơi, trong suốt cuộc đời còn lại của con, con biết phải làm gì để đáp đền trong muôn một tình nội thương con đây hở nội.

Rồi con mạnh dần trong nổi vui mừng ngút ngàn của nội và với dòng đời trôi nổi,  giờ đây con xa nội hàng dậm núi sông.

Con không muốn gì hơn là nội sẻ sống mãi với con , con thích nhìn nội với tóc trắng loà xoà , và để con còn tiếp tục đọc truyện cho nội nghe như ngày nào con còn bé bỏng, vả lại nôi phải sống để xem cháu nội được hạnh phúc một mai khi nó lấy chồng như ngày xưa nội thường ao ước nữa chứ.

Con biết cũng như bao người con gái khác , tình yêu rồi không cón là một ngôn từ xa lạ như những này xưa thơ dại, nhưng  con vẩn còn muốn lắm, ngụp lặn trong bể tình thương của gia đình cho đến một ngày, một ngày nào đó … làm sao con biết được hở nội

Thương về Nội

Con

B.M.T

P.S Người con gái tuyệt vời này đang nằm trong vòng tay hạnh phúc, đong đưa theo tháng ngày từ ngày con có diểm phúc gặp được nàng. Chúng con sẻ nâng niu và vun quén hạnh phúc để Nội an lòng, mỉm cười trong giấc ngủ ngàn thu.


Bánh trái miền Nam

Đặc sản tiêu biểu ở Miền Nam

By Mai Tran/Y Nguyên

Thuở nhò, trưa hè tôi thường leo cây ổi trước nhà đọc sách, trái nào gần thì hái ăn, thỉnh thoảng bày trò leo trèo thám hiểm với bạn trong xóm, lục lọi những lùm, bụi, hàng rào đi tìm những cây trái có thể ăn được, nào là khoai mở rừng,  nấm rơm, măng non, rồi chùm bao, lá vang…và những loại trái mà nhiều người không biết rỏ, lớn lên với hành trang của tuổi học trò tôi đi ăn tạp khắp miền đồng bằng sông Cửu long, để rồi sau này cái tình thâm quyến luyến ấy kết tinh thành tình yêu một cô gái Cẩn Thơ.  Xin gởi bài viế t này- dựa theo ký ức với tham khảo trên Internet-cho người bạn đời và các bạn như một chút quà của quê hưong.

Loại trái đặc biệt của miển Nam

Trước nhất là trái nhản lồng dại, mà tôi không thấy ít ai nói tới, gọi là nhản lồng nhưng là loại trái hoang, lúc sống màu xanh, chin màu vàng, trong có hột, ngọt lờ lợ,, không có “cơm” nhiều, khác với trái nhản lồng (chùm bao) và nhản trồng, Nhản trồng có nhiều rất thơm khi chín, nhiều cơm , cây khá lớn, trái phải bọc lại trong lổng bằng tre, hay bao bố nếu không bị chim ăn hết. Nói đến chuyện này tôi nhớ chuyện đi ăn cắp nhản. Nhà tôi cũng có trồng một cây nhản nên tôi biết gia đính  tôi quý nó như thế nào, nhưng bạn tôi thôi thúc rủ rê mãi tôi cũng mềm lòng.  làm chuyện này vui , mạo hiểm mà được ăn tha hồ, vả lại nhà bà mười Két trong xóm có trồng rất nhiều,  mất trộm chút đỉnh, chắc không sao. Thế là tôi theo bọn nó.  Một hôm đợi trời tối cả lủ hẹn nhau lén lúc men theo rào, rồi xé rào vào sân nhà bà, biết trước bà không nuôi chó nên lọt vào êm xuôi, tôi có nhiệm vụ đứng dưới đất chụp lồng nhản từ trên quăng xuống, mọi chuyện đang trôi chảy bổng có người trong nhà mở cửa , ánh đèn hắt ra, hai  thằng bạn  khôn hồn ngồi trên cây im phăng phắc còn tôi thiếu điều muốn tè, tay ôm đầy  bao nhiêu  bao nhản. Cửa đóng lại hú vía, , tôi bảo tụi bạn đủ rồi nhảy xưống, bổng cửa nhà lại mở lần nửa thể là tụi nó nhảy xuống cùng tôi chạy bán sống bán chết,  tìm chổ không ai thấy, không ai theo  mà chia nhản, khổ nổi lúc chạy có thằng lọt vào vũng nước dơ, hôi thúi nên phải tìm chổ rửa thế là phải chạy vào nhà tôi. May quá để ý, tụi  tôi dùng gáo múc nưóc từ cái lu cạnh giếng mà rửa . Xong rồi tụi tôi ra cổng chia nhản ăn đả , chưa xong,  nhản ăn đả vừa ăn lại vừa canh  nhưng vẩn không hết,  phải dấu tiệt chứ ai biết được thì chỉ có đường chết , rồi mấy bao nhản không, phải quăng đi đâu. Cuối cùng mổi thằng phải đem dấu một mớ, còn bao nhiêu thì dấu trên mái cổng tìm cách thủ tiêu sau.

Trái chùm bao.

Chùm bao cũng còn gọi tên khác như nhãn lồng, lồng đèn, lạc tiên là loại dây dại mọc hoang ở hang rào trước nhà tôi,  cũng thấy mọc ven  đường quê hoặc bờ rào,  trái màu xanh được bao bằng lưới , chín trở màu vàng có vị chua chua chua ngọt ngọt, trong có nhiều hột như hột của trái trứng cá.  Chim chóc rất thích loại trái này, có câu ca dao “Chim Quyên ăn trái nhản lồng thường, lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi”

Nấu canh với đọt dây chùm bao nghe nói giúp trị bịnh mất ngủ?

Nhàn lông

Trái bần

 Cây bần không cao, rậm, xanh mướt quanh năm mọc đầm mình dọc những bờ sông nước mặn. Trái bần hình bong vụ (con quay) hơi dẹp, dáng  giông giống như trái hồng dẹp còn xanh. Lần nào đo tắm sông gần cầu Bính lợi  cũng hái Bần sống ăn với muối ớt đem theo , có vị chua và chát, lúc chin thì ngọt lờ lợ.

trái bần

Trái bình bát

Bình bát là loại dây leo mọc hoang ở hang rào trong xóm, lá hình ba góc bầu màu xanh đậm trái giống như dưa chuột, nhỏ cỡ ngón tay út

Còn loại bình bát cây thì trái hơi tròn, màu vàng lúc chin bên trong có nhiều hột to đen như hột trái mẳng cầu .

Trái lý

Cây lý trồng trong sân nhà,  giống cây mận (đào)  nhưng hoa to rực rỡ hơn, trái lý  tròn trịa hơn mận, không xốp, giòn ngọt ngào, mùi thơm rất đặc biệt.

trai-lytrái lý

Trái xay

Còn gọi là trái sa lông lớn bằng đầu ngón tay út , vỏ da cứng có màu nhung đen, cơm bên trong mềm và ngọt, hình cây trái xay chỉ mọc nơi vùng cao.

trai xay salong

Trái ô môi

Trái ô môi dài, cong, màu da đen  , sần sùi, gút mắc, cứng như khúc cây, nhìn ngoài không hấp dẩn.  Khi ăn phải  vạt hai bên trái, chừa lại hai sống hai bên,  đẩy nhẹ hai sống so le, gỡ ra từng miếng tròn đường kinh khoảng 20mm mà ăn. Ô môi có vị ngọt, vỏ hột ô môi ngâm nước sẻ mềm, có thể nấu chè ăn rất ngon.

Hoa trái ô môio moi

Trái điệp

Trái điệp nhỏ cỡ quả đậu hòa lan, khi tách vỏ,  phần ăn được là lớp cơm mỏng bao quanh hột màu xanh phỉa bên trong.

trái điệp

Trái keo

Trái  keo vỏ mềm cong vòng khúc mắc, bên trong trái hình bầu dục, lớp cơm hơi nhớt nhưng có vị ngọt , nếu còn hơi sống hơi chát chát . Đường Chi Lăng nay là Phan Đăng Lưu  (còn biết là đường Hàng Keo) xưa có trồng nhiều cây keo, khu vực này cũng gọi là khu Hàng  Keo, nơi đây có một cơ quan  ai cũng biết đến gọi là bót Hàng Keo, nếu bị kéo vào đây là có chuyện lớn rồi.

trái keo

Trái me

Me  có loại chua và loại ngọt, me có thể ăn sống, rốt, chin  hay ngào đường, được dùng như là một loại gia vị để nấu chua , canh chua, nước sốt chua. Có người chế biến nước me thành nước uống. Hột me được bé gái làm trò chơi búng đủa ,  hột me ngâm lâu, nấu cho mềm lột vỏ nấu chè hột me ăn với nước dừa rất ngon

Đường Saìgòn ngày xưa nhất là ở quận nhất có nhiều hàng me. Đường Hàm Nghi với những hàng me, khi có gió to me rơi rụng , nhặt ăn rất ngon !

Đường Nguyển Văn Học nay là Nơ trang Long cũng trồng me có xen với Điệp va Phượng Vĩ, còn đâu tiếng ve kêu và hoa phượng đỏ , đó đây có những cô cậu bé cắp sách tung tăng nhặt me theo những cơn giông nhẹ.  Kỷ niệm không bao giờ phai nhòa theo năm tháng !

trái meme

 

Trái Hồng Quân

Có người gọi bồ quân, mồng quân, gia đình tôi gọi là hồng quân vì nó thích hợp hơn cả, lúc còn non trái xanh chua và chát, lúc chín có màu tím đỏ thường khoảng mùa tựu trường. Cây Hồng Quân khó trồng và thân cây có gai nhưng không nhiều, nhà tôi cho dây thanh long mọc quấn theo thân cây nên lúc trái hồng quân chính loáng thoáng với  hoa thanh long trông rất đẹp.

Cây hồng quân rất sai trái nặng trỉu trên cành mong manh , lá nhò rất sạch và đẹp. Trái hồng quân giống như cục đạn bi nên trè em và các cô bé rât thích.

Trái còn xanh, ăn rất chua và chát, nhiều người ăn chấm với muối ớt
Trái chin từng chum trông rất đẹp. Có thể hái  nó lúc gần chin (gọi là chin hờm) rồi vò trong tay thì ăn ngọt. Nếu chin thì ngọt hơn, khi ăn thì cũng nên vò sơ sơ, cơm phía trong ngọt và có hột. Ăn nhiều thì đi cầu, quá độ có thể bị táo bón. Đặc biệt các cô còn nhỏ tuổi thích hồng quân lắm, nhưng khéo chứ hồng quận dính quần áo thì giặt khó ra.

Cây Hồng Quân

trái Hồng quân- mồng quân- chùm quân

Trái Hông Quân chưa chin màu xanh, chin màu hồng.

Trái chùm ruột

Cây chùm ruột trong sân nhà tôi rất sai trái nhưng không mấy người ăn vì chua quá, cây thấp lè trái đeo kín chi chít khắp các cành, trái giòn có vị chua nên thường được ăn với muối ớt  . Chùm ruột chua ngâm vói đường muối ăn rất ngon. Chùm ruột làm mứt cũng rất ngon vì có vị ngọt lẩn với vị chua.

chùm ruột

Trái Lucuma

 Đây là một cây trái khá lớn trong sân, lá xanh đậm một bên, còn một bên có màu sa pô chê. Còn gọi là likima , có người gọi là trái trứng gà, gọi màu trứng gà thì không đúng lắmvì lúc chín vỏ bên ngoài từ xanh chuyển sang vàng bên trong thì thịt màu vàng ửng , ăn rất ngọt thịt giống như trái bơ, ăn rất ngán. Hột to bên trong màu đen bóng láng. Bông lucuma nhỏ , rất đẹp giống rất  đồ trang sức nên các cô bé nhỏ thich làm xâu chuổi đeo.

lucuma loại tròn còn sống

Trái sê ri, sơ ri

Trái còn sống thì chua, chín có vị ngọt, màu hồng đỏ tưoi, tròn , đường kính khoảng 10mm, có hai ba hột cứng . Hình dáng bên ngoài giống trái chùm ruột.

trái se ri

 

Trái chùm bát

Trái chùm bát trái này chim hay ăn. Ăn vào ngọt , cũng là trái dại ít người trồng

trá chùm bát

 

Trái thanh trà

Hình dáng và bên trong y chang trái xoài nhỏ ăn vào chua chua ngọt ngọt. Thấy bán nhiều ở Cần Thơ, Vỉnh Long…

trai thanh trà

Trái trứng cá

Một loại cây thân gỗ nhỏ, cao khoảng 5-10m  7-12 m với các cành xếp chồng lên nhau, lá rủ có mép khía răng cưa.  Khi ra bông màu trắng, trái chín màu hồng đỏ nhạt, giống trái sơ ri, vị ngọt, trong ruột chứa nhiều hột nhỏ giống như trứng cá

trứng cá

Trái Sim

Cây sim thường mọc thành rừng trên đồi cao rất đẹp mắt.  “Những đồi hoa sim Ôi những đồi hoa sim tím chiều hoang biền biệt”  Hoa  sim có màu tím, trái bằng đầu ngón tay út và khi chín trái có màu tím đen thẩm , cơm của trái sim mềm và bở vị sim ngọt lờ lợ, có xen lẫn vị chát và có thể dùng làm rượu.

Trái sim khô thường có bán trong các chợ,  chung với trái xay

trái sim khô

Trái sim khô

Trái dừa nước

Dừa nước mọc trong những vùng sình lầy dọc theo bờ sông, hay vùng ven cửa biển có thủy triều lên xuống, có nước chảy chậm bồi đắp phù sa dinh dưỡng. Nếu để tự nhiên, dừa nước sẽ phát tán sinh sôi nảy nở theo sự đưa đẩy của thủy lưu. Dừa nước rất thường gặp dọc theo bờ biển và các cửa sông ở miền Đồng bằng song Cửu long, đặc biệt xứ dừa Bến Tre

Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau lớn lên thành như một quả bóng đường kính cỡ 25-30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thuỷ triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi.

Cơm dừa nước để ăn và lá để lợp nhà hay làm củi, không mấy ai biết đến kỹ thuật rút nhựa dừa nước từ cuống hoa để nấu đường, ủ rượu, làm bia, lên men giấm, chưng cất cồn và một số loại sản phẩm có giá trị khác trong khi đó lại là nguồn thu nhập ít có hiệu quả nhất của dừa nước. Sản lượng đường dừa nước trung bình 20,3 tấn/ha cao hơn so với đường mía (khoảng 5 đến 15 tấn/ha). (theo Wikipedia)

cay dua nưoctrái dừa nước

Trái vú sửa

Vú sửa là loại cây trái to, có nhiều loại và nhiều màu (căn bản trắng,tím,hồng) ngày xưa trong Nam còn gọi vú sửa màu tím là hồng nhung.

Trái vú sửa tròn trịa đường kính khoảng 5-8cm,  lúc chín cơm vú sửa thơm và nhiều nước…sửa. Nếu cắt ngang trái vú sửa sẻ thấy cơm có hình ngôi sao.  Trái vú sửa có mủ nên lúc ăn phải để ý, cách ăn dể nhất là cắt vú sửa làm hai rồi dùng muổng mà ăn

vu sua tímvu sua trang

 

 

Trái điều (đào lộn hột)

Cây cao từ khoảng 3m đến 9m. Lá mọc so le, cuống ngắn. hoa nhỏ, màu trắng có mùi thơm dịu. Trái hình thận dài khoảng 2-3cm . Trái khô, không tự mở, vỏ ngoài cứng, mặt hõm vào, cuống quả phình to thành hình trái lê hay đào, màu đỏ hay  vàng. Do vậy người ta thường cũng gọi là đào lộn hột (tức đào có hột nằm ngoài quả). Hột điều rất béo và có chứa dầu.

Trai dieu lon hot

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Một vài loại bánh đặc biệt ở miền Nam

 

Lúc còn khoẻ, má tôi rất khéo nội trợ,  bà thích bày biên nấu ở nhà vừa rẻ lại vừa ngon, vừa vui, vì có sự tham gia của nhiều người nhất là dịp Tết đến, vừa ăn lại vừa biếu cho nữa. Sau này bà lớn tuổi nên thường nấu chia với người dì ở cùng xóm.  Trong các loại bánh được nhắc đến chỉ có loại bánh chao là má tôi chưa làm bao giờ. Lúc còn thơ tôi thường phải canh chừng nấu bánh hàng giờ ngoài sân trước, những kỷ niệm gia đình khó phai, nhất là phải canh bánh đến khuya trong ánh lửa bập bùng và mùi khói bay trước Têt

Bánh Tét

Bánh tét  chỉ được gói và nấu trong dịp Tết nên khởi thủy được gọi là Bánh Tết, sau này bị nói trại ra là bánh Tét

Bánh cúng

Khởi thủy bánh này được gọi là bánh cuốnvì lá chuối phài cuốn hình ống tròn  dài cỡ gang tay người lớn trước khi  bỏ bột gạo pha vào (nước cốt dừa, muối, đướng, đậu) thường dùng để cúng  “cô hồn” rằm tháng bảy hoặc cúng tổ tiên trong những ngày giỗ chạp ở miền Nam nhất là  miền Đồng bằng sông Cửu Long cùng với bánh tét, bánh ít…”.

banhcungct

 

 

Bánh cấp

Loại bánh thường được dâng cúng cùng lúc với bánh cúng . Khởi thủy có tên là bánh cặp vì cứ hai cái úp mặt vào nhau rồi cột dây thật chặt. Nguyên nliệu thì cũng giống như bánh cúng

bánh cúng bánh cấp

Bánh cay

Bánh này làm bằng khoai mì , có pha ớt, bỏ muối đường chiên vàng ăn  mặn mặn cay cay rất ngon !

bánh cay

Bánh rế

Bánh rế là loại bánh ngọt được làm bằng khoai lang sắc ra thật mỏng thành sợi,  đường nấu chảy được tưới lên mặt bánh như cái rế. Tương tự như cách đặt tên của chả giò rế… Bánh là đặc sản của nhiều nơi như Sóc Trăng, Phan Thiết…

bánh rế

Bánh hỏi

Khởi thủy là bánh xổi, hấp nóng hổi vừa thổi vừa ăn, lâu ngày biến thành bánh hỏi

Bánh Chao

Bánh chao thường được làm từ bánh trung thu cũ. Nhờ đã qua một lần nướng, các loại nguyên liệu đều đã thấm đường nên khi nhồi với chao, bánh ra đúng vị bánh chao mặn mặn ngọt ngọt, lại thoang thoảng mùi hành lá nướng rất ngon. Nếu làm trực tiếp từ bột như cách bên, nên để bánh thật nguội hoặc để vài ngày cho bánh dịu rồi mới nhồi chao nướng thì sẽ ngon hơn. Món bánh chao đặc biệt này nên làm từ bánh trung thu, càng cũ càng ngon. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng bánh trung thu hư, mốc để làm bánh vì không thể loại bỏ được độc tố từ nấm mốc, không bảo đảm sức khỏe.

bánh chao

Bánh thửng,

 bánh thuẫn

Hai loại bánh hấp này  cũng từa tựa như bánh bong lan và loại muffin của các xứ da trắng nói tiếng Anh, như hình thức bên ngoài thì khác hẳn

 

 

 

Bánh  thửng

 

 

 

Bánh cam bánh vòng

Bánh cam miền Nam làm bằng bột pha (gạo, nếp, nổi) , sau khi nhồi dẻo rồi có thể uốn dẹp vo tròn có nhưn bằng đậu xanh có trộn đường , sau đó được chiên lên.

Bánh vòng chỉ có bột dẻo kéo dài rồi khoanh tròn lên chiên chừa lổ trống ở giữa.

Ngày xưa người ta hay rao bán “ai ăn bánh cam bánh vòng hôn”  vì hai thứ bánh này hay bán chung với nhau.

.

Mai Tran/Y Nguyên


Nhớ Tết Mậu Thân


Nhớ Tết Mậu Thân 1968.

Y Nguyên

Sáng mùng một Tết, theo thông lệ gia đình Nguyên thường quay quần chúc tụng lì xì lẩn nhau, không đi thăm ai hết vì má Nguyên chủ trương, nếu mình xông đất họ, năm đó họ không làm ăn nên ra thì họ lại quở mình. Thường thì má tự xông đất lấy – má bước ra khỏi cổng rồi quay trở lại- sau khi cúng đón giao thừa. Sau đó đi chùa trong xóm hoặc đi Lăng Ông (lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt) hái lộc. Nếu muốn thăm ai cũng phải đợi trời tối mùng một mới đến thăm.

Năm Mậu Thân, Nguyên đi thăm gia đình người bạn thân dể tính học cùng trường, rồi bày ra đánh bài, mê bài họ khuyên Nguyên ở lại qua đêm, bên cạnh bánh mức, dưa hấu đỏ, bánh tét, bánh chưng sao mà chối từ được. Đến khoảng hơn 1 giờ sáng mùng hai bổng nghe nhiều tiếng nổ lúc đầu cứ tưởng là pháo , rồi nghe kỹ lại là tiếng súng lẻ tẻ rồi liên thanh,  mở radio thì biết tin là VC mở cuộc tổng công kích khắp nơi, mọi người không được di chuyển, đâu ở đó. Nguyên bối rối nhưng quyết định phải về nhà ngay vì biết gia đình Nguyên đang hoang mang trông đợi, có gì thì gia đình đùm bọc lẩn nhau.  Sàigòn lúc này giới nghiêm 24 giờ cho tới khi có lệnh mới, tuy thế Nguyên mạo hiểm len lỏi từ hẻm nhỏ này sang ngỏ khác, phập phòng lo sợ vì nghỉ rằng VC hay lực lượng an ninh bắt được mình cũng “chết”, về đến nhà may quá không ai khiển trách nặng nề, nhưng cả đêm gia đình không ngủ được.

Dỉ nhiên tình hình khắp thành phố bất an, tiếng súng năm này thay pháo mừng xuân. Hầu như mọi người thăm hỏi tin tức lẩn nhau qua “dậu mồng tơi” hay ngoài ngỏ. Không ai tin tưởng được VC ngang nhiên phá vở không khí thiêng liêng của ba ngày Tết. Cả xóm nằm yên , đêm nặng nề, sang âu lo vắng lặng, chó xủa cũng làm bao ánh mắt con tim phập phồng.  Hoa cảnh không ai buồn chăm sóc, cúng ông bà cũng dẹp qua một bên, tiếp theo những đêm dài nằm thao thức .

Và rồi chuyện đã xảy ra cho một đêm dài không ngủ, Nguyên không nhớ là đêm mùng nào nữa, đêm ấy có những tiếng súng hòa lẩn tiếng la, tiếng chạy nghe như trong khuôn viên sân vườn, sau đó là sự im lặng , im lặng ghê sợ kéo dài cho đến sáng, nếu ai gỏ cửa thì sao ?.

Qua một đêm mệt mỏi, sáng hôm sau cả xóm thức dậy trong nổi bàng hoàng, sáng này không tiếng xe gắn máy, mà chẳng thấy ai qua lại, yên lặng ngột ngạc.  Nguyên thận trọng bước ra cổng nhìn dáo dát để may ra gặp ai đó hỏi chuyện đêm qua, chỉ thấy đầu hẻm vắng loáng thoáng bóng dáng lính Thủy Quân Lục Chiến tiến về phiá nhà Nguyên, họ đi chậm hai  hàng dọc theo hẻm trong thế hành quân. Thấy Nguyên họ không nói gì, Nguyên trở lại đứng trước cổng nhà, lang mang chuyện gì đang xảy ra, tại sao giửa Tết giữa thời khắc hưu chiến mà VC lại tấn công, sao lại thế được. Nguyên cảm thấy không sợ hải, không sợ chuyện rủi ro,  chỉ muốn biết mặt mủi lính VC “bằng xương bằng thịt” như thế nào1 . Chừng khoảng 5-10 phút sau bổng nghe tiếng hét “Nó trong bụi đó” rồi bao nhiêu tiếng thét khác theo nhau, sau đó là một tràng súng bắn vào bụi rậm ven đường hẻm cách nhà Nguyên hơn 50m hòa lẩn tiếng “coi chừng nó tung lựu đạn” sau tiếng súng, mùi thuốc súng chưa tan, họ lôi ra hai anh bộ đội mặc quần cụt, áo khaki màu xám.

  • Đúng ra ngày xưa Nguyên khoảng 5, 6 tuổi gì đó, bộ đội VC, thời đó má Nguyên gọi là Việt Minh thỉnh thoảng cứ khoảng nửa đêm về sáng, tiếng chó sủa rân báo hiệu họ sắp gỏ cửa đến thăm, mục đích là để xin tiền ủng hộ. Họ ăn mặc đồng phục đen-chỉ nhớ áo bà ba đen, trên cổ quấn khăn rằng trắng đen giống như đồng phục của mấy ông Khmer Rouge, tay cầm súng  FM, Mi-trây-dết (mitraillette), kẻ đứng ngoài sân, người trong nhà, họ gọi bà nội Nguyên bằng má, má Nguyên là chị Hai còn ba Nguyên thì họ cứ nói lần nào tới đây cũng không gặp được anh Hai thầy Hai-Má Nguyên nói ba ở lại nhà bạn ở Saigon, nhưng thật ra mổi lần họ đến là cả nhà Nguyên lên ruột ba Nguyên phải chui lên trần nhà trốn vì sợ họ đem theo. Họ lấy tiền và một số đồ ăn rồi biến đi trong bóng tối.

Chuyện xảy ra quá nhanh, Nguyên trở thành nhân chứng bất đắc dỉ.  Vài anh TQLC đã đến đứng trước cổng nhà Nguyên cũng ngạc nhiên được lệnh dừng lại, tiếng người lao xao, một vài người trong xóm  xuất hiện, xoay quanh đám lính, Nguyên bước ra khỏi cổng, họ cũng không buồn gìử Nguyên lại. Lần đầu tiên Nguyên thấy xác Việt Công, xác 2 người bộ đội trẻ, một anh TQLC móc túi áo của một anh mang AK 47 quanh lưng có băng đạn, một chứng minh nhân dân, một lá thư và ảnh của người vợ trẻ, anh này là bộ đội miền Bắc. Không hiểu sao Nguyên cũng có loáng thoáng đọc ké lá thơ này với anh TQLC, nội dung bâng khuâng về chiến tranh, bao gìờ sẻ gặp lại, mùa này Hà Nội sao đó.  Các anh TQLC nói sở dỉ họ phát hiện được là vì tiếng rên rỉ của người đồng đội bị thương, hai anh này đã chạm súng đêm qua, một anh vì tình đồng đội ở lại giúp bạn bị lạc đường và không rút kịp vì trời sáng.

Sau cuộc hành quân của TQLC, tình hình khu vực xóm Nguyên đã tạm ổn, mặc dù TQLC vẩn còn đóng chốt, mổi sáng Nguyên đạp xe vòng quanh Xóm Gà-đường Lê Quang Định-Ngô Tùng Châu, Phan  Văn Trị -Cây Thị-Gò Vấp để nghe ngóng tình hình. Hầu như mổi sáng vẩn còn xác chết VC nằm ngổn ngang ở đầu hẻm, hẻm chùa Dược Sư, hẻm chùa Liên Ứng, Già Lam, dọc đường Phan Văn Trị hướng Sakymen (hảng làm mền), ngả năm Bình Hòa, dọc đường mà bây giờ gọi là Nguyên Hồng .  Có khi họ bắt người dân thường khiên hộ những xác chết bỏ vào xe ba bánh, di chuyển về địa điểm tập trung, rồi xe quân đội GMC chở đi. Trong thời gian này, nhìn quá nhiều xác chết khiến Nguyên trở nên hơi vô cảm-không còn cảm xúc ghê rợn đối với Nguyên, Nguyên ở gần gủi với sự chết.  Có thì giờ Nguyên đi vòng các chùa Vạn đức, Liên Ứng, Thập phước (bây giờ là Tập Phuớc), Bảo An xem chùa có hư hại gì không, thỉnh thoảng Nguyên ghé chùa giây lát để tìm cái cảm giác yên lành, tỉnh mịch, một vài lời cầu nguyện thầm cho gia đình yên lành, cho các vong hồn vô danh, một vài lời thăm hỏi với mấy ông Trụ Trì, chứ một câu kinh Nguyên cũng không biết. Thời này Nguyên cũng không để ý chùa như thế nào, chỉ biết Phật tử nuôi Thầy và làm công quả cho chùa. Không bao gìờ nghe thấy chùa làm kinh tế. Chỉ riêng chùa Dược Sư là Nguyên chỉ dám rón rén nhìn vào chứ không hề bước vào trong cho đến vài năm gần đây vì chẳng qua đó là chùa sư nử.

Chùa Liên Ứng cách nhà Nguyên không xa, người trong xóm còn gọi là chùa Chín Phù, vì chùa là nhà của ông Phù, con thứ chín trong gia đình, không biết có từ lúc nào. Hồi tiểu học, mổi lần má Nguyên sai đi mua bún thì Nguyên ghé chùa vì lò bún ở gần chùa thế thôi.  Chùa nằm trong khu đất khá rộng, kiến trúc xưa, nền đất, xung quanh có mồ mả, phần chính điện hơi âm u với những cây đèn dầu không bao gìờ tắt. Không biết chùa đổi tên lúc nào, có lẻ từ khi chùa được trùng tu nằm trong giáo hội Phật Giáo Việt Nam- sau 1975.

DSC09885

Ngày xưa, trước chùa Liên Ứng là hẻm nhỏ cây mọc phủ, có đoạn đan nhau, người xưa đồn hẻm này có ma, dù vậy dân địa phương vẩn dùng làm đường tắt  đi lên chợ Gò Vấp. Năm Mậu Thân, con hẻm nhỏ trước chùa là vùng tử địa, có nhiều xác chết nhất.  Lúc còn nhỏ, mấy anh em Nguyên đoàn tụ trước sân nhà bên cạnh rổ khoai hay đậu phọng (lạc) nấu, nghe má kể chuyện ma.

Nhà bạn Nguyên ở gần chùa, thiếu úy Pháo Binh gì đó, thời trung học C giỏi hơn Nguyên, khi xong tú tài chàng quá tuổi nên phải đi quân trường Thủ Đức. Mổi lần nghe tiếng mobylette xanh là Nguyên biết C ghé thăm, những đêm trăng ngồi bên miệng giếng, dưới tàn cây hồng nhung, tán dóc tới khuya chuyện đời chuyện văn thơ, chuyện người yêu là thi sĩ. Mối tình thơ ấy cho đến bây gìờ vẩn hạnh phúc. Không nhớ rỏ, cũng trong thời điểm Mậu Thân, Nguyên và một người bạn nữa lúc này cũng lang thang tán gẩu vì sinh hoạt bình thường vẩn chưa ổn định, sáng đi rảo vẫn còn xác VC trên đường. Một hôm C đến thăm, mặc đồ thường rủ tụi Nguyên đến nhà thăm má C gần chùa Liên Ứng, vì ngày mai phải trở về đơn vị. Lâu quá cũng không thăm má C thế là ba thằng chúng tôi cẩn thận luồn theo hẻm, qua chùa Liên Ứng, cảnh vật xung quanh yên lặng lạ thường có lẻ dân còn tản cư ở những vùng lân cận. Đến nhà C, nhìn trước sau không có gì biến đổi, cây lá rụng nhiều, sơ sát hơn, tụi Nguyên chào má C thăm hỏi vài câu rồi bà đi vào trong. Ba đứa Nguyên ngồi uống trà, ăn bánh, đánh xập xám chướng trong một không gian yên lặng, chỉ có gió lay, ngoại trừ thỉnh thoảng sen lẩn với tiếng cười của “chúng mình ba đứa”. Nguyên không biết và cũng không nhớ ở đó bao lâu, và nói chuyện gì, sau buổi gặp gở   “chia tay mình ai nấy đi” hẹn lại một chầu mì Cây Nhản Đa Kao.

Một vài ngày sau bửa xập xám chướng đó, TQLC trở lại hành quân, bao vây nhà nó, tiêu diệt tổ chỉ huy VC nằm trong hầm dưới bàn thờ trong nhà.  Hú hồn.  Lúc tụi Nguyên tán gẩu, ba xạo chuyện đời thì chắc họ nghe hết chứ gì! Mô Phật, Lạy chúa tôi. Quả là có phước!

Sau này lúc Nguyên về thăm nhà dịp Tết 1974, nghe C nói lại, lý do TQLC phát hiện được tổ VC ở nhà C là vì tình báo TQLC  thấy má C đi chợ mua đồ ăn nhiều hơn bình thường, hỏi thì bà trả lời không suông sẻ lắm, có đêm thì thấy ánh đèn thỉnh thoảng rực nhá lên . Thì ra bộ đội Bắc Việt được gài lại, chụp hình trong đêm cho mục đích tuyên truyền- quân Giải Phóng vẩn còn hoạt động trong địa bàn chờ đợi để yểm trợ cho cuộc tổng nổi dậy, đang nằm yên đợi lệnh.Thế mới chết, lạy ông con ở bụi này !

Không hiểu có chuyện gì xảy ra cho C và má C không vì sau đó mất liên lạc và vì biến cố 30-4, hơn  40 năm Nguyên mới gặp lại C dù khác nhiều, vẩn còn dáng dấp bình tỉnh nhưng khắc khổ vì lam lủ để kiếm sống. Qua tô phở và ly cà phê ở một quán nhỏ bên đường, cùng nhớ lại chuyện xưa, tình thân xưa vẩn còn đâu đó, má C đả qua đời lâu rồi, C không biết chuyện má C làm,  bị bà con móc nối sao đó trong thời gian C trong quân đội không đến thăm má thường. C nói cuộc sống mệt mỏi lắm, giờ thì còn gì để mong để chờ, từ lâu nay sống nhờ tiền cho thuê nhà, ít gặp bạn bè nhưng rất mừng gặp lại bạn xưa.  Sau ly cà phê, C nhìn đồng hồ rồi xin phép Nguyên về đưa vợ khám bác sỉ, hai đứa chia tay hẹn gặp lại, trước khi đi C nói với “ Mày may mắn quá, vượt biên bao lần rồi mà vẩn còn đây, mày may mắn hơn tao nhiều, gởi lời thăm bà xả nha”. Đó là lần hai đứa gặp lại sao cùng!  Tháng 30-4 nào cũng thế có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn!

Nửa đêm về sáng 30 tháng 4 năm Tân Mảo 2011


Dì Hai Lò Nem

Dì Hai Lò Nem

                                                                        Dì Hai Lò Nem

Bảo năm Nhâm Thìn (1952) vẩn hằng in trong ký ức thâm sâu cùa tôi từ lúc lên năm. Ông cố tôi nói bảo này có ăn thua gì với bảo năm Giáp Thìn (1904), được xem  là trận bảo tàn phá lớn nhất trong lịch sử  miền Nam,  nhưng đối với tôi là cả một vùng trời kỷ niệm.  Tôi ngồi trên ngưỡng cửa sổ nhìn ra ngoài gió thổi rít lên từng hồi, cây cối ngả nghiêng theo những cơn giông, mưa không ngừng nghỉ, bầu trời xám xịt, mưa bong bóng chảy thành dòng, may mà nhà tôi  nằm trên vùng đất cao nên không bị ngập. Tôi nghe tiếng lao xao bên nhà dì Hai  vì bảo đả đánh xập gian giữa nhà dì.  Má tôi nói nhà dì sập đêm qua, nhưng may mọi người bình yên.  Mái nhà lợp bằng lá dừa , nền đất sét rất phẳng, tường  nhà cũng bằng đất sét trộn rơm, lúc tôi sang nhà dì chơi tôi thich đi chân không trên thềm đất,  rất mát mà dì cũng không cấm cản tôi muốn chạy đâu cũng được . Nhà dì kiểu  xưa trong Nam , cũng có ba gian hai chái, có bàn thờ giửa,  lư hương và hai bộ ván gổ hai bên ,mun đen mát rượi.

Trong khuôn viên nhà tôi có cả nhà dì Ba và nhà bà Mắng, nhà dì Hai gần nhà tôi hơn nên nhìn thây rỏ gian giửa bị thụng xuống vì cuồng phong và mưa nặng hạt, còn hai chái thì không sao , tôi thầm nghỉ củng may cho dì vì vẩn còn chổ làm nem.  Các cơn mưa liên tục , nước tràn đầy khắp nơi, nên má tôi không cho tôi chạy qua thăm. Dì Hai là chị của má tôi cùng cha khác mẹ, không bao giờ tôi biết đời tư của dì chỉ biết dì Hai có ba đứa con cùng làm Nem đem ra chợ bán, người trong xóm gọi dì, Dì Hai Lò Nem.  Sáng sớm dì gánh nem ra chợ, người mua sỉ thì đến thẳng nhà dì, xong chợ dì mua thịt và vật liệu cần thiết  để làm nem ngày sau, cứ như vậy từ ngày này sang ngày khác.

Tôi thích nhất anh Tư con của dì vì ngoài tài “quết” Nem-  bỏ thịt vào cối và quết thịt cho nhuyển -anh còn biết đàn và khéo tay, làm đồ mã rất giống thật (làm mô hình bằng giấy nhà cửa, xe cộ, đồ dùng, quần áo…) để đốt cúng cô hồn rằm tháng bảy, ai đặt gì thì anh làm cái đó.  Anh Tư có thói quen thích ở trần trừ khi trời trở lạnh vào khoảng tháng chạp, anh cũng có tài đờn ca Nam Ai, Lý con sáo, Xàng xê và nhất là sáu câu Vọng cổ ,  anh có máy hát dỉa kim xưa , thỉnh thoảng phải thay kim mới hát rỏ, cứ khoảng một hai giờ trưa là anh đem máy ra hát (dỉa xưa hảng Asia 78  tua thì phải), cải lương và tân nhạc đủ cả .  Muốn hát phải lên dây thiều (dây cót) để làm cho dỉa quay, khi nào  âm  phát chậm lại là phải quay thêm hát tiếp.  Cái lưong vọng cổ thì có những tên như  Bảy Cao, Phùng Há, Năm Nghỉa (ba của Thanh Nga), Tư Sạng, Tư Chơi, Năm Sa đéc, Năm Cần Thơ, Văn Vỉ (đệ nhất lục huyền cầm đàn cải lưong, vong cổ), Sáu Tửng (đàn Kìm) Bảy Bá (đàn tranh- sau này tôi mới biết ông cũng là soạn giả nổi tiếng Viển Châu) Út trà Ôn, Út bạch lan, Thanh Hương, Ba Vân,Văn Hường (hề) còn nhiều mà không nhớ hết,  tuồng hát xưa như San Hậu, hay Út trà Ôn với bài Tình anh bán chiếu, Tôn tẩn  già điên…

Những buổi trưa thỉnh thoảng tôi chạy sang coi dì làm Nem,  hoặc tước dây gói nem cho dì, anh Tư nói muốn nghe máy thì phái đi mài kim cho ảnh,  vậy là tôi bỏ cuộn dây mà tôi có nhiệm vụ tách ra thành bó 12 sợi vì một chục nem có 12 chiếc nem. Cái kim không dài khoảng 15mm mà mập và đầu phải nhọn,  anh đưa cho tôi cục đá mài và hai hộp, một đựng kim củ, một đựng kim mới mài, tôi bị anh dụ vì mài kim còn lâu hơn tước dây.  Nhưng thật ra đó là cái thú mài kim và được xử dụng máy lên dây thiều kỳ lạ của tôi lúc ấy. Mài kim thì chỉ được mài một lần mà thôi  Thỉnh thoảng anh ra Chợ Củ  mua kim và vài diả mới. Anh Tư bản lảnh thật vì sau này tôi mới biết anh có hai bà vợ nhưng chả thấy ai đánh ghen bao giờ.

Dì Hai hiền hậu, không bao giờ nghe dì lớn tiếng với ai, cậm cụi làm nem nuôi  con, lớn lên tôi chỉ biết ngày xưa dì có chồng tên Còn, con trai- anh tư Đủ, chị năm Bông, chị sáu Kiểu, đọc tên mọi người  thành Còn Đủ Bông Kiểu cũng hay. Sáng sớm dì Hai gánh nem ra chợ Gò Vấp bán. khoảng trưa xong chợ, dì mua đồ ăn lại cuả bạn hàng giá rẻ rồi chia lại với má tôi nên tôi cũng mong đợi dì về xem có quà cáp gì không-thưòng thì bánh trái, thỉnh thoảng dì cho má tôi chục nem.  Phương pháp làm nem của gì bắt đầu là “ra” thịt-cắt chọn phần thịt để làm nem,  thịt thì phải lóc mở ra –  và luộc da. Da sau đó sẽ được bào mỏng-rôì  bầm ra từng sợi nhỏ. Thông thường dì cho má tôi tép mở-mở thịt chiên đến khi chảy mở ra, lấy hết mở,  phần còn lại gọi là tép mỡ cũng là món ăn độc đáo của người miền Nam lục tỉnh, cơm cháy bỏ trên chút muối và mở,  còn nhà tôi thì ăn bánh tráng cuốn chung tép mở với trứng luộc hoặc bì và rau “sống”, trước khi ăn cơm, hầu như ngày nào cũng vậy , lâu rồi cũng thành thói quen.

Khi thịt được quết giả xong,  dì pha trộn với mở và thính (gạo rang đươc xay nhuyển) muối đường và sau cùng với da bì (còn gì nửa không thì tôi không nhớ), sau đó thịt được vo tròn sẳn sàng cho giai đoạn gói. Viên thịt được bọc  tròn trong lá vông, rồi đươc quấn bọc một lớp lá chuối trước khi  được gói trong mảnh lá chuốí to rồi đươc cột lại 12 chiếc nem thành một chục. Nem để khoảng vài ngày thì chua ăn được. Tất cả làm bằng tay từ trưa đến tối .

Sau cơn bảo một thời gian không hiểu sao dì quyết định trở về đất ông Ngoại ở Cây Thị, cất lại nhà. Ngày xưa nhà dì ở trong khuôn viên nhà Cố tôi, không phải trả tiền muớn đất, nghỉ lại tôi thấy ông tôi  rất rộng lượng và lòng thương người, quả thật hiếm có trong đời này vì ngoài nhà dì Hai còn có nhà của bà Ba (chuyên làm và bán giấy tiền vàng bạc để đốt cúng- giấy nhiều màu  in mực đen trên khung có khắc chử Tàu) và gia đình bà Mắng (bà  ngoài Bắc vào, ăn trầu, răng nhuộm đen không nhớ bà làm nghề gì). Cả ba gia đình chỉ có mẹ ở vậy nuôi con, nhà nào cũng  có mảnh sân nho nhỏ phía trước.

Dì Hai vẩn tiếp tục làm Nem một thời gian sau khi về nhà mới rồi bỏ nghề vì tuổi cao và các con không muốn tiếp tục nghề thủ công nghệ cực khổ này, thế là nem Gò vấp không còn nửa.

Má tôi kể lại chuyện dì Hai trên đường lên chợ Gò Vấp bán nem gặp ma. Dì kể một  sáng sớm mù sư ơng trời còn tối dì phải dùng đuốc mà đi, đường xóm từ nhà tôi đến chợ phài qua một con đường hẻm cây đan vào nhau, có đủ loại cây dại và dây leo như khoai mở rừng, nhản lồng, lá vang, mùa hè thì mát mẻ tràn ngập tiếng ve kêu, đêm hè có đom đóm bay trên hàng rào trà giăng mắc giây tơ hồng. Dì Hai gánh nem qua con hẻm này (vẩn còn, nhưng  nhà cất kín cả hai bên hẻm))  rồi ra con đường lớn (bây giờ là Nguyên Hồng)  để ra đường Lê Quang Định, băng qua cầu Hang đến chợ Gò Vấp. Đi cách nhà một khoảng xa, dì nhìn thấy lẻo đẻo theo dì có một con heo, dì nghỉ heo nhà ai sang sớm  xổng chuồng thế thôi , dì dùng chân đá nhẹ nó nhưng nó vẩn đi theo,  một khoảng sau lại có một con nửa đi theo, rồi cả đàn đi theo dì bưc quá vì chúng lẩn quẩn theo chân dì , dì bèn dừng lại lấy đòn gánh đánh trúng một con thì nó biến thành cục đất. Dì sợ quá nhưng cũng phải cấm đầu đi đến chợ bán xong gánh nem,  miệng không ngớt niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát thì không có heo nào theo nữa.

Má tôi tin và gần dì Hai lắm, không biết dì có biết không, má vẩn kể chuyện ma của dì nhiều lần,  dầu thời gian có làm mờ ít nhiều  kỹ niệm, những ký ức về dì Hai vẩn không phai mờ theo năm tháng .

Y  Nguyên/Mai Tran


Hữu Nghị mất Ải Nam Quan

Hữu Nghị mất Ải Nam Quan

Y Nguyên Mai Trần

Ải Nam Quan chiếm một vị trí quan trọng trong tâm thức người Việt Nam. Trải qua bao thời đại, lịch sử đã chứng minh người Việt phải hy sinh bao nhiêu xương máu để chống lại ý đồ Hán hóa, giử vửng biên cương và tồn tại đến ngày nay. Bài viết này không mang tính cách khảo cứu lịch sử nhưng là một cố gắng tóm lược cùng đưa ra nhận định của người viết dựa vào những gì, đã thấy, đã nghe và đã tham khảo một số tài liệu về Ải Nam Quan, theo sau chuyến đi thăm vùng địa đầu Chi Lăng, Lạng Sơn, Cửa khẩu quốc tế Hửu Nghị cuối tháng 1 năm 2011.

Người đọc xin chú ý, trong suốt bài viết, nhiều tên được dùng để chỉ cửa Nam Quan (tham khảo bảng dưới đây) cũng như nhiều chú thích quan trọng của người viết trên một số hình ảnh mà người đọc cần tham khảo.

Phụ lục 1-hình ảnh Nam Quan trước 1950

Phụ lục 2-hình ảnh Nam Quan từ 1950-2011

Phụ lục 3-Đâu là Ải Nam Quan? So sánh vị trí xưa và nay

Phụ lục 4-Cột mốc Km 0 qua nhiều biến đổi

Phụ lục 5-Khu vực Nam Quan theo dòng lịch sử

Phụ lục 6-Tài liệu đề cập đặc biệt đến Nam Quan

Tên  khu vực Ải Nam Quan qua các thời đại . Chú ý: chử Quan= 關 =关 (viết dạng đơn giản)

Kê Lăng Quan  雍鸡关 và Giới Đạo Quan         界首关 khoảng 200 BC năm Nhà Hán
Đại Nam Quan大南关
Trấn Nam Quan                镇南关
1725 Gia Tỉnh nhà Minh
Mục Nam Quan睦南关 Jan-1953 TQ (Mao)
Hửu Nghị Quan友谊关 Jan 1965 TQ (Mao + Hồ)

Nguồn: http://hwbdeboke.tadwena.com/13113/Friendship+Gate+is+one+of+China%26%2339%3Bs+nine+were+related..html

Theo sử Việt

Ải Pha Lủy, Pha d Trước 1406 Trước Hậu Lê – Thời Minh
Ẳi Nam Quan Thế kỷ 15 cho đến 1/1965  
Cửa khẩu Hửu Nghị Jan 1965 từ 1965-CHXHCNVN

 

Nhận Định

 

Theo sử lược và dử liệu nghiên cứu, biên giới VN và TQ không được phân chia rỏ rệt trước thế kỹ 14, người Trung Quốc (TQ) có nhiều tên (xem bảng trên) và người Việt Nam (VN) Ải Pha Lủy để chỉ một khu vực có một đường hẻm nhỏ qua Nam (Việt Nam) đi giữa hai trái núi hay đồi trong vùng đồi núi hiểm trở. Đời vua Hồng Vủ (1368-1398) nhà Minh có xây Chiêu Đức đài. Mặc dù không tìm ra sử liệu đề cập đến một kiến trúc cổng tại khu vực Nam Quan trước Chiêu Đức đài, chúng ta có thể suy luận trước nhà Minh đã có dựng một cửa ải trước Chiêu Đức đài để kiểm soát sự thông thương tại Nam Quan. Sự kiện này thích hợp với chuyện Mạc Đỉnh Chi đi sứ nhà Nguyên năm 1308, sai hẹn, phải ra câu đối để được quan trấn Ái nhà Nguyên mở cửa Ải cho sang. Năm Gia Tỉnh nhà Minh (1725) xây lại Trấn Nam Quan(hình A và B), tham khảo hình A (nguồn TQ) chúng ta thấy cả Chiêu Đức đài. Nơi đây, VN cũng có cửa Ngưỡng đức đài (xem hình B) không biết xây từ lúc nào (tham khảo phụ lục 3 hình 29). Tôn Sĩ Nghị có dâng biểu lên vua Càn long (1736-1795) nói rỏ “Từ đài Chiêu-đức đến đô thành nước họ (tức Thăng Long Hà Nội), quân đi chẳng qua chỉ mất sáu ngày…” (tham khảo 16)

Hinh A -Zhen Nan Guan-Victory 23/3/1885 Trấn Nam Quan

Nguồn:http://web.nuist.edu.cn/courses/zgjxds/ke/ke03/bianjiang/016.HTM http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Bang_Bo_%28Zhennan_Pass%29

Bức ảnh này mô tả quang cảnh của trận đánh tại Nam Quan ngày 23/3/1885. Quân

Pháp thua trận, rút về Lạng Sơn.

Hình B Trích từ “Sur les frontieres du Tonkin” bài viết của P Neis khoảng 1884-85 trang 339 (33)

Khảo sát chi tiết hình A và B, vào thời điểm 1885-86, chúng ta thấy toàn cảnh Nam Quan phù hơp với chi tiết ghi lại trong sử liệu (tham khảo Phụ lục 5, điểm 5, 16, 17). Hình A cho ta thấy đài Chiêu Đức được xây phía sau Trấn Nam Quan. Hình B cho ta thấy kiến trúc cổng phía VN mà có lẻ theo Nguyển Trọng Đang, đốc trấn Lạng Sơn 1774  tả lại …Đài không có quán, hai bên tả hửu lợp bằng cỏ; sửa chửa qua loa, vẩn theo như củ… (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Quan)

Ngày 26 tháng 6 năm 1887, Công Ước Về Hoạch Ðịnh Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc được ký giữa PhápNhà Thanh. Ngày 21 tháng 04 năm 1891 tiến hành cắm cột mốc tại vùng biên giới gần Trấn Nam Quan. Trong Công Ước có nói rỏ biên giới Tonkin (Bắc Việt thời Pháp thuộc)  tại cột mốc 25 (sau là 18) nằm 100m cách Trấn Nam Quan (Porte de Chine à Nam Quan).

Một sự kiện quan trọng theo sử Pháp và bài hồi ký của P Neis trong phái đoàn đàm phán biên giới, khu ải Nam Quan bị tướng De Negrier đặt chất nổ san bằng 25 Tháng 2 1885. Ảnh chụp trong thời gian này (Hình B (nguồn TQ) và  B (nguồn Pháp) cho thấy kiến trúc của Trấn Nam Quan trùng hợp với sử liệu Phụ lục 5, điểm 6, 15, 16.  Sau khi san bằng thì kiến trúc Nam Quan đã được xây dựng lại với hai cổng (tham khảo hình  C,D,E).

Hình C. 1908 Chụp toàn cảnh từ trên đồi phía Việt Nam

Hình D:  1909. Hình chụp trên địa thế VN, thâý rỏ chi tiết tường xây kiểu bậc thang ngắn, so với tường răng cưa bên Trấn Nam Quan, Trung Quốc, dài, hai bên chạy lên tận đỉnh núi (tham khảo hình C)

Hình E: Ảnh chụp năm 1940 cho thấy chức sắc nhà Thanh qua cửa Ải Nam Quan của Việt Nam.

Tóm lại qua sử liệu theo tiến trình thời gian, cho đến 1949 chúng ta thấy được vùng thành ải Nam Quan, có Trấn Nam Quan ở phiá Bắc thuộc Trung Quốc và cửa phía Nam, gọi là ải Nam Quan thuộc về VN và đây cũng là lý do của “ Việt Nam dạng hình cong như chử S, kéo dài từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau” Từ 1949 ta không thấy hình ảnh của hai kiến trúc này ở Nam Quan vì bị chiến tranh phá hủy Pháp Trung 1884-1886, cách mạng Tôn Trung Sơn chống nhà Thanh (1907), chiến tranh Nhật Trung (1937-1945) và Quốc Cộng (1949). Trấn Nam Quan được trùng tu và đổi thành Mục Nam Quan năm 1953. Năm 1957 Tỉnh Quảng Tây cho xây lại Mục Nam quan, đến năm 1965 thì Mao và Hồ đồng ý đổi tên thành Hửu Nghị Quan (1965) với kiến trúc chính còn tồn tại tới nay.

Nhiều bài viết công phu tố cáo chính phủ Cộng Sản Hà Nội “bán đất, nhường đất” cho Bắc Kinh chẳng những vùng Nam quan mà ở các khu vực khác, riêng về vùng Nam Quan, người viết thấy có ba vấn đề cần minh xác:

1)      Khoảng cách giữa Đồng Đăng tới Ải Nam Quan không rỏ, theo “Ðịa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ” của Ngô Vi-Liễn, Phạm Văn-Thư và Ðỗ Ðình-Nghiêm (Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản, Hà-Nội, 1926) là 5 km , theo “Đi thăm Đất Nước” của Hoàng Đạo-Thuý (Nhà Xuất bản Văn hoá, Hà Nội, 1976), Đồng- Đăng cách biên-giới Trung-quốc 4 km, trong khi VietNamtourism sách lưu hành nội bộ xuất bản 1989 thì Đồng Đăng cách biên giới Trung Quốc là 3 km và sách của Tổng cuộc Du lịch Việt Nam 2010-2011 cũng là 3 km.

2)      Vị trí cửa Ải? Ngưỡng đức Đài nằm đâu?

Theo Đại Nam Nhất thống chí (ĐNNTC) thì Ngưỡng đức đài nằm phía Nam của Trấn Nam Quan (TNQ), tất nhiên không phải cửa Nam. Tham khảo phụ lục 1, hình 6, 7, 8, 9, chúng ta thấy một kiến trúc cổng với 2 bờ tường ngắn (so với hai bờ tường của TNQ chạy dài lên đỉnh núi cả hai phía Đông và Tây). Tất cả hình chụp này sau 1885-86 chỉ có thể được vì kíến trúc mà Nguyển trọng Đang mô tả (hình A) và có cho sửa chửa đã không còn nửa sau khi bị Pháp đặt chất nổ phá hủy ngày 25 thàng 2 1885. Trong ĐNNTC, Nguyển trọng Đang cho biết đài Ngưỡng Đức không biết ai xây và vào năm nào, đài không có quán và hai bên tả hửu lợp bằng cỏ

Bức tường ngắn với cổng về phía Nam có lẻ do người Pháp xây cất, thay thế bức tường xụp đổ – cổng này chính là cửa Ải Nam Quan. TQ cũng cho xây cất lại TNQ. Các kiến trúc này tồn tại đến thập niên 1940?

3)      Cột mốc biên giới 18 ở đâu?

Công ước Pháp Thanh 1886 và 1898 nói rỏ: cột mốc 18 cách Porte de Chine à Nam Quan -Trấn Nam Quan lúc bấy giờ – 100m .

Cột biên giới 18 (theo hiệp định Pháp Trung 26-6-1887) chôn ở chân tường cửa Ái Nam Quan VietNam. Hình do quân Nhật chụp tháng 7 1940, trên cột có viết “Trung Việt Quốc Gíới, Trấn Nam Quan ngoại, đệ thập bát hiệu, No 18 Frontiere” Nguồn http://www.danchimviet.info/archives/4256

Cột mốc này 18 đả mất theo ông Vủ Dủng (nguyên thứ trưởng bộ Ngoại giao năm 2007) vì yếu tố thời gian. Nhưng trước đó Vủ Dủng quên rằng năm 1979 đảng CS Việt Nam đã tố cáo TQ “…đã ủi nát mốc biên giới số 18 rồi đặt cột Km 0 sâu vào lảnh thổ VN trên 100m, trên đường quốc lộ (1A bây giờ), coi đó là biên giới giữa TQ và VN ở khu vực này (phụ lục 3 hình 30) http://www.danchimviet.info/archives/4256


 Trong tài liệu “Vấn đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc-Nhà xuất bản Sự thật Hà   nội 1979 trang 10” tố cáo Trung quốc ủi nát cột mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100m.

Cho dù Ngưỡng đức đài, tường thành ngắn và cột mốc 18 , thời nào ai xây, ai giữ, tất cả đã bị tàn phá bởi chiến tranh liên tiếp với TQ, trong chiến tranh Pháp Trung (1885), Tôn Trung Sơn chống phong kiến nhà Thanh (1907), hay chiến tranh Trung -Nhật (1939), Quốc Cộng (1949) và gần đây Việt Trung (1979) thì Hiệp ước biên giới ký kết 1886 và 1898 cũng phải được thực thi vì cả TQ và CHXHVN thừa nhận : Biên giới Việt Nam cách Trấn Nam Quan 100m.

Nhưng Hiệp định 30-12-1999 1 vô hiệu hóa các hiệp định trước và đồng ý trụ cột Km 0 là  đường ranh biên giới mới nằm giữa cột 1116 và 1117 nằm ngang hai bên của quốc lộ 1A . Cột 1116 thay thế vị trí cột biên giới củ 18. Điều này chứng tỏ dưới áp lực của Bắc Kinh, Chính phủ Hà Nội, tối thiểu2, đã nhường một phần đất vùng Ải Nam quan thuộc Đồng Đăng cho TQ, khoảng cách ước lượng từ 200m đến 500m từ cột Km 0 đến Hửu Nghị Quan (xem hình F).  Taị sao chính quyền Hà Nội, không đòi hỏi TQ tôn trọng công ước 1887 và 1895 (mà TQ đả đồng ý tháng 4/1958), mà lại chấp nhận đường biên giới mới qua cột Km 0-theo hiệp ước 30/12/1999-mà chính phủ Hà Nội tố cáo TQ đả cho san bằng vị trí cột mốc củ và di chuyển cột thay thế mới về phía Vietnam (hình 30 phụ lục 4, Tài liệu vong lục của b Ngoại Giao Hà Ni công bố  15-3-79). Cũng nên nhắc lại Công hàm nhường luôn Hoàng Sa và Trường Sa cũng được ký cùng năm 14/9/58.  Phải chăng đây là quà cho đại huynh Bắc Kinh để được trợ giúp trong thời kỳ anh em đồng chí “môi hở răng lạnh“!

Nói một cách khác để thực thi 16 chử vàng

  • “Ổn định lâu dài”
  • “Hướng tới tương lai
  • “Hữu nghị láng giềng”
  • “Hợp tác toàn diện”

Chính phủ Hà Nôi đã nhượng phần đất lịch sữ thiêng liêng này cho Trung Quốc. Ải Nam Quan không còn nửa, cửa khẩu Hửu Nghị bây gìờ nằm ngoài vùng Ải, cửa này có trạm cảnh sát biên phòng cách xa cột mốc km0 (hay cột mốc 1116) khoảng 100m (hình G) và cột Km 0 cách Hửu Nghị Quan ước tính khoảng 500m  (hình F).

Hinh F

Hinh G :  Trạm Cảnh Sát Biên phòng/và tòa nhà cửa khẩu hửu nghị

Cột Km 0  năm 2000

Cột Km0 : năm 2005, chử Quan biến mất.

Tháng 23 tháng 1 năm 2011, chử Km 0 biến mất

Cột này nằm ngang với cột mốc 1116 và 1117 ngang qua Quốc Lộ 1A (tham khảo phụ lục 3)

Ải Nam Quan bây giờ chỉ còn trong lịch sử, trong tâm tư của bao người dân Việt ê a từ lúc cấp sách đến trường ‘Nước Việt Nam hình cong như chử S chạy dài từ Mủi Cà Mau đến Ải Nam Quan.

————————————————–

1-Ngày 30/12/1999 Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Triển ký Hiệp ước về biên gìới đất liền Việt Nam – Trung Quốc xác định “Ở khu vực cưả khẩu Hửu Nghị (map 249C) biên gìới đi qua cột Km 0” (Tài liệu Biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc-Bộ Ngoại Giao, Uỷ ban Biên gìới Quốc Gia, Hà Nôị 2010, dự án được sự trợ giúp của bộ Di Trú Ôxtrâylia-trang 18). Như vậy hiệp định này đả vô hiệu hóa Công ước 1887 và 1895 về Ải Nam Quan mà trang 13 của tài liệu trên nói rỏ  “ Tháng 4/1958 Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đồng ý với Trung ương đảng Lao  Động Việt Nam tôn trọng nhìn nhận hiện trạng đường biên giới lịch sử được các Công Ước 1887 và 1895 xác lập”.

2Hửu Nghị Quan đã di chuyển phía Nam, hình 18 (tham khảo hình phụ B) nếu xác thực, trước 6-1940 không thấy có Hửu Nghị Quan và 2 đường hầm, điều này chứng tỏ Hửu Nghị Quan đã di về phía Nam (hình 18, hình phụ A) trong trường hợp này, chi tiết chắc hẳn phải còn tồn trong thư khố bí mật của TQ, và như vậy TQ đã lấn sâu vào lảnh thổ VN. Trong hồi ký của P Neis, có đề cập đến biên giới VN ở phía trước Trấn Nam Quan, gần một con suối nhỏ (le ruisseau) cách khoảng 150m (ước đoán cùa P.Neis, tham khảo hình 28) thì theo bài tường trình của BS Trần đại Sỹ, phải chăng đây là suối Phi Khanh và như thế theo ông Sỹ chúng ta đã mất vài km (25). Vị trí của suối này cần được kiểm chứng vì suối có thề thay đối bởi động lực thiên nhiên hay nhân tạo.

=========================================================================================

Phụ lục 1

Hình ảnh Ải Nam Quan trước 1950.

Một số anh dẩn chứng từ nguồn, một số do người viết cung cấp. Tất cả chú thích trên hình ảnh theo nhận định từ người viết dựa vào sử liệu.

Hinh 1 -Zhen Nan Guan-Victory 23/3/1885 Trấn Nam Quan

Nguồn:http://web.nuist.edu.cn/courses/zgjxds/ke/ke03/bianjiang/016.HTM http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Bang_Bo_%28Zhennan_Pass%29

Bức ảnh này mô tả quang cảnh của trận đánh tại Nam Quan ngày 23/3/1885. Quân

Pháp thua trận, rút về Lạng Sơn.

Hình 2 Trích từ “Sur les frontieres du Tonkin” bài viết của P Neis khoảng 1884-85 trang 339 (33)

Khảo sát chi tiết hình 1 và 2, vào thời điểm 1885-86, chúng ta thấy toàn cảnh Nam Quan phù hơp với chi tiết ghi lại trong sử liệu (tham khảo Phụ lục 5, điểm 5, 16, 17). Hình 1 cho ta thấy đài Chiêu Đức được xây phía sau Trấn Nam Quan. Hình 2 cho ta thấy kiến trúc cổng phía VN mà có lẻ theo Nguyển Trọng Đang, đốc trấn Lạng Sơn tả lại …Đài không có quán, hai bên tả hửu lợp bằng cỏ; sửa chửa qua loa, vẩn theo như củ… (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nam_Quan)


Hình 3. 1890-1920: Địa thế toàn cảnh khu vực Nam Quan vẩn còn 2 cửa: Trấn Nam Quan (TQ) và Ải Nam Quan (VN)- cổng thấp và nhỏ hơn và vị trí các đỉnh đồi Đông –Nam và Tây Nam (hình nhỏ).

Description: ww97059 Dong Dang Tonkin Poste Francais bordure frontier 8 postalisch nicht gelaufen 1890-1920 zeitgenoessische Erhaltung (www.delcampe.net)

Hinh 4 . Hình chụp 1905 trên đất TQ, thấy rỏ Chiêu đức đài (bên trái), khu Miếu Quan Đế và Đền chiêu Trung (bên phải)

Hình 5: 1905-1908 nhìn từ phía Trung Quốc, mặt sau của cổng Trấn Nam Quan

Hình 6. 1908 Chụp toàn cảnh từ trên đồi phía Việt Nam

Hình 7:  1909. Hình chụp trên địa thế VN, thâý rỏ chi tiết tường xây kiểu bậc thang ngắn, so với tường răng cưa bên Trấn Nam Quan, Trung Quốc, dài, hai bên chạy lên tận đỉnh núi (tham khảo hình 6)

Hình 8: Ảnh chụp năm 1940 cho thấy chức sắc nhà Thanh qua cửa Ải Nam Quan của Việt Nam.

Hình 9 và 10:  chụp năm 1940. Nguồn www.flickr.comphoto80@N074633

Hình 11a. Hình chụp khoảng trước 1949, hình 11a và 11b có cùng một kiến trúc, kiến trúc bị phá hủy trong cuộc chiến Quốc Cộng 1949.

Hình 11b.  Khoảng thời gian 1949

Nguồn: http://kekhopk.com/forums/index.php?showtopic=28559&mode=threaded&pid=99641

Đây là một kiến trúc khác hẳn so với các nhóm hình trên (4, 5, 6, 7, 8). Có vẻ sơ sài vì đã mất hẳn phần kiến trúc phía trên trong cuộc nội chiến tại Trung Cộng vào năm 1949. Hình 11b cho thấy có dáng một nhân vật đang cầm súng đứng phiá trước Trấn Nam Quan (hình chụp từ phía Việt Nam nhìn về TNQ. Tuy nhiên lúc này cổng nhỏ Ải Nam Quan (xem hình 7) có lẻ cũng bị san bằng rồi. Theo sử liệu TQ, trong cuộc giao tranh Quốc cộng vào năm 1949 thì toàn bộ phần trên cổng đã bị phá hoại hoàn toàn (hình 12). So sánh với hình 12, hình 11a và 11b cho thấy Trấn Nam Quan đả được xửa lại sau chiến tranh.

Hình 12 Khoảng 1949. Quân Trung Cộng chụp hình trước tấm biển tạm bợ Mục Nam Quan, ki ến trúc tầng trên bị phá hủy chỉ còn 1 tầng có vòm cổng.

Phụ lục 2

Hình ảnh của Hửu Nghị Quan trong thời gian 1950’s cho đến nay 2011.

Hình 12a: Mục Nam Quan Tháng 6 1955 chụp trên đất Tàu với thứ trưởng ngoại giao Ji Pengfei, nhân dịp Hồ chí Minh hướng dẩn phái đoàn Việt Nam tới gặp thủ tưóng TQ. (http://www.picturechina.com.cn/bbs/thread-7784-1-1.html). Tham khảo hình 12a và cụm hình 13a, 13b,14,15, kiến trúc 12a khác hẳn, lý do chính phủ Quảng Tây đã cho xây lại Mục Nam Quan, sau đó  Mao và Hồ đổi tên thành Hửu Nghị Quan (1965). Đây là thời điểm mà TQ có thể xây lại Hửu Nghị Quan di về phương Nam (chưa có tài liệu minh xác việc này)

Hinh 13a: 1965 (22)

Hình 13b:  Năm 2005

Quan sát toàn cảnh khu Nam Quan sau 1949-50 , chúng ta không thấy hình ảnh cổng Ái Nam Quan (cổng nhỏ xem hình 6, 7, 8, 9, 10) của Việt Nam, có lẻ đã bị chiến tranh phá hủy hay chính TQ phá hủy vào lúc nào thì chưa thấy tài liệu nào được công bố cả. Chắc chắn tài liệu phải nằm đâu đó bên TQ hay ở cả VN.

Hình 14:  Năm 2009

Hình 15. Năm 2010

Hinh 12a Chụp tháng 6-1955 cho thấy kiến trúc 2 tầng, mái cong đã được xây lại trùng tu vào n ăm 1957 với kiến trúc 3 tầng (tham khảo hình 13a,13b,14,15) . M ột điều đáng chú ý là hình Mao Trạch Đông trưng bày (hình 12a, 1965) biến mất ở những hình sau.

 

 

 

Phụ lục 3

Đâu là Ải Nam Quan: So sánh vị trí của Ải Nam Quan xưa và nay

Hình 16: chú thích chử trong hình phụ A và B do người viết. Tài liệu hiếm lấy từ nguồn Chân Mây 2009 (http://motgocpho.com/forums/showthread.php?t=11258&goto=nextoldest )

Hình phụ B: Do trinh sát quân Nhật Bản chụp vào tháng 6 năm 1940 trước khi tiến hành “cuộc chiến 3 ngày” nhằm đạt mục đích đưa quân vào lãnh thổ Đông Dương. Hình được mô tả: “…thấy được đường xe lửa Lào Cai-Côn Minh. Lại có đường xe ô-tô từ Đồng Đăng lên tận Trấn Nam Quan. Bờ tường thành này bên trong là đất Trung Quốc, ngay bên ngoài là Bắc bộ Đông Dương”.
Từ cao điểm như trong hình ta thấy rõ vị trí lô cốt như đã xem qua hình B. Có thể lô cốt đã xây dựng trên một nền kiến trúc cổ xưa của Việt Nam.

Hinh A “Từ trên núi Kim Kê  (Jinji, Golden rooster mountain) cao 511m chụp xuống, đây là điểm chiến lược cao  ở vùng này nằm ở cánh trái cửa khẩu Hửu Nghị nhìn từ VN về  hướng TQ, hướng Tây của Hữu Nghị Quan, vòng tròn màu vàng là cao điểm tranh chấp Trung-Việt, hiện thời do quân ta khống chế; Vùng màu xanh lá cây hình tam giác là khu vực gài địa lôi là nơi mà vào đầu tháng 7-2007, phía Trung Cộng đã tuyên bố hoàn tất gỡ bỏ tấm đạn địa lôi (mìn) cuối cùng, bảo đảm thông thương an toàn cho “vùng Hữu Nghị, Hòa bình vạn tuế!”. Vạch dài màu tím là con đường sắt qua lại với Đồng Đăng. Vùng trắng giữa hình có hai cửa đường hầm là điểm cuối của cao tốc Nam Ninh đến Bằng Tường” . Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng (tham gia chiến tranh biên giới Trung-Việt 1979) chụp vào năm 2005 (21)

Dải núi Kim Kê gồm 3 đỉnh nằm như giá ba chân ngược với vách núi thẳng, về chiến lược rất dể thủ, khó công. Sau chiến tranh Trung Pháp, tướng giử Mục Nam Quan cho xây 3 tháp canh (gọi là Trung, Nam, Bắc tháp). Tháp canh này vẩn còn tồn tại, TQ đang xử dụng như tiền đồn với radar hoạt động suốt ngày đêm. (23)

Hình 17: Ảnh chụp vệ tinh vị trí của Hửu Nghị Quan

Khu vực Hữu Nghị Quan (đóng khung) so với đường biên giới Trung-Việt màu vàng. Ảnh do cựu chiến binh Trung Cộng thiết kế để mô tả lại chiến trận biên giới Trung-Việt năm 1979. Lúc này, Hữu Nghị Quan đã nằm sâu trong đất Trung Cộng từ đời…Hồ Chí Minh!
(24)

Nguồn http://img6.itiexue.net/272/2726598.jpg

Hình 18. Ngày 25 tháng 2 2009 Việt Nam Trung Quốc cử hành lể chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc. (26) Theo hiệp đinh ký kết ngày 30/12/1999 giữa TQ và VN chấp nhận đường ranh biên giới tại khu vực Hửu Nghị bắt đầu từ cột Km 0 nằm trên đường nối ngang quốc lộ 1A giữa hai cột mốc 1116 (thay cho cột 18) và cột mốc 1117

Hình 19 . Vị trí cột mốc mới (nguồn bộ Ngoại Giao Hà Nội) chú thích người viết

Vị trí cột Km 0 (ngang với cột mốc biên giới mới 1116, tham khảo hình 22)  và cột mốc  1117 và 1118 (cột mốc 19 xưa).

Lưu ý : Cột mốc phân chia biên giới (có tính cách pháp lý) khác với cột cây số không (Cột Km 0). Theo Hiệp ước 30-12-1999 giữa TQ và VN, cột Km 0 vì nằm ngang với cột biên giới 1116 v à 1117 nên cũng  được xem như cột  ranh giới  khởi đầu của Quốc lộ (national route) 1A của VN, và quốc lộ (state route) 322 của TQ.

Hình 20 và 21 Vị trí các cột mốc.

Hình 22. Các ngọn đồi ở phía đông và đông-nam, tây và tây nam vùng ải Nam Quan.

Tham khảo hình 2,3,6,7 và 22a được chụp vào thời Pháp, đồi núi vùng này có độ cao tương đương. Trong hồi ký P.Neis mô tả các ngọn đồi này có độ cao trung bình khoảng 50 đến 60m, với tường thành hình răng cưa chạy dài lên tận đỉnh núi. Trong khi đó so sánh vị trí các hình 3,4,5,6,7, 22 với 18,19,20, 21  chúng ta thấy vị trí những cột mốc mới này chỉ nằm vị trí tương đối bằng phẳng của trái đồi thấp.

Hinh 23:  Cột mốc 1116 nằm trên khu đất cao, ngang với Cột mốc Km 0

Hình 24 : Hình chụp 23 tháng 1 2011 Khoảng cách từcột biên giới (cột cây số 0) đến Hửu Nghị Quan ước lượng 400m-500m

Phụ lục 4

Cột mốc biên giới Km0 qua nhiều biến đổi

 

 

Hinh 25 : Cột biên giới 18 (theo hiệp định Pháp Trung 26-6-1887) chôn ở chân tường cửa Ái Nam Quan VietNam. Hình do quân Nhật chụp tháng 7 1940, trên cột có viết “Trung Việt Quốc Gíới, Trấn Nam Quan ngoại, đệ thập bát hiệu, No 18 Frontiere” Nguồn http://www.danchimviet.info/archives/4256

Cột mốc này 18 (có lẻ đặt tại thành tường cửa Ải về phía VietNam) (xem ảnh 25) đả mất theo ông Vủ Dủng (nguyên thứ trưởng bộ Ngoại giao năm 2007) vì yếu tố thời gian. Nhưng trước đó Vủ Dủng quên rằng năm 1979 đảng CS Việt Nam đã tố cáo TQ “…đã ủi nát mốc biên giới số 18 rồi đặt cột Km 0 sâu vào lảnh thổ VN trên 100m, trên đường quốc lộ (1A bây giờ), coi đó là biên giới giữa TQ và VN ở khu vực này (hình 30) http://www.danchimviet.info/archives/4256

 

 

Hình 26: năm 2000

Hình 27: năm 2005, chử Quan biến mất.

Hình 28: Tháng 23 tháng 1 năm 2011, chử Km 0 biến mất

Theo chử viết bên hông cột mốc Km 0, Đl 6-8-1965, có thể là ngày cột được dựng lên. Cột này nằm ngang với cột mốc 1116 và 1117 ngang qua Quốc Lộ 1A (tham khảo hình 18, 19)

Vùng ranh giới có dấu hiệu thay đổi không ngừng, điều nay cho ta thấy TQ tìm mọi cách để xóa bỏ vết tích của việc lấn đất. Cột Km 0 luôn luôn thay đổi, nằm trên lằn ranh giới một cách thờ ơ, miển cưởng. Phiá cửa khẩu Việt Nam từ trụ Km 0 đến trạm biên phòng, toàn cảnh có tính cách tạm bợ, đơn giản, trong khi quang cảnh phía TQ vừa mỹ quan vừa uy nghi với những tòa công sự lo việc thông thương qua biên giới. Không hiểu niềm hảnh diện, tự hào của dân tộc VN còn được bao nhiêu?


Quang cảnh cửa khẩu Trung Quốc         Quang cảnh cửa khẩu Hửu Nghị Việt Nam

Hình 28a.  Hồi ký của P Neis  đoạn đầu của trang 338

http://digital.library.cornell.edu/cgi/t/text/pageviewer-idx?c=sea;cc=sea;idno=seaA20;node=seaA20%3A1.5;view=image;seq=18;size=100;page=root

Hình 28b. Biên bản cấm mốc 1894

Hinh 29 Đại Nam Nhẩt thống Chí -1882

http://public.fotki.com/thunder510/images_of_vietnam/vietnam_borders/ai_nam_quan/dn.html

Hình 30.  Tài liệu vong lục của bộ Ngoại Giao Hà Nội công bố 15-3-79, trích từ

http://www.danchimviet.info/archives/4056

Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc-Nhà xuất bản Sự thật Hà nội  1979 trang 10

Hình 31: Quang cảnh cửa khẩu Hửu Nghị từ cột Km 0 đến cổng Cảnh Sát Biên Phòng

Hình 32: Một vị quan trấn Ải (thời nhà Nguyển?)

 

Phụ lục 5

Tóm lược lịch sữ nơi khu vực Ải Nam Quan

Một đặc điểm chung của Trung Quốc khi xua quân tràn vào Việt Nam họ đều phải đi qua ngỏ Ải Nam Quan tiến vào Lạng Sơn, điều này chứng tỏ đây là một vị trí chiến lược quan trọng cho tới ngày nay. Trong suốt các thời đại, Ải Nam Quan đã chứng kiến bao nhiêu chiến tích lịch sử gắn liến với vận mệnh của dân tộc và lảnh thổ Việt Nam.

1.      Tháng 10-979 Đinh Tiên Hoàng và con Đinh Liển bị sát hại. Vệ vương Đinh Toàn mới 6 tuổi lên ngôi vua. Lê Hoàn trở thành Nhiếp chính đại thần. Triều thần nổi dậy chống Lê Hoàn, Lê Hoàn dẹp loạn. Nhà Tống thấy loạn diện cớ sai Hầu Nhân Bảo tấn công Đại Cồ Việt qua đường Lạng Sơn, đi qua ải Nam Quan. Trước tình hình khẩn trương, ông lên ngôi xưng là Đại Hành Hoàng Đế, lấy niên hiệu là Thiên Phúc (980-988). Năm 981, quân Tống bị đánh bại,tướng nhà Tống, Hầu Nhân Bảo bị bắt và bị chém tại  Ải Chi Lăng (1)

2.      Thoát Hoan theo lịnh vua nhà NguyênHốt Tất Liệt (Kubilai) dùng kế xin VN qua cửa Ải để phạt Chiêm Thành, thực sự đem quân tấn công Đại Việt bằng đường bộ qua Ải Nam Quan Lạng Sơn, tháng chạp năm Giáp Thân (1284) Thượng Hoàng (vua Thánh Tông) cho triệu các bô lão tới điện Diên Hồng để trưng cầu dân ý cùng hỏi mưu chước. Các bô lão đều đồng thanh xin đánh. Thế là qua hai hội nghị (Diên Hồng và Bình Than), toàn quốc đã nhất trí kháng địch. Quân bản bộ của Thoát Hoan đến cửa Nam Quan thì ngừng lại. Thoát Hoan phái Bá Tổng A Lý mang thư qua nói: “Bản súy chỉ nhờ đường Nam quốc qua đánh Chiêm Thành, chứ không có bụng gì đâu mà ngại. Nên mở cửa cho bản súy đi và đến đâu chỉ nhờ giúp ít nhiều lương thảo, khi phá xong Chiêm Thành sẽ có trọng tạ. Nhược bằng kháng cự thiên binh, bản súy sẽ không dong tình, bờ cõi sẽ tan hoang, lúc đó có hối cũng đã muộn” (2)

3.      Năm 1285, Thoát Hoan thua trận phải chui vào ống đồng trốn vế Tàu cũng qua ngả Nam Quan. (3)

4.      Năm 1308 Trạng Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, đến cửa khẩu sai hẹn, quan Tàu giử cửa đang chờ, biết nếu trể thì cửa phải đóng, trạng phải ngủ lại trạm dịch, quan vui miệng ra câu đối  “Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua”   (4)

5.      Dưới thời vua Hồng Vủ nhà Minh 1368-1398 Chiêu Đức đài. (Zhaozhong flatform) được xây dựng  tại Nam Quan (hình 1, ( 5))

6.      Tháng 9, mùa Thu 1401, đời nhà Hồ (1401-1407). Nhà Minh sai đại tướng quân Chu Năng, phó tướng quân là bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đem quân sang đánh Hồ Hán Thương (con của Hồ Quý Ly) .Khi tiến quân đến Long châu, Chu Năng chết, Trương Phụ được bổ lên thay. Phụ bèn theo đường Bằng Tường thuộc Quảng Tây tiến quân đến quan ải Pha Lũy (ải Nam Quan), kéo thẳng đến sông Phú Lương… (7)

7.      Tháng 6 Đinh Hợi 1406 Nguyền Trải tiển cha Nguyển Phi Khanh bị vua nhà Minh bắt sang tàu cùng cha con Hồ Quý Ly ở Aỉ Nam Quan.(6)

Năm 1406, tháng 9, nhà Minh sai Chinh Di hữu phó tướng quân đeo ấn Chinh di phó tướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương Bá Trần Húc, đem 40 vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy (ải Nam Quan) cứ một toán mai phục, một toán hành quân, thay nhau phiên nhau cứu ứng lẫn nhau. (8)

8.   Tháng 6. Mùa hạ 1427, tháng 6, ngày mồng 10, thời vua Lê Lợi,  trấn thủ Quảng Tây Chinh man tướng quân Trấn Viễn Hầu Cố Hưng Tổ của Nhà Minh đem 5 vạn quân, 5 nghìn cổ ngựa, từ Quảng Tây sang cứu viện các thành. Đến cửa ải Pha Lũy (Nam Quan) bị tướng giữ ải Lê Lựu, Lê Bôi đón đánh ngay tại cửa ải, phá tan quân giặc, chém hơn 3.000 thủ cấp, bắt được 500 ngựa. Hưng Tổ thua to chạy về. (9)

9.      Tháng 8 nam 1427 Liểu Thăng bị quân Lê Lợi chém chết tại Ải Chi Lăng, tàn quân Minh trốn về nước qua Ải Nam Quan (7)

10.  Khi họ Trịnh (Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng) đã vào được Thăng Long, Mạc Đăng Dung thấy tình thế bất lợi, cho người nhà Mạc sang kêu với vua Minh rằng họ Trịnh nổi lên tranh ngôi chớ không phải con cháu nhà Lê. Một phái đoàn của Minh triều được cử sang Nam Quan khám xét.

Tháng 3 năm Bính Thân (1596) các quan nhà Lê là Hộ Bộ thượng thư Đỗ Uông, Đô Ngự Sử Nguyễn Văn Giai (sau lại có hai hoàng thân Lê Cánh, Lê Lựu cùng Công Bộ Tả Thị Lang Phùng Khắc Khoan) đem 10 người kỳ mục, 100 cân vàng 1.000 cân bạc, và cái ấn An Nam Đô Thống Sứ của nhà Mạc và cái ấn An Nam Quốc Vương của vua Lê ngày trước lên trình các quan nhà Minh ở Nam Quan..

11.  Các quan nhà Minh đòi vua Lê Thế Tông phải lên gặp họ. Trịnh Tùng đành cử Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu đem một vạn quân đi hộ giá. Nhà Minh đòi phải nộp người vàng và ấn vàng như cũ, rồi không chịu đến hội. Chờ không lâu được vua Thế Tông lại trở về.

12.  Tháng tư năm sau, nhà Minh lại mở cuộc họp thứ hai cũng vẫn tại Nam Quan. Lần này 5 vạn quân đi hộ vệ nhà vua cũng do Hoàng Đình Ái chỉ huy, chừng e quan nhà Minh trở mặt bắt vua Lê chăng. Cuộc đàm phán thành tựu vì phái đoàn của nhà Lê chịu nhận chức Đô Thống Sứ và cử phái đoàn sang nộp cống tại Yên Kinh, sau này Phùng Khắc Khoan còn dâng sớ cố nài nhà Minh phong vương cho vua Lê. Từ đó hai nước có sự thông sứ như trước còn nhà Mạc thì được nhà Minh can thiệp nên nhà Lê phải để cao bằng thuộc gia quyến nhà Mạc (10)

13.  Đinh Hợi, năm thứ 5 (1647) thời Lê chân Tông, nhà Minh sai bọn Phan Kỳ đệ tờ sắc cáo, cùng đi với bọn Nhân Chính do Trấn Nam Quan sang nước ta, sắc phong thái thượng hoàng làm An Nam quốc vương. (8b)

14.  Quý Hợi, năm thứ 4 (1683). (Thanh, năm Khang Hy thứ 22).

Tháng 6 năm trước, vua nhà Thanh hạ lệnh cho quan chức Quảng Tây giao trả tù binh gồm những người nhà Mạc là bọn Kính Liêu. Tích Dục tuần phủ Quảng Tây, báo tin ấy cho nước ta biết Triều đình sai phó đô ngự sử Vũ Duy Đoán và trấn thủ Lạng Sơn là hoạn quan Thân Đức Tài cùng nhau đến cửa ải nơi biên giới tiếp nhận tù binh (12)

15.  Năm 1725 Án sát tỉnh Quảng Tây Cam Nhữ Lai vào thời Gia Tĩnh (Yongzheng) nhà Thanh 1722-1735 tu bổ cửa Nam Quan, gồm có một tầng và một cửa đôi để qua lại, năm 1728 cho treo phía trong tường biển đề Trấn Nam Quan, (Zhennan Pass), phía ngoài “Nam cương trọng trấn”. Đời vua Càn Long nhà Thanh, lại cho treo tấm biển “Trung Ngoại Nhất Gia”. Cửa có khóa, chỉ mở khi nào có sứ bộ đi qua (hình 2, ( 13))

16.  Năm 1774. Ðốc trấn Lạng Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch. Về việc sửa sang đài Ngưỡng Ðức, văn bia của Nguyễn Trọng Ðang ghi khắc có đoạn như sau:

“… Ðài “Ngưỡng-Ðức” không biết dựng từ năm nào; hình như mới có từ khoảng niên hiệu Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hòa, đời vua Lê Trang Tông ở nước ta. Ðài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ; sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê ta trung hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn-Long nhà Thanh; Ðang tôi làm chức Ðốc-trấn (Lạng-Sơn), trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn, sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng…”.(hình 2, (13,14))

17.  Năm 1788, tháng 10,theo lời cầu viện của Lê Chiêu Thống, vua nhà Thanh Càn Long (1736-1795) cử Tổng đốc lưỡng Quảng, Tôn Sĩ Nghị cầm đại quân sang Đại Việt, đi bằng ba ngả: Cao Bằng do Sầm Nghi Đống; Tuyên Quang do Đề tổng Vân Nam và Quý Châu, họ, Ô; còn Tôn Sĩ Nghị cùng Hứa Thế Hanh qua Trấn Nam Quan tràn vào Đại Việt (15).

Tôn Sỉ Nghị phỏng đoán từ đài Chiêu-đức (Trấn Nam Quan) đến đô thành nước họ (La thành, Hà Nội), quân đi chẳng qua chỉ mất có 6 ngày (16)

18.  Năm 1804, tháng giêng, vua Gia Long trú tất ở Hành cung Thăng Long. Có sứ Tàu là Tề Bố Sâm đến cưả Nam Quan để đem cáo sắc và Quốc Ấn sang tuyên phong. Ngài nghe tin, cho Trương Tấn Bửu, Đặng Trần Thường sung chức quan thượng hầu mạng sứ, lại sai đình thần lựa người đẹp tiếp sứ. (17)

19.  Trong chiến Tranh Trung Pháp, ngày 25 Tháng 2 Năm 1885, Tướng Pháp De Negrier đặt chất nổ san bằng Trấn Nam Quan (Porte de Chine à Nam Quan) (35). Trong cuôc đàm phán về Công Uớc giữa 8 thang 4 đến 4 tháng 5 năm 1885. Pháp và TQ đồng ý biên gìới VN là địa điểm cách Trấn Nam Quan và gần con suối. Suối này cách cổng 150m có lẻ là suối Phi Khanh (tên phong cho con suối nơi Nguyền Trải khóc tiển cha-Nguyển phi Khanh-quan nhà Hồ (1401-1407)- bị bắt giải về Tàu) (hình 28a).

20.  26 tháng 6 năm 1887, Công Ước Về Hoạch Ðịnh Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc ký giữa PhápNhà Thanh. Ngày 21 tháng 04 năm 1891 tiến hành cắm cột mốc tại vùng biên giới gần ải Nam quan. Trong Công Ước có nói rỏ Biên giới Tonkin tại cột mốc 25 (sau là 18) nằm 100m  cách Trấn Nam Quan (porte de Chine à Nam Quan) (hình 28a và 28b)

21.  Sau thỏa uớc Pháp Thanh 1887, Tô Nguyên Xuân (Su Yuanchun) nhà Thanh cho xây lại Trấn Nam Quan với hai tầng lầu và cho xây miếu Quan Đế và đền Chiêu Trung (Zhaozhong hall) phía sau Trấn Nam Quan (18). Cửa Ải của Việt Nam có lẻ cũng được Pháp xây lại cùng thời.

22.  Năm Quang Tự (Guangsu) nhà Thanh 1896, Trấn Nam Quan được trùng tu, dở bỏ miếu Quan Đế và đền Chiêu Trung để xây Pháp Quốc Lầu (18)

23.  Năm 1907, Tôn Trung SơnHoàng Hưng phát động cuộc khởi nghĩa Trấn Nam Quan chống Thanh, nhưng thất bại. (19)

24.  Vùng Trấn Nam Quan bị liên tiếp phá hủy bởi chiến tranh Trung Nhật 1937-45 và chiến tranh quốc cộng 1949 , ngày 20-12-1939 quân Nhật bôi xóa chử Trấn Nam quan và đốt  lầu Trấn Nam Quan (19)

25.  Sau 1949 Mao Trạch Đông trùng tu Trấn Nam Quan cho xây thêm tầng các, nóc lợp ngói lưu li (20)

26.  Năm 1957 Chính phủ Quảng Tây trùng tu Mục Nam Quan với kiến trúc ba tầng như hiện nay (18)

27.  Năm 1965 Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đồng ý đổi Mục nam Quan thành Hửu Nghị Quan, phía Việt Nam gọi là cửa khẩu Hửu Nghị cho tới nay 2011.  (22)

28.  Từ ngày 17 tháng 2 năm 1979, trong Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tung trên 200.000 quân tấn công Việt Nam ở sáu tỉnh biên giới: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng SơnQuảng Ninh, và đã chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn. Bộ binh Trung Hoa vào thị xã Lào Cai bằng thung lũng sông Hồng, vào thị xã Cao Bằng theo thung lũng sông Bằng (Bằng Giang), và vào thị xã Lạng Sơn qua Ải Nam Quan. Có một vài thông tin chưa được kiểm chứng cho rằng sau khi rút quân ngày 5 tháng 3 năm 1979, quân Trung Quôc vẫn chiếm giữ vùng đất phía nam ải Nam Quan, và trạm hải quan (quan thuế) của Việt Nam phải dời xuống phía nam ải nầy, sâu trong lãnh thổ Việt Nam. (36)

29.  Năm 1999, ngày 30 tháng 12, tại Hà nội, hai ngoại trưởng Nguyễn Mạnh Cầm của Việt Nam và Đường Gia Triền của Trung quốc chính thức ký ‘Hiệp ước biên giới trên đất liền’, theo đó Ải Nam Quan thuộc về Trung quốc. Bản hiệp ước này được quốc hội Trung quốc thông qua ngày 29 tháng 4 năm 2000, và quốc hội Việt Nam thông qua ngày 9 tháng 6 cùng năm, và việc cắm mốc biên giới bắt đầu từ năm 2001 đến cuối năm 2008 là xong.

30.  Ngày 25 tháng 2 2009 Viet Nam Trung Quốc cử hành lể chào mừng hoàn thành công tác cắm mốc. VN chấp nhận phía Nam cột 1116 là cột Km 0 là biên giới VN, là khởi đầu của quốc lộ 1A từ Cửa khẩu Hửu Nghị đến Cà Mau

Phụ lục 6

Tài liệu đề cập đặc biệt về Ải Nam Quan

1490-Tâm Quang-Langlet trong bài “La perception des frontières dans l’Ancien Vietnam à travers quelques cartes vietnamiennes et occidentales” (tạm dịch: Quan niệm biên giới ở Việt Nam thời trước qua vài bàn đồ Việt Nam và Tây Phương) trong quyển “Les frontières du Vietnam, Histoire des frontières de la péninsule indochinoise” (Các biên giới của Việt Nam, Lịch sử các biên giới trên bán đảo Ðông Dương), nhà xuất bản L’Harmattan, 1989, cho biết rằng trên bản đồ Hồng Ðức (được thiết lập vào năm 1490) có vẽ hình một cái đồn để tượng trưng cho ải Nam Quan và có ghi chú là Ải Nam Quan nằm ở huyện Văn Uyên (thuộc trấn Lạng Sơn, tức là thuộc về Việt Nam) và tại đấy có hai đài, đài Chiêu Ðức (thuộc về Trung quốc) và đài Ngưỡng Ðức (thuộc về Việt Nam).

1774-Năm 1774, Ðốc trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu sửa, xây lại Ải Nam Quan bằng gạch. Về việc sửa sang đài Ngưỡng Ðức, văn bia của Nguyễn Trọng Ðang ghi khắc có đoạn như sau:

“… Ðài “Ngưỡng-Ðức” không biết dựng từ năm nào; hình như mới có từ khoảng niên hiệu Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hòa, đời vua Lê Trang Tông ở nước ta. Ðài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ, sửa chữa qua loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê ta Trung hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh tý, ngang với năm thứ 44 niên hiệu Càn-Long nhà Thanh; Ðang tôi làm chức Ðốc-trấn (Lạng-Sơn), trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn; sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có vẻ hoành tráng…”.

1882-Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:

Trấn Nam Quan thuộc nội-địa nước Tàu, dựng dưới đời vua Gia-Tĩnh [1522-1566] nhà Minh. Năm 1726, dưới đời nhà Thanh, niên-hiệu Ung-Chính thứ-ba, quan Án-sát tỉnh Quảng-Tây là Cam Nhũ-Lai có cho tu-bổ lại cửa quan này.

Cửa này dài 110 trượng [khoảng 50m], có đề ba chữ Trấn-Nam Quan — nghĩa là cửa quan

để phòng giữ [trấn] ở phương Nam [hay người phương Nam]. Bên trong cửa này — vẫn

thuộc nội-địa Trung-quốc — có đài Chiêu-Đức và đình Tham-Đường là nơi đón tiếp sứ-bộ

nước ta mỗi khi sang Tàu công-cán và cũng là nơi sứ-bộ Trung-quốc nghỉ-ngơi trước khi

qua cửa quan này để sang nước ta (31). Đối-diện với Trấn-Nam Quan, thuộc xã Đồng-Đăng

và xã Bảo-Lâm thuộc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn có đài Ngưỡng-Đức của nước ta, là

nơi đón tiếp sứ-bộ Trung-quốc qua ta công-cán. Ngưỡng-Đức Đài này trước lợp bằng cỏ;

năm 1774, Đốc-trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng-Đang cho tu-sửa, xây lại bằng gạch. Về

việc sửa sang đài Ngưỡng-Đức, văn bia của Nguyễn Trọng Đang ghi khắc có đoạn như sau

: .. ..Đài [Ngưỡng-Đức] không biết dựng tự năm nào; hình như mới có từ khoảng niên-hiệu

Gia-Tĩnh nhà Minh, ngang với niên-hiệu Nguyên-Hoà, đời vua Lê Trang-Tông ở nước ta.

Đài không có quán, hai bên tả hữu lợp bằng cỏ; sửa chữa qua-loa, vẫn theo như cũ. Nhà Lê

ta trung-hưng, đời thứ 14, vua ta kỷ-nguyên thứ 41, là năm Canh-tý, ngang với năm thứ 44

niên-hiệu Càn-Long nhà Thanh; Đang tôi [Nguyễn trọng-Đang] làm chức Đốc-trấn [Lạng-

Sơn], trải qua 5 năm là năm Giáp-thìn; sửa chữa lại, xây dựng bằng gạch ngói, đài mới có

vẻ hoằnh-tráng. ..

Bộ Đại Nam Nhất Thống Chí Quyển 14 viết về Ải Nam quan.

“Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là “Ðại Nam Quan”, phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề “Trấn Nam Quan”, dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ “Trung ngoại nhất gia”, dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có “Chiêu đức đài”, đằng sau đài có “Ðình tham đường” (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có “Ngưỡng đức đài” của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ.” (36)

1926-Theo “Ðịa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ” của Ngô Vi-Liễn, Phạm Văn-Thư và Ðỗ Ðình-Nghiêm (Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản, Hà-Nội, 1926):

“Cửa Nam-Quan ở ngay biên-giới Trung-quốc và Việt-Nam. Kể từ Hà-Nội lên đến tỉnh-lỵ Lạng-Sơn là 150 km; đến cây-số 152 là chợ Kỳ-Lừa; đến cây-số 158 là Tam-Lung; đến cây-số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây-số 167 là cửa Nam-Quan đi sang Long-Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng-Ðăng lên cửa Nam-Quan có 5 km; từ Kỳ-Lừa lên Nam-Quan mất 15 km [về phía tây-nam chợ Kỳ-Lừa có động Tam-Thanh, trước động Tam-Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô-Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng-Sơn] và từ tỉnh-lỵ Lạng-Sơn lên Nam-Quan là 17 km.”

1960 -Quyển “Phương Ðình Dư địa chí” của Nguyễn Văn Siêu đời Minh Mạng (bản dịch của Ngô Mạnh-Nghinh, Tự Do xuất-bản, Saigon, 1960) thì ghi:

Về cửa hay ải Nam-Quan đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy [hay Pha-Dữ], ở về phía bắc châu Văn-Uyên (1), trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường [tỉnh Quảng-Tây] bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam [tức nước ta] phải qua cửa quan này. Theo Cương-mục, cửa Pha-Lũy chính là cửa Nam-Quan ở xã Đồng-Đăng thuộc huyện Văn-Uyên [xưa là Văn-Châu hay Châu Văn], tỉnh Lạng-Sơn. Từ đời Lê trunghưng, người Tàu gọi cửa Pha-Lũy là Trấn-Nam Quan; còn ta thì quen gọi là của hay ải Nam-Quan.

Theo,“Ải Nam Quan trong lịch sử” -sử gia Trần Gia Phụng, Thư viện Tiếu Lùn, 2006-12-25 :

Mặc dù từ thời Gia Long, thủ đô đã được dời vào Phú Xuân (Huế), tầm quan trọng của Hà Nội không còn như trước kia, nhưng nhà Nguyễn cũng hết sức coi trọng hệ thống cửa ải của Lạng Sơn, đặc biệt là hai cửa ải Nam Quan và Du Thôn. Theo Đại Nam thực lục, “phàm có sứ bộ qua lại thì do ải Nam Quan đưa đi, người phạm tội và dân bị bão xiêu dạt thì do ải Du Thôn”. Vào thời Lê có đặt hai hiệu để giữ hai ải, mỗi ải có hai chức quan là chánh và phó thủ hiệu, được cấp một chiếc ấn khắc chữ “Văn Uyên châu quảng úy sứ ty chi ấn” để mỗi khi tiếp lãnh công văn của nhà Thanh thì đóng ấn ấy làm tin. Đến đời Gia Long, nhà vua tiếp tục sử dụng hai quan thủ ải cũ là Nguyễn Đình Minh và Nguyễn Đình Giáp, cho Đình Minh làm Thủ hiệu giữ ải Nam Quan, Đình Giáp làm phó thủ hiệu giữ ải Du Thôn, và cấp cho ấn đồng khắc chữ triện “Văn Uyên châu thủ hiệu chi chương

 

 

 

 

 

 

 

Tham khảo

1:  Ngô văn Phú -Thời Ngô Đinh Tiền Lê-Lý–Kể chuyện lịch sử nước nhà –NXB Trẻ 2008

2:  Phạm văn Sơn – Việt sử toàn thư- Từ thuợng cổ đến cận đại –trang 183

3:Phạm văn Sơn – Việt sử toàn thư- Từ thuợng cổ đến cận đại –trang 183

4: Ngô văn Phú-Kể chuyện lịch sử nước nhà cuối đời Trần –NXB Trẻ 2008 trang 14 và www.vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BA%A1c_%C4%90%C4%A9nh_Chi

5: http://www.chinatravel.com/guangxi/chongzuo/attraction/pingxiang-youyi-%28friendship%29-pass/

6: Trinh quốc Thiên- Chứng minh lịch sử Ải Nam quan là của Việt Nam

http://vantuyen.net/index.php/index.php?view=story&subjectid=4935&chapter=3

7: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục quyen v

8: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Bản Kỷ – Quyển VIII trang 307

9:  Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Bản Kỷ – Quyển X trang 347

10: Việt Sử Toàn Thư page 322

11:Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục trang 696

12:  Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục – Chính Biên – Quyển XXXIV trang 745

13:  Đại Nam nhất thống chí- 1882 & http://forum.hscva.net/showthread.php?t=1795

14:  Hà Mai Phương – Lưu Chu Thanh Tao, “Từ Cửa Nam Quan đến Ải Chi Lăng, Châu Ôn và núi Phân Mao”, Thư viện Tiếu Lùn, 2002-06-18:

http://tieulun.hopto.org:25000/download.php?file=CuaNamQuanDenAiChiLang

15: Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục trang 993

16: Hoàng Lê nhất thống chí -Ngô Văn Gia phái hồi 12, trang 10

17: Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu – Quyển I

18: http://www.vinachina.com/bizcenter/0/news/1832/18415

19:http://hwbdeboke.tadwena.com/13113/Friendship+Gate+is+one+of+China%26%2339%3Bs+nine+were+related..html

20:  From china Vietnam business gateway

http://www.vinachina.com/bizcenter/0/news/1832/18415

21: Chân Mây- Ô nhục Ải Nam Quan- http://tiengnoitudo.perso.sfr.fr/ainamquan.htm

22: http://bienxua.over-blog.com/article-k-ban-i-nam-quan-la-ai–40649797.html

23: http://www.chinahotel.com.cn/chinahotels_scenic_detail.php?scenic_no=1294#)

24: Chân Mây. http://www.vantholacviet.org/news-1886/16/Bien-Khao/Chan-May–o-Nhuc-ai-Nam-Quan.html

25:  Bản điều trần của Bác Sỹ Trần Đại Sỹ.

http://mevietnam.org/lanhtho-lanhhai/tds/tds-dieutran-c.html

26:  http://news.xinhuanet.com/english/2009-02/23/content_10878785.htm

27: Tham khảo tài liệu của sử gia Trương Nhân Tuấn về Ải Nam Quan

28: Tham khảo tài liệu của tác giả Mai Thái Lỉnh “Ái Nam Quan trong Lịch sử”

29: Tham khảo tài liệu của tác giả  Chân Mây “Ô Nhục  Ải Nam Quan”

30: Bàn Tân Định. Bàn v ề Bi ên giới Việt Nam: Vấn đề dữ kiện

31: Ông Ngô Thì-Vị [1774-1821] — con trai út của Ngô Thời-Sĩ — nhân dịp đi sứ Tàu, qua

cửa Trấn-Nam, phải vào đài Chiêu-Đức và đình Tham-Đường ở cửa quan này, có làm bài

thơ về Trấn-Nam Quan, ngụ ý chê người Trung-quốc về những cái hoa mỹ rỗng tuếch và sự trịch thượng của họ.(30)

32:  Phương châm 16 chử vàng

  • “Ổn định lâu dài”
  • “Hướng tới tương lai
  • “Hữu nghị láng giềng”
  • “Hợp tác toàn diện”

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C6%B0%C6%A1ng_ch%C3%A2m_16_ch%E1%BB%AF_v%C3%A0ng

33:  Sur les frontieres du Tonkin

Author: Neis, P

http://digital.library.cornell.edu/cgi/t/text/pageviewer-idx?c=sea;cc=sea;idno=seaA20;node=seaA20%3A1.5;view=image;seq=18;size=100;page=root)

34:Vấn Đề Biên Giới Giữa Việt Nam và Trung Quốc-Nhà xuất bản Sự thật Hà nội  tháng 4 năm 1979 trang 10

 

http://radiochantroimoi.com/spip.php?article4973

35: The destruction of the gate of China -25-2-1885

http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Dong_Dang

“On 25 February the French blew up the ‘Gate of China’, an elaborate Chinese customs building on the Tonkin-Guangxi border at Zhennan Pass. De Négrier erected a wooden placard on the ruins of the Gate of China, inscribed in Chinese with the words ‘It is not stone walls that protect frontiers, but the faithful execution of treaties’. The message was a pointed allusion to the Bac Le ambush in June 1884, in French eyes a treacherous violation by the Chinese of the terms of the Tientsin Accord, signed between France and China on 11 May 1884.

 

36: Chiến tranh biên giới Việt Trung 1979 –http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi_Vi%E1%BB%87t-Trung,_1979