Nhớ Tết Mậu Thân


Nhớ Tết Mậu Thân 1968.

Y Nguyên

Sáng mùng một Tết, theo thông lệ gia đình Nguyên thường quay quần chúc tụng lì xì lẩn nhau, không đi thăm ai hết vì má Nguyên chủ trương, nếu mình xông đất họ, năm đó họ không làm ăn nên ra thì họ lại quở mình. Thường thì má tự xông đất lấy – má bước ra khỏi cổng rồi quay trở lại- sau khi cúng đón giao thừa. Sau đó đi chùa trong xóm hoặc đi Lăng Ông (lăng Tả Quân Lê Văn Duyệt) hái lộc. Nếu muốn thăm ai cũng phải đợi trời tối mùng một mới đến thăm.

Năm Mậu Thân, Nguyên đi thăm gia đình người bạn thân dể tính học cùng trường, rồi bày ra đánh bài, mê bài họ khuyên Nguyên ở lại qua đêm, bên cạnh bánh mức, dưa hấu đỏ, bánh tét, bánh chưng sao mà chối từ được. Đến khoảng hơn 1 giờ sáng mùng hai bổng nghe nhiều tiếng nổ lúc đầu cứ tưởng là pháo , rồi nghe kỹ lại là tiếng súng lẻ tẻ rồi liên thanh,  mở radio thì biết tin là VC mở cuộc tổng công kích khắp nơi, mọi người không được di chuyển, đâu ở đó. Nguyên bối rối nhưng quyết định phải về nhà ngay vì biết gia đình Nguyên đang hoang mang trông đợi, có gì thì gia đình đùm bọc lẩn nhau.  Sàigòn lúc này giới nghiêm 24 giờ cho tới khi có lệnh mới, tuy thế Nguyên mạo hiểm len lỏi từ hẻm nhỏ này sang ngỏ khác, phập phòng lo sợ vì nghỉ rằng VC hay lực lượng an ninh bắt được mình cũng “chết”, về đến nhà may quá không ai khiển trách nặng nề, nhưng cả đêm gia đình không ngủ được.

Dỉ nhiên tình hình khắp thành phố bất an, tiếng súng năm này thay pháo mừng xuân. Hầu như mọi người thăm hỏi tin tức lẩn nhau qua “dậu mồng tơi” hay ngoài ngỏ. Không ai tin tưởng được VC ngang nhiên phá vở không khí thiêng liêng của ba ngày Tết. Cả xóm nằm yên , đêm nặng nề, sang âu lo vắng lặng, chó xủa cũng làm bao ánh mắt con tim phập phồng.  Hoa cảnh không ai buồn chăm sóc, cúng ông bà cũng dẹp qua một bên, tiếp theo những đêm dài nằm thao thức .

Và rồi chuyện đã xảy ra cho một đêm dài không ngủ, Nguyên không nhớ là đêm mùng nào nữa, đêm ấy có những tiếng súng hòa lẩn tiếng la, tiếng chạy nghe như trong khuôn viên sân vườn, sau đó là sự im lặng , im lặng ghê sợ kéo dài cho đến sáng, nếu ai gỏ cửa thì sao ?.

Qua một đêm mệt mỏi, sáng hôm sau cả xóm thức dậy trong nổi bàng hoàng, sáng này không tiếng xe gắn máy, mà chẳng thấy ai qua lại, yên lặng ngột ngạc.  Nguyên thận trọng bước ra cổng nhìn dáo dát để may ra gặp ai đó hỏi chuyện đêm qua, chỉ thấy đầu hẻm vắng loáng thoáng bóng dáng lính Thủy Quân Lục Chiến tiến về phiá nhà Nguyên, họ đi chậm hai  hàng dọc theo hẻm trong thế hành quân. Thấy Nguyên họ không nói gì, Nguyên trở lại đứng trước cổng nhà, lang mang chuyện gì đang xảy ra, tại sao giửa Tết giữa thời khắc hưu chiến mà VC lại tấn công, sao lại thế được. Nguyên cảm thấy không sợ hải, không sợ chuyện rủi ro,  chỉ muốn biết mặt mủi lính VC “bằng xương bằng thịt” như thế nào1 . Chừng khoảng 5-10 phút sau bổng nghe tiếng hét “Nó trong bụi đó” rồi bao nhiêu tiếng thét khác theo nhau, sau đó là một tràng súng bắn vào bụi rậm ven đường hẻm cách nhà Nguyên hơn 50m hòa lẩn tiếng “coi chừng nó tung lựu đạn” sau tiếng súng, mùi thuốc súng chưa tan, họ lôi ra hai anh bộ đội mặc quần cụt, áo khaki màu xám.

  • Đúng ra ngày xưa Nguyên khoảng 5, 6 tuổi gì đó, bộ đội VC, thời đó má Nguyên gọi là Việt Minh thỉnh thoảng cứ khoảng nửa đêm về sáng, tiếng chó sủa rân báo hiệu họ sắp gỏ cửa đến thăm, mục đích là để xin tiền ủng hộ. Họ ăn mặc đồng phục đen-chỉ nhớ áo bà ba đen, trên cổ quấn khăn rằng trắng đen giống như đồng phục của mấy ông Khmer Rouge, tay cầm súng  FM, Mi-trây-dết (mitraillette), kẻ đứng ngoài sân, người trong nhà, họ gọi bà nội Nguyên bằng má, má Nguyên là chị Hai còn ba Nguyên thì họ cứ nói lần nào tới đây cũng không gặp được anh Hai thầy Hai-Má Nguyên nói ba ở lại nhà bạn ở Saigon, nhưng thật ra mổi lần họ đến là cả nhà Nguyên lên ruột ba Nguyên phải chui lên trần nhà trốn vì sợ họ đem theo. Họ lấy tiền và một số đồ ăn rồi biến đi trong bóng tối.

Chuyện xảy ra quá nhanh, Nguyên trở thành nhân chứng bất đắc dỉ.  Vài anh TQLC đã đến đứng trước cổng nhà Nguyên cũng ngạc nhiên được lệnh dừng lại, tiếng người lao xao, một vài người trong xóm  xuất hiện, xoay quanh đám lính, Nguyên bước ra khỏi cổng, họ cũng không buồn gìử Nguyên lại. Lần đầu tiên Nguyên thấy xác Việt Công, xác 2 người bộ đội trẻ, một anh TQLC móc túi áo của một anh mang AK 47 quanh lưng có băng đạn, một chứng minh nhân dân, một lá thư và ảnh của người vợ trẻ, anh này là bộ đội miền Bắc. Không hiểu sao Nguyên cũng có loáng thoáng đọc ké lá thơ này với anh TQLC, nội dung bâng khuâng về chiến tranh, bao gìờ sẻ gặp lại, mùa này Hà Nội sao đó.  Các anh TQLC nói sở dỉ họ phát hiện được là vì tiếng rên rỉ của người đồng đội bị thương, hai anh này đã chạm súng đêm qua, một anh vì tình đồng đội ở lại giúp bạn bị lạc đường và không rút kịp vì trời sáng.

Sau cuộc hành quân của TQLC, tình hình khu vực xóm Nguyên đã tạm ổn, mặc dù TQLC vẩn còn đóng chốt, mổi sáng Nguyên đạp xe vòng quanh Xóm Gà-đường Lê Quang Định-Ngô Tùng Châu, Phan  Văn Trị -Cây Thị-Gò Vấp để nghe ngóng tình hình. Hầu như mổi sáng vẩn còn xác chết VC nằm ngổn ngang ở đầu hẻm, hẻm chùa Dược Sư, hẻm chùa Liên Ứng, Già Lam, dọc đường Phan Văn Trị hướng Sakymen (hảng làm mền), ngả năm Bình Hòa, dọc đường mà bây giờ gọi là Nguyên Hồng .  Có khi họ bắt người dân thường khiên hộ những xác chết bỏ vào xe ba bánh, di chuyển về địa điểm tập trung, rồi xe quân đội GMC chở đi. Trong thời gian này, nhìn quá nhiều xác chết khiến Nguyên trở nên hơi vô cảm-không còn cảm xúc ghê rợn đối với Nguyên, Nguyên ở gần gủi với sự chết.  Có thì giờ Nguyên đi vòng các chùa Vạn đức, Liên Ứng, Thập phước (bây giờ là Tập Phuớc), Bảo An xem chùa có hư hại gì không, thỉnh thoảng Nguyên ghé chùa giây lát để tìm cái cảm giác yên lành, tỉnh mịch, một vài lời cầu nguyện thầm cho gia đình yên lành, cho các vong hồn vô danh, một vài lời thăm hỏi với mấy ông Trụ Trì, chứ một câu kinh Nguyên cũng không biết. Thời này Nguyên cũng không để ý chùa như thế nào, chỉ biết Phật tử nuôi Thầy và làm công quả cho chùa. Không bao gìờ nghe thấy chùa làm kinh tế. Chỉ riêng chùa Dược Sư là Nguyên chỉ dám rón rén nhìn vào chứ không hề bước vào trong cho đến vài năm gần đây vì chẳng qua đó là chùa sư nử.

Chùa Liên Ứng cách nhà Nguyên không xa, người trong xóm còn gọi là chùa Chín Phù, vì chùa là nhà của ông Phù, con thứ chín trong gia đình, không biết có từ lúc nào. Hồi tiểu học, mổi lần má Nguyên sai đi mua bún thì Nguyên ghé chùa vì lò bún ở gần chùa thế thôi.  Chùa nằm trong khu đất khá rộng, kiến trúc xưa, nền đất, xung quanh có mồ mả, phần chính điện hơi âm u với những cây đèn dầu không bao gìờ tắt. Không biết chùa đổi tên lúc nào, có lẻ từ khi chùa được trùng tu nằm trong giáo hội Phật Giáo Việt Nam- sau 1975.

DSC09885

Ngày xưa, trước chùa Liên Ứng là hẻm nhỏ cây mọc phủ, có đoạn đan nhau, người xưa đồn hẻm này có ma, dù vậy dân địa phương vẩn dùng làm đường tắt  đi lên chợ Gò Vấp. Năm Mậu Thân, con hẻm nhỏ trước chùa là vùng tử địa, có nhiều xác chết nhất.  Lúc còn nhỏ, mấy anh em Nguyên đoàn tụ trước sân nhà bên cạnh rổ khoai hay đậu phọng (lạc) nấu, nghe má kể chuyện ma.

Nhà bạn Nguyên ở gần chùa, thiếu úy Pháo Binh gì đó, thời trung học C giỏi hơn Nguyên, khi xong tú tài chàng quá tuổi nên phải đi quân trường Thủ Đức. Mổi lần nghe tiếng mobylette xanh là Nguyên biết C ghé thăm, những đêm trăng ngồi bên miệng giếng, dưới tàn cây hồng nhung, tán dóc tới khuya chuyện đời chuyện văn thơ, chuyện người yêu là thi sĩ. Mối tình thơ ấy cho đến bây gìờ vẩn hạnh phúc. Không nhớ rỏ, cũng trong thời điểm Mậu Thân, Nguyên và một người bạn nữa lúc này cũng lang thang tán gẩu vì sinh hoạt bình thường vẩn chưa ổn định, sáng đi rảo vẫn còn xác VC trên đường. Một hôm C đến thăm, mặc đồ thường rủ tụi Nguyên đến nhà thăm má C gần chùa Liên Ứng, vì ngày mai phải trở về đơn vị. Lâu quá cũng không thăm má C thế là ba thằng chúng tôi cẩn thận luồn theo hẻm, qua chùa Liên Ứng, cảnh vật xung quanh yên lặng lạ thường có lẻ dân còn tản cư ở những vùng lân cận. Đến nhà C, nhìn trước sau không có gì biến đổi, cây lá rụng nhiều, sơ sát hơn, tụi Nguyên chào má C thăm hỏi vài câu rồi bà đi vào trong. Ba đứa Nguyên ngồi uống trà, ăn bánh, đánh xập xám chướng trong một không gian yên lặng, chỉ có gió lay, ngoại trừ thỉnh thoảng sen lẩn với tiếng cười của “chúng mình ba đứa”. Nguyên không biết và cũng không nhớ ở đó bao lâu, và nói chuyện gì, sau buổi gặp gở   “chia tay mình ai nấy đi” hẹn lại một chầu mì Cây Nhản Đa Kao.

Một vài ngày sau bửa xập xám chướng đó, TQLC trở lại hành quân, bao vây nhà nó, tiêu diệt tổ chỉ huy VC nằm trong hầm dưới bàn thờ trong nhà.  Hú hồn.  Lúc tụi Nguyên tán gẩu, ba xạo chuyện đời thì chắc họ nghe hết chứ gì! Mô Phật, Lạy chúa tôi. Quả là có phước!

Sau này lúc Nguyên về thăm nhà dịp Tết 1974, nghe C nói lại, lý do TQLC phát hiện được tổ VC ở nhà C là vì tình báo TQLC  thấy má C đi chợ mua đồ ăn nhiều hơn bình thường, hỏi thì bà trả lời không suông sẻ lắm, có đêm thì thấy ánh đèn thỉnh thoảng rực nhá lên . Thì ra bộ đội Bắc Việt được gài lại, chụp hình trong đêm cho mục đích tuyên truyền- quân Giải Phóng vẩn còn hoạt động trong địa bàn chờ đợi để yểm trợ cho cuộc tổng nổi dậy, đang nằm yên đợi lệnh.Thế mới chết, lạy ông con ở bụi này !

Không hiểu có chuyện gì xảy ra cho C và má C không vì sau đó mất liên lạc và vì biến cố 30-4, hơn  40 năm Nguyên mới gặp lại C dù khác nhiều, vẩn còn dáng dấp bình tỉnh nhưng khắc khổ vì lam lủ để kiếm sống. Qua tô phở và ly cà phê ở một quán nhỏ bên đường, cùng nhớ lại chuyện xưa, tình thân xưa vẩn còn đâu đó, má C đả qua đời lâu rồi, C không biết chuyện má C làm,  bị bà con móc nối sao đó trong thời gian C trong quân đội không đến thăm má thường. C nói cuộc sống mệt mỏi lắm, giờ thì còn gì để mong để chờ, từ lâu nay sống nhờ tiền cho thuê nhà, ít gặp bạn bè nhưng rất mừng gặp lại bạn xưa.  Sau ly cà phê, C nhìn đồng hồ rồi xin phép Nguyên về đưa vợ khám bác sỉ, hai đứa chia tay hẹn gặp lại, trước khi đi C nói với “ Mày may mắn quá, vượt biên bao lần rồi mà vẩn còn đây, mày may mắn hơn tao nhiều, gởi lời thăm bà xả nha”. Đó là lần hai đứa gặp lại sao cùng!  Tháng 30-4 nào cũng thế có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn!

Nửa đêm về sáng 30 tháng 4 năm Tân Mảo 2011